Chế độ chạy của tủ điện điều khiển trạm xử lý

Một phần của tài liệu Tính toán cải tạo hệ thống bằng công nghệ AO (Trang 91)

3. Nội dung nghiên cứu

3.6.4. Chế độ chạy của tủ điện điều khiển trạm xử lý

a. Chế độ chạy tủ điện và yêu cầu chung - Tủ điện: Trong nhà

- Linh kiện: Hàn Việt

Bảng 3.25. Chế độ chạy của tủ điện điều khiển

STT Tên thiết bị Số lƣợng Thông số kĩ thuật Chế độ chạy

1 Bơm chìm hố thu gom

2 - Công suất: 0,37 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo chế độ phao: + Cạn: dừng

+ Đầy: bơm

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng 2 Bơm chìm bể điều

hòa

2 - Công suất: 0,37 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo chế độ phao: + Cạn: dừng

+ Đầy: bơm

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng 3 Máy khuấy chìm bể

thiếu khí

2 - Công suất: 0,25 kw

- Điện áp: 3 phase

- Chạy theo timer: 2 máy hoạt động luân phiên nhau: 30 phút nghỉ 30 phút

4 Bơm chìm nội tuần hoàn bể hiếu khí

2 - Công suất: 0,37 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng

5 Máy thổi khí 2 - Công suất: 2,2

kw

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên

77

STT Tên thiết bị Số lƣợng Thông số kĩ thuật Chế độ chạy

- Điện áp: 3 phase nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng 6 Bơm chìm tuần hoan

bùn bể lắng

2 - Công suất: 0,2 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng 7 Bơm chìm bể khử

trùng

2 - Công suất: 0,37 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo chế độ phao: + Cạn: dừng

+ Đầy: bơm

- Chạy theo chế độ timer: + 2 bơm chạy luân phiên nhau: 1 tiếng nghỉ 1 tiếng 8 Bơm định lượng hóa

chất javen

2 - Công suất: 0,25 kw

- Điện áp: 1 phase

- Chạy theo tín hiệu bơm bể điều hòa.

Ghi chú:

-Auto: chế độ chạy tự động - Off : ngừng hoạt động - Man: chế độ chạy bằng tay

- Ngoài bề mặt tủ điện: có tên tủ điện “ TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG XLNT” ,và đầy đủ tên thiết bị làm bằng mika đồng hồ đo ampeke, vôn kế,đèn báo thiết bị hoạt động, báo lỗi, nút dừng khẩn cấp

- Quạt thông gió trong tủ

78

b. Bảng bóc tách khối lƣợng vật tƣ tủ điện

Bảng 3.26: Bảng bóc tách vật tư trong tủ điện điều khiển

STT HẠNG MỤC H NG SẢN XUẤT XUẤT XỨ ĐƠN VỊ KHỐI LƢỢNG GIÁ TỔNG

1 Tủ điện điều khiển PH VN Gói 1 31.048.000 31.048.000

79

3.7. Hƣớng dẫn vận hành và kế hoạch bảo trì hệ thống 3.7.1. Hƣớng dẫn vận hành

a. Giai đoạn nuôi cấy vi sinh

Khởi động hệ thống

Bước 1: Bật bơm cấp nước thải vào hệ thống, ta tiến hành bơm cho đến khi nước thải chảy qua hệ thống xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí. Lưu lượng nước cấp vào để nuôi cấy còn tùy thuộc vào nồng độ ô nhiễm. Đối với nước thải sinh hoạt, nồng độ ô nhiễm trong nước thải không cáo cho nên chúng ta có thể cấp nước thải vào đầy bể, còn những công nghệ xử lý nước thải chứa nồng độ ô nhiễm cao như nước thải sản xuất hoặc chế biến công nghiệp thì nến 1/3 hoặc 2/3 bể rồi cấp nước sạch vào để pha loãng nồng độ cho đến khi gần đầy bể

Bước 2: Bật máy thổi khí để cấp khí vào cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phâp phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tàn đảm bảo DO = 2 – 4 mg/l.

