Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ node JS và react JS để tối ưu hệ thống quản lý điểm tại trường cao đẳng giao thông vận tải II (Trang 36 - 40)

7. Bố cục luận văn

1.4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB

a. Khái niệm về MongoDB

MongoDB là một mã nguồn mở và được viết bởi ngôn ngữ C++. MongoDB là một CSDL có khả năng mở rộng, hiệu suất cao, mã nguồn mở và hướng đi văn bản, nó hoạt động trên khái niệm collection và document.

MongoDB có thể lưu trữ nhiều CSDL độc lập, mỗi CSDL này có các bộ sưu tập và điều khoản riêng của mình. MongoDB đi kèm với một trình tiện ích JavaScript đơn giản nhưng mạnh mẽ, nó hữu ích trong quản trị và thao tác dữ liệu.

Cấu trúc của MongoDB bao gồm các cặp “thuộc tính” – “giá trị”, MongoDB document tương tự như đối tượng JSON. Giá trị của thuộc tính bao gồm các thuộc tính giá trị cụ thể ( số, chữ, …), document, mảng, mảng các đối tượng.

b. Các tính năng chính

- Hiệu suất cao: Hỗ trợ nhúng dữ liệu dạng mô hình dữ liệu giúp giảm thiểu hoạt động của server, truy vấn dữ liệu sử dụng chỉ mục giúp tối ưu tốc độ truy vấn;

- Tăng tính mở rộng: chế sharding tự động (tự động phân vùng dữ liệu trên máy chủ, động bộ hóa dữ liệu tốt);

MongoDB chạy trên hầu hết các nền tảng và hỗ trợ kiến trúc 64-bit để sử dụng sản xuất và cả hai 64-bit và 32-bit kiến trúc để thử nghiệm.

c. Các khái niệm trong MongoDB CRUD

CRUD là viết tắt của Create (Tạo), Retrieve (Lấy), Update (Cập nhật) và Delete(Xóa). MongoDB lưu trữ dữ liệu trong các document, với các cặp thuộc tính: giá trị như JSON.

Database là một ô chứa dữ liệu ở mức vật lý (physical), mỗi database sẽ có nhiều collection và được thiết lập lưu trữ ở một nơi trong máy chủ máy tính. Một máy chủ MongoDB thường có thể tạo nhiều cơ sở dữ liệu.

Collection trong MongoDB là nhóm các tài liệu (document), nó tương đương với một bảng (table) trong CSDL thông thường nên mỗi collection sẽ thuộc về một database duy nhất. Tuy nhiên nó có một sự khác biệt đó là nó không có ràng buộc Relationship như các hệ quản trị CSDL khác nên việc truy xuất nhanh, vì thế mỗi collection có thể chứa nhiều thể loại khác nhau không giống như table trong hệ quản trị mysql là các field cố định.

Document trong MongoDB có cấu trúc tương tự như kiểu dữ liệu JSON, nghĩa là sẽ có các cặp (key => giá trị) nên nó có tính năng động rất lớn. Document ta có thể hiểu nó giống như các record dữ liệu trong MYSQL, tuy nhiên nó có sự khác biệt là các cặp (key => value) có thể không giống nhau ở mỗi document.

d. Một số đặc trưng của MongoDB

Bảng 1.1: Một số đặc trưng của MongoDB.

Thuộc tính Đặc trưng

Lưu trữ văn bản Văn bản theo phong cách JSON với những lược

đồ động đơn giản

Hỗ trợ chỉ mục đầy đủ Chỉ mục trên bất kỳ các thuộc tính Tính sao lặp và tính sẵn

sàng cao

Mở rộng

Auto-sharding & Mở rộng theo chiều ngang mà không ảnh hưởng

đến chức năng

Truy vấn Đa dạng, truy vấn dựa trên văn bản

GridFS Lưu trữ file với bất kỳ kích cỡ nào mà không

làm phức tạp ngăn xếp

Hỗ trợ thương mại Hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo, tư vấn

e. Các điểm lưu ý khi lựa chọn MongoDB

- Nếu ứng dụng của có tính chất INSERT cao, bởi vì mặc định MongoDB có sẵn cơ chế ghi với tốc độ cao và an toàn;

- Ứng dụng ở dạng thời gian thực nhiều, nghĩa là nhiều người thao tác với ứng dụng. Nếu trong quá trình load bị lỗi tại một điểm nào đó thì nó sẽ bỏ qua phần đó nên sẽ an toàn;

- Máy chủ không có hệ quản trị CSDL, trường hợp này thường sẽ sử dụng SQL LIFE hoặc là MongoDB [13].

f. Ưu điểm của MongoDB

- Ít Schema hơn: MongoDB là một cơ sở dữ liệu dựa trên Document, trong đó một Collection giữa các Document khác nhau. Số trường, nội dung và kích cỡ của Document này có thể khác với Document khác;

- Không có các Join phức tạp;

- Khả năng truy vấn sâu, MongoDB hỗ trợ các truy vấn động trên các Document sử dụng một ngôn ngữ truy vấn dựa trên Document mà mạnh mẽ như SQL;

- MongoDB là dễ dàng để mở rộng;

- Việc chuyển đổi/ánh xạ của các đối tượng ứng dụng đến các đối tượng cơ sở dữ liệu là không cần thiết;

- Sử dụng bộ nhớ nội tại để lưu giữ phần công việc, giúp truy cập dữ liệu nhanh hơn;

- Lập chỉ mục trên bất kỳ thuộc tính nào; - Các truy vấn đa dạng;

- Cập nhật nhanh hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã tập trung tìm hiểu về khái niệm, lịch sử phát triển, ưu, nhược điểm, kỹ thuật, tính năng và ứng dụng của Node.js, React.js, kiến trúc Flux, thành phần và mô hình hoạt động; cũng như tìm hiểu tổng quan về cơ sở dữ liệu NoSQL và MongoDB. Đó là những nội dung mang tính chất cơ bản hỗ trợ cho việc phát triển, xây dựng một hệ thống quản lý điểm và là nền tảng để giải quyết bài toán ở chương sau.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Trong chương 2 tập trung trình bày về việc khảo sát hiện trạng công tác

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ node JS và react JS để tối ưu hệ thống quản lý điểm tại trường cao đẳng giao thông vận tải II (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)