Các cảm biến trên hệ thống đánh lửa điện tử

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử 37 (Trang 26 - 32)

2 2 1 Sơ đồ bố trí chung của hệ thống đánh lửa điện tử trực tiếp

ECU được lập trình với số liệu đảm bảo thời điểm đánh lửa tối ưu ở mọi chế độ hoạt động của động cơ Dựa vào các số liệu do các cảm biến theo dõi hoạt động của động cơ gửi về , ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển IGT (thời điểm đánh lửa) đến IC đánh lửa để đánh lửa tại thời điểm chính xác

Các tín hiệu như: - Tốc độ động cơ (NE) - Góc quay trục khuỷu (G)

- Áp suất đường ống nạp (PIM) hay lượng khí nạp (VS, KS và VG) - Nhiệt độ nước làm mát (THW)

Hình 2 26: Sơ đồ bố trí chung của hệ thống đánh lửa điện tủ trực tiếp (DIS)

2 2 2 Công dụng, cấu tạo, làm việc của các cảm biến trong hệ thống đánh lửa điện tử

2 2 2 1 Bộ tạo tín hiệu G và Ne

a Công dụng: để tạo ra tín hiệu G và NE, ECU động cơ sử dụng tín hiệu

này để xác định thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu Bộ tạo tín hiệu G và NE có 3 loại:

Loại đặt bên trong bộ chia điện Loại cảm biến vị trí cam

Loại tách rời

b Loại đặt bên trong bộ chia điện - Cấu tạo:

Bộ chia điện trong hệ thống điều khiển động cơ bao gồm rôto và các cuộn nhận tín hiệu G và NE

Hình 2 27: cấu tạo bộ chia điện loại có bộ tạo tín hiệu G và NE

- Nguyên lí hoạt động của bộ tạo tín hiệu G và NE sử dụng một cuộn nhận

tín hiệu và rôto 4 răng cho tín hiệu G, và một cuộn nhận tín hiệu và rôto 24 răng cho tín hiệu NE

+ Tín hiệu G:

Tín hiệu G báo cho ECU biết góc trục khuỷu tiêu chuẩn, được sử dụng để xác định thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu so với điểm chết trên của mỗi xylanh

Các bộ phận của bộ chia điện sử dụng để tạo tín hiệu này bao gồm:

Rôto cuả tín hiệu G, được bắt vào trục bộ chia điện và quay 1 vòng trong 2 vòng quay của trục khuỷu

Cuộn nhận tín hiệu G được lắp bên trong vỏ bộ chia điện

Rôto của tín hiệu G có 4 răng và kích hoạt cuộn nhận tín hiệu 4 lần trong mỗi vòng quay trục bộ chia điện, tạo ra tín hiệu dạng sóng như hình vẽ(2 28b) Từ tín hiệu này ECU động cơ nhận biết pittông nào ở gần điểm chết trên (ĐCT)

Hình 2 28: (a): Cấu tạo bộ tạo tín hiệu G; (b): dạng sóng tín hiệu

+ Tín hiệu NE:

Tín hiệu NE đến ECU động cơ cho biết tốc độ động cơ Tín hiệu NE được sinh ra trong cuộn dây nhận tín hiệu nhờ rôto giống như khi tạo ra tín hiệu G, khác biệt duy nhất là rôto tín hiệu NE có 24 răng Nó kích hoạt cuộn nhận tín hiệu NE 24 lần trong 1 vòng quay của bộ chia điện Từ các tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết tốc độ động cơ cũng như từng thay đổi 30o một của góc quay

trục khuỷu (a) (b)

Hình 2 29: (a): Cấu tạo bộ tạo tín hiệu NE; (b): dạng sóng tín hiệu NE

- Mạch điện

c Loại cảm biến vị trí cam

- Cấu tạo: Kết cấu và hoạt động của cảm biến vị trí cam giống như loại đặt

trong bộ chia điện, ngoại trừ nó loại bỏ hệ thống phân phối điện áp khỏi bộ chia điện

Hình 2 31: Cấu tạo cảm biến vị trí trục cam

- Mạch điện

Hình 2 32: Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục cam Tín hiệu G1, G2 (2 cuộn nhận tín hiệu, 1 răng)

Tín hiệu NE (1 cuộn nhận tín hiệu, 24 răng)

d Loại tách rời

- Tín hiệu G ( Đã trình bầy ở mục 2 1 2 1) - Tín hiệu Ne ( Đã trình bầy ở mục 2 1 2 2)

2 2 2 2 Cảm biến tiếng gõ (cảm biến kích nổ)

a Công dụng: để nhận biết tiếng gõ trong động cơ và phát tín hiệu KNK, ECU

động cơ dùng tín hiệu KNK để làm muộn thời điểm đánh lửa sớm nhằm ngăn chặn tiếng gõ

b Cấu tạo:

Hình 2 33: Cấu tạo cảm biến tiếng gõ

c Làm việc:

Cảm biến này bao gồm một phần tử áp điện, nó sẽ tạo ra điện áp khi bị biến dạng do rung động của thân máy khi có tiếng gõ Do tiếng gõ của động cơ có tần số xấp xỉ 7kHz nên điện áp do cảm biến tiếng gõ phát ra sẽ đạt mức cao nhất tại tần số này

d Mạch điện:

Cảm biến tiếng gõ

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA VÀ PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ

3 1 Mục đích, yêu cầu đối với mô hình3 1 1 Mục đích

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử 37 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w