Nuôi cấy vi sinh

Bước 1: Bổ sung nồng độ bùn vi sinh đã được tính toán trước vào vào bể, nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10% đến 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển…

Ngày thứ 1: Cho bùn vi sinh vào bể sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí sục liên tục. Sau 4h tiến hành kiểm tra các thông số của

nước thải đầu vào, pH, DO, Nhiệt độ, SV30, ghi chép và lưu số liệu ban đầu.

Ngày thứ 2: tắt máy sục khí để lắng 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20%tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí. Chúng ta tiếp tục tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi

của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng

80

Ngày thứ 3: tắt máy sục khí để lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của

bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát

triển của vi sinh.

Ngày thứ 4: tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải

đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại

thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

Ngày thứ 5: tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, nạp nước mới, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải

đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Sau 5 ngày

theo dõi nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên công với sự đánh giá giá về đặc tính của bùn vi sinh và cảm quan tốt. Ta tiến hành nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% tổng lưu lượng nước thải/giờ.

Ngày thứ 6: Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, điều kiện nhiệt

độ, pH, DO ổn định. Múc mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và khả

năng lắng của bùn, nếu vẫn đang trên đà phát triền tốt thì chúng ta, nồng độ SV30 đạt khoảng 15-20% thể tích cốc. Ta tiến hành cấp nước thải vào liên tục nhưng với tải trọng lưu lượng nước thải khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ. bật hệ thống cung cấp khí chạy theo chế độ Auto.

Ngày thứ N: Cứ tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số, nếu nồng độ bùn tiếp tục tăng lên thì chúng ta tiến hành tăng thêm công suất cho hệ thống cho đên khi đủ tải trọng (trong khoảng thời gian này bạn cần chú ý đến các thông số như SV30, SVI, F/M và tuổi bùn)

81

Hướng dẫn thực hiện công tác đo thông số SV30

Thông số SV30 là gì?

Thông số SV30 là thể tích bùn lắng sau 30 phút, mục đích của việc đo thông số này là để đánh giá nồng độ bùn hoạt tính thông qua các tiêu chí sau:

– Khả năng tạo bông của bùn – Khả năng lắng của bùn

– Khả năng xử lý nước (đánh giá về mặt cảm quan)

Hướng dẫn đo SV30

Chuẩn bị 01 ống đong 1000 ml và 01 dụng cụ lấy mẫu, tiếp theo ta tiến hành lựa chọn vị trí lấy mẫu tại bể sinh học hiếu khí phù hợp. Lấy mẫu tại vị trí lựa chọn tại độ sâu từ 20-30% so với chiều cao đáy bể. Múc một lượng mẫu vừa đủ rồi chiết rót vào ống đông 1000 ml. Sau đó bấm đồng hồ đo sau 30 phút ghi chép lại thông số thể tích bùn lắng được sau 30 phút và đánh giá cảm quan về bùn. (lưu lý đơn vị đo là ml/l)

Hình 3. 11. Mẫu quá trình đo SV30

Công thức tính toán các thông số trong vận hành và nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Thể tích bùn SV30 (đơn vị: ml/l)Thể tích bùn lắng sau 30 phút, mục đích của việc đo thông số này là để đánh giá nồng độ bùn hoạt tính thông qua các tiêu chí sau:

82

– Khả năng tạo bông của bùn – Khả năng lắng của bùn

– Khả năng xử lý nước (đánh giá về mặt cảm quan)

Nồng độ bùn MLSS: Là hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng hay chính là nồng độ chất rắn có trong bể bùn hoạt tính. MLSS được xác định là lượng cặn lắng được trong bể ở môi trường tĩnh vào một khoảng thời gian nhất định. Phần MLSS lắng đọng lại này bao gồm cả chất hữu cơ và chất vô cơ.

