Tình hình hoạt động vay trung và dài hạn của NHTM với DNNQD hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 25 - 27)

DNNQD hiện nay

Trong một thời gian dài các NHTM không cho vay dài hạn, thậm chí cũng không cho vay trung hạn. NHTM đã bỏ hẳn mảng này, để cho ngân hàng phát triển tự do hoạt động. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, lĩnh vực các nghiệp vụ cho vay dài hạn mới được NHTM tiến hành từng bước một. Tính đến cuối năm 2004, dư nợ cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng chiếm gần 40% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Số vốn này chủ yếu

được dùng để đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng của Nhà nước. Phần còn lại mới được các NHTM cho vay các dự án đầu tư chiều sâu, xây dựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ... của doanh nghiệp.

NHTM chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng do đó mà tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tại đây thường thấp. Cho vay trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp là do rủi ro cao hơn, kém thanh khoản, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ này như kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng và công cụ quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn …

Hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM vốn đã hẹp thì lại càng bị bó hẹp hơn với nhu cầu vay của các DNNQD. Các DNNQD muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ. Nguyên nhân chính của tình trạng này là từ chính bản thân doanh nghiệp vì vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, không có người bảo lãnh; không lập được phương án sản xuất, kinh doanh có đủ sức thuyết phục; trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy đối với người cho vay... Thêm nữa, các DNNQD còn phản ánh tình trạng ngân hàng quá “cầu toàn” trong việc xác định tài sản thế chấp và chặt chẽ các thủ tục nhằm tránh rủi ro xảy ra. Và không ít doanh nghiệp còn bức xúc về trình độ nghiệp vụ ngân hàng trong thẩm định các dự án của doanh nghiệp khiến nhiều dự án không thể vay được vốn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từ các tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn. Mặc dù các văn bản không có sự phân biệt lớn và trong nhiều trường hợp còn khuyến khích cho vay với DNNQD, nhưng vẫn còn đâu đó thái độ phân biệt đối xử của NHTM với DNNQD. Không thể phủ nhận là DNQD không trả nợ đúng

hạn thì tiền vẫn nằm trong tay Nhà nước, và DNQD luôn nhận được sự bao cấp của Nhà nước do đó khả năng vỡ nợ là rất thấp. Chính vì thế rủi ro cho vay với DNQD là thấp hơn nhưng không phải vì thế mà ưu đãi, gia tăng cho vay dù khu vực DNQD phát sinh nhiều khoản nợ xấu trong khi vốn cung cấp cho DNNQD còn rất hạn hẹp

Kết quả một cuộc điều tra hơn 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 10 tỉnh, thành phố do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Danila (Đan Mạch) cuối năm 2007 cho thấy tình trạng phổ biến là có khoảng 35-45% đoanh nghiệp tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên từ NHTM nhưng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối 16. Số doanh nghiệp còn lại cũng có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26,5%. Ngoài ra, số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ vay vốn NHTM cũng là do gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp thích hợp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy” pptx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w