1. Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia là Ban chỉ đạo khẩn nguy hàng không quốc gia.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
Quyết định cách thức, tiến trình xử lý;
Đáp ứng hoặc từ chối các yêu sách về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế của đối tượng can thiệp bất hợp pháp (sau khi xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ);
Cho phép tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam; cho phép tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp cất cánh để bảo vệ an toàn cho tính mạng của hành khách;
Cho phép hoặc mời lực lượng của nước ngoài tham gia đối phó;
Đáp ứng hoặc từ chối các yêu cầu của phía nước ngoài có liên quan đến việc đối phó;
Quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo hoặc Phó trưởng Ban chỉ đạo chủ trì là quyết định cuối cùng khi điều hành đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
Các Bộ, ngành, địa phương liên
quan Trách nhiệm
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tham gia chỉ đạo xây dựng, đào tạo, huấn luyện, trang bị các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết => Thực hiện phương án đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
Chỉ đạo xây dựng các các phương án điều động lực lượng, chỉ huy, tác chiến, bố trí các nguồn lực và tác nghiệp cụ thể của lực lượng thuộc ngành.
Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các Bộ ở trên trong đào tạo, huấn luyện, trang bị các phương tiện trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện;
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc ngành phối hợp xây dựng, thực hiện các kế hoạch, phương án đối phó khẩn nguy.
Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện đảo bao gồm các đại diện sau:
Giám đốc CHK;
Giám đốc Cảng vụ Hàng Không khu vực với các CHK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Trưởng đại diện Cảng vụ HK tại các CHK địa phương;
Lãnh đạo đơn vị quân đội đóng quân tại CHK;
Chỉ đạo, điều hành cơ quan, lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp đối phó, khắc phục khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp độ 1 theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Khẩn nguy hàng không quốc gia;
Xây dựng Kế hoạch khẩn nguy hàng không của địa phương;
Báo cáo tình hình và xin ý kiến của Ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm
Lãnh đạo Công ty QLB khu vực Bắc - Trung - Nam hay tại các địa phương
quyền;
Quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo là quyết định cuối cùng khi điều hành đối phó.
Bảng 3. Trách nhiệm của Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
3. Các doanh nghiệp trong ngành Hàng không
Doanh nghiệp trong ngành hàng không Trách nhiệm Người khai thác CHK, sân bay
Phối hợp các cơ quan chức năng theo dõi, nắm tình hình, đánh giá các mối đe dọa uy hiếp đến ANHK tại CHK; tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục HKVN việc áp dụng bổ sung các biện pháp phòng ngừa thích hợp;
Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tại CHK, sân bay xây dựng Kế hoạch khẩn nguy trình Cục HKVN phê duyệt và tổ chức thực hiện; Chủ trì thành lập Ban chỉ huy khẩn nguy CHK, sân bay; chỉ đạo, điều hành phối hợp các đơn vị HK thực hiện phương án khẩn nguy; chịu sự chỉ huy của Trưởng ban chỉ đạo điều hành phối hợp các lực lượng trực tiếp thực hiện phương án đối phó;
Xây dựng Trung tâm Khẩn nguy CHK, sân bay, trụ sở chính
Các Hãng HK
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho Ban chỉ huy đối phó
Tham gia việc đối phó trong trường hợp liên quan đến tàu bay của hãng và tạm ứng kinh phí cho việc đối phó.
Các doanh nghiệp khác hoạt động tại CHK, sân bay
Tham gia, thực hiện theo kế hoạch khẩn nguy CHK hoặc yêu cầu của Ban chỉ đạo
Bảng 4. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành hàng không
4. Kinh phí
Kinh phí Nguyên tắc bố trí
bảo đảm cho Uỷ ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
tạo, huấn luyện và mua sắm, duy tu, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị, tuyên truyền, hỗ trợ các địa phương tổ chức diễn tập, mua sắm phương tiện, trang thiết bị.
Bộ GTVT căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm lập dự toán kinh phí hàng năm để tổ chức diễn tập cấp ngành; xây dựng kinh phí dự phòng.
Ngân sách địa phương: bảo đảm cho Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên, Trung tâm Khẩn nguy, tổ chức diễn tập, đào tạo, bảo dưỡng, tuyên truyền,... Được bố trí, xây dựng và thanh toán thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm theo đúng các quy định của Luật ngân sách nhà nước
Kinh phí doanh nghiệp Các nhiệm vụ do doanh nghiệp thực hiện thì bố trí và được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đó
Tổng công ty QLB bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia.
Hãng HK phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc đối phó với những hành vi bất hợp pháp với tàu bay của mình.
Bảng 5. Hệ thống kinh phí