Chỉ số bùn

(

) ( )

Chỉ số thể ích bùn thường được dùng để đo đặc tính của bùn lắng. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:

– SVI < 100: Bùn già: có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim, đầu ra sẽ bị đục.

– 100 < SVI < 150: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường, SVI từ 100-120 là tốt nhất.

– SVI > 150: Bùn khó lắng, đầu ra bị đục.

Tỉ lệ F:M

Tỉ lệ thức ăn trên nồng độ vi sinh vật, trong hệ thống xử lý nước thải Tỉ lệ F/M được kiểm soát ở mức từ 0.2-0.6.

(

) ( )

( ) ( ) ( )

Tuổi bùn (đơn vị: ngày) (Tuổi bùn nằm trong khoảng từ 5 – 15 ngày)

(

) ( )

83

 Bước 2: Nếu hệ thống đã ổn định theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày. Nếu thấy chất lượng đầu ra không đạt phải xem xét lại chế độ hoạt động, kiểm tra thông số đầu vào, đánh giá bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng thời gian lưu cho bể để đảm bảo lượng nước ra luôn luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn đầu ra

b. Giai đoạn vận hành

 Nguyên tắc vận hành

 Trước khi tiến hành vận hành hệ thống xử lý nước thải, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem có an toàn để hoạt động không: Kiểm tra các thiết bị điện, kiểm tra mức nước thải, kiểm tra các thiết... mới tiến hành các thao tác khởi động hệ thống.

 Trong quá trình vận hành, cán bộ vận hành nhất thiết phải tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được đào tạo vì khi vận hành sai sẽ gây ra sự cố dẫn đến hỏng thiết bị hay dẫn đến nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn đề ra.

 Mọi sự cố xảy ra phải tìm cách khắc phục kịp thời. Nếu không thể tự khắc phục, phải báo cáo cho lãnh đạo hoặc cho cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xem xét và đưa phương án xử lý.

 Nội quy khi vận hành

 Công việc đầu tiên: Kiểm tra các van trên đường ống hút, ống đẩy của bơm nước thải, đang ở trạng thái mở.

Sau khi đã kiểm tra toàn bộ hệ thống bắt đầu đóng điện cấp điện cho hệ thống để vận hành: Xem các đồng hồ đo (Vôn kế, ampe kế, đèn báo pha trên tủ điện động lực) đã chỉ ở điện áp an toàn, đủ 3 pha. Tiếp theo tiến hành bật các thiết bị trong Hệ thống xử lý theo đúng Qui trình vận hành.

Trong quá trình vận hành phải theo dõi tình trạng hoạt động của các bơm nước thải, máy thổi khí, các thiết bị đo và van điều khiển, nếu thấy có tiếng động bất thường ở động cơ, còi báo động trên tủ động lực cần dừng hệ

84

thống ngay lập tức bằng nút tắt khẩn cấp stopemer trên tủ động lực và báo cáo ngay cho cán bộ kỹ thuật xuống xem xét giải quyết.

Khi dừng toàn bộ hệ thống phải tắt nút điều khiển máy thổi khí trước tiên, sau đó là bơm nước thải, máy thổi khí và các thiết bị đo. Ngắt hết thiết bị điện có liên quan và tắt atomat tổng.

Hướng dẫn vận hành chi tiết

 Công tác khởi động hệ thống

Bật Apomat tổng của tủ điện.

Bật Apomat điều khiển mạch điện trong tủ điện.

Bật công tắc bơm trong ngăn bơm của hố thu (auto)

Bật công tắc bơm trong ngăn bơm của bể điều hòa (Auto).

Bật công tắc máy khuấy chìm trong ngăn thiếu khí (Auto)

Bật công tắc bơm trong ngăn lắng của bể xử lý (Auto)

Bật công tắc khởi động máy khí (Auto).

Bật công tắc khởi động bơm chìm trong bể hiếu khí (Auto)

Bật công tắc khởi động máy bơm định lượng (Auto).

