Mô hình đề xuất

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tư vấn nghề tại trường cao đẳng nghề tỉnh gia lai (Trang 41 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Mô hình đề xuất

Trong đó:

Tài liệu: tập hợp các tri thức từ các chuyên gia, sách, tài liệu liên quan đến

tuyển sinh, tư vấn nghề nhằm phục vụ cho bộ phận thu nhận tri thức.

Dữ liệu từ Internet: các tài liệu liên quan đến lý thuyết chọn nghề nghiệp trên

Internet, các quy định tuyển sinh hiện hành phục vụ cho bộ phận thu nhận tri thức.

Chuyên gia: Là những người công tác tại trường có tri thức, hiểu biết cũng

như kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển sinh, TVNN . Thu thập tri thức này, bao gồm lý thuyết đến các kinh nghiệm, các luật dùng để chọn ra cách để giải quyết vấn đề có nhiều khả năng được chấp nhận nhất đã tích lũy được của các chuyên gia, qua quá trình làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Người chuyên gia thông qua giao diện người sử dụng có sự phân quyền để truy cập vào hệ thống thực hiện các thao tác cập nhật các luật, sự kiện, lịch công việc đã có sao cho đảm bảo máy suy diễn hoạt động một cách đúng đắn nhất có thể. Thông qua bộ phận thu nhận tri thức, người chuyên gia có thể quyết định bổ sung thêm các luật và sự kiện mới để hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn. Người chuyên gia có thể được xem như người quản trị về tri thức của hệ thống.

Bộ phận thu nhận tri thức: tập hợp các tri thức từ các chuyên gia, sách, tài

liệu liên quan đến tuyển sinh, các tài liệu liên quan đến lý thuyết chọn nghề nghiệp trên Internet, các quy định tuyển sinh hiện hành của trường để cập nhật lên hệ thống,…

Bộ nhớ làm việc như là một CSDL toàn cục, lưu trữ các sự kiện liên quan đến

công tác TVTS như các môn thi, ngành thi, các câu hỏi và câu trả lời tương ứng cho các lý thuyết nghề nghiệp mà hệ thống dựa vào đó để tư vấn.

CSTT: CSTT được tổ chức như là một CSDL, chứa các luật liên quan đến

công tác TVTS như nội dung các lý thuyết nghề nghiệp mà hệ thống sử dụng, các tiêu chuẩn đầu vào - đầu ra của từng ngành tuyển sinh tại trường CĐNGL.

Máy suy diễn:

- Là công cụ tạo ra sự suy luận dựa trên dữ liệu mà người sử dụng cung cấp và các sự kiện sẵn có trong hệ thống bằng cách quyết định xem những luật nào sẽ làm

thỏa mãn các sự kiện, các đối tượng, chọn ưu tiên các luật thỏa mãn, thực hiện các luật có tính ưu tiên cao nhất. Bên trong máy suy diễn có thêm một lịch công việc lưu trữ thứ tự ưu tiên của các luật nếu có.

- Kỹ thuật suy luận cơ bản: suy diễn tiến (forward-chaining), suy diễn lùi (backward-chaining).

Người sử dụng:

- Khai thác hệ thống thông qua giao diện người sử dụng yêu cầu được tư vấn, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết.

- Người sử dụng có thể chọn loại hình tư vấn theo lý thuyết nghề nghiệp.

Từ mô hình tổng thể đề xuất ở trên được diễn giải như sau:

Thông qua qua giao diện người sử dụng yêu cầu được tư vấn, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết. Nếu là người dùng thì chọn loại hình tư vấn theo lý thuyết nghề nghiệp nào, sau đó cần trả lời các câu hỏi liên quan tương ứng với lý thuyết nghề nghiệp đó. Bộ máy suy diễn sẽ dựa trên các câu trả lời của HS và so khớp với các luật lưu trong CSTT và các sự kiện lưu trong bộ nhớ làm việc. Sau khi tìm thấy kết quả, hệ thống sẽ thông báo kết quả tư vấn cho HS thông qua giao diện người sử dụng.

Hệ thống hỗ trợ TVTS sau khi trả kết quả tư vấn có khả năng giải thích tại sao hệ thống lại đưa ra kết quả tư vấn đó thông qua bộ giải thích. Bộ giải thích này làm nhiệm vụ lưu vết quá trình suy diễn của máy suy diễn, tức là nó sẽ lưu lại các luật đã được máy suy diễn chọn sử dụng.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tư vấn nghề tại trường cao đẳng nghề tỉnh gia lai (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)