Bật công tắc khởi động bơm chìm bể khử trùng ( Auto)

 Công tác kiểm tra khi vận hành

Kiểm tra bơm chìm hố thu gom, bể điều hòa, máy khuấy chìm, bơm nội tuần hoàn bể hiếu khí, bơm tuần hoàn bùn bể lắng, bơm bể khử trùng, bơm định lượng, máy thổi khí.

Kiểm tra lượng hóa chất ở bồn hóa chất

Kiểm tra chất lượng nước đầu ra tại bể khử trùng

Kiểm tra màu sắc, bông bùn vi sinh

c. Các lỗi thƣờng gặp khi vận hành hệ thống

Tủ điện điều khiển.

85

Khi đèn trên tủ điện sáng, còi báo động kêu:

Do nước trong bể thu,bể điều hòa dâng cao, van phao đến mực nước tràn.

Máy bơm trong hệ thống gặp sự cố.

2 máy thổi khí gặp sự cố.

Dòng điện của bơm vượt quá dòng điện định mức.

 Cách khắc phục

Ấn nút dừng báo. Mở nắp tủ điện kiểm tra xem rơ le nhiệt có bị nhảy hay không, nếu không bị nhảy thì mở nắp bể bơm sự cố, kiểm bơm có bị dính rác hay không.Sau khi làm xong bật bơm chạy. Nếu sau khí vệ sinh bơm mà bơm vẫn không hoạt động được phải báo cáo ngay lên cấp trên.

Ấn nút dừng báo.Bật cưỡng chế 2 bơm chạy song song.Sau khi mực nước chỉ đạt 2/3 bể thì chuyển về chạy 1 bơm ( Auto ).

Kiểm tra bơm bị hiện tượng quá dòng ( Đèn Trip sáng).Xiết từ từ van đầu ra của bơm bị sự cố đến lúc báo động dừng.

Sự cố máy thổi khí

 Nguyên nhân:

Do mất điện.

Đường ống đẩy, ống hút của máy thổi khí bị chặn.

Đường điện cấp vào máy thổi khí gặp sự cố.

Máy thổi khí bị cháy,rò điện tại động cơ.

 Cách khắc phục:

Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho máy thổi khí.

Kiểm tra đường ống hút của máy khí có bị dính rác hay không.

Kiểm tra lại van khóa trên đường ống đẩy.

Kiểm tra xem hệ thống ống phân phối khí có hoạt động bình thường hay là bị tắc.

86

Sự cố bơm chìm

 Nguyên nhân

Do mất điện.

Đường ống đẩy của bơm bị chặn.

Bơm bị rác dính vào.

Bơm bị hỏng.(cháy,rò điện)

 Cách khắc phục

Kiểm tra lại nguồn điện cấp cho bơm.

Bể bị hết nước nên không thể cấp nước.Tắt báo động và giữ nguyên hiện trạng.

Kiểm tra bơm có bị dính rác hay không, nếu có phải vệ sinh sạch sẽ cho bơm.

Kiểm tra các van trên đường ống đẩy, nếu van đóng thì phải mở van.

Trường hợp khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân thì ngắt bơm và đem sửa chữa.

Sự cố bung bùn vi sinh

 Nguyên nhân

Những vi sinh vật sợi bành trướng khỏi bông bùn, chỉ số SVI > 100

DO thấp, pH thấp( pH < 6) nên ức chế vi khuẩn hình thành bông bùn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh dạng sợi phát triển.

Chất dinh dưỡng không cân bằng

 Cách khắc phục

Điều chỉnh cân bằng chất dinh dưỡng để tỷ lệ BOD so với chất dinh dưỡng không hơn 100mg/l BOD : 5mg/l tổng Nitơ : 1mg/l Photpho : 0,5 mg/l sắt.

Một phần của tài liệu Tính toán cải tạo hệ thống bằng công nghệ AO (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)