Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật

Một phần của tài liệu BTLVH-NGUYENTHITINH-K24B (Trang 35 - 37)

II. NỘI DUNG

4.6Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật

4. Âm nhạc dân ca Quan họ

4.6Dân ca Quan họ với sự giao lưu nghệ thuật

Bất cứ một nền dân ca, một nền nghệ thuật của địa phương nào có sức sống đều không thể chỉ có sử dụng phát triển tự thân, không thể không nằm trong mối giao lưu văn hoá với nhiều địa phương khác. Dân ca Quan họ cũng như vậy. Một mặt người đất Quan họ đi xa về gần, đem âm điệu dân ca quê hương mình trao đổi với người dân vùng khác, đồng thời họ cũng lại tiếp thu lời ca tiếng hát ở những vùng khác nhập vào vốn dân ca Quan họ của mình. Mặt khác, nhân dân nhiều vùng khác - khắp từ Nam tới Bắc - Qua những cuộc di cư tìm đất sống, qua những chuyến giao dịch buôn bán..., đã đem những bài hát từ muôn nơi thâm nhập vào dân ca Quan họ.

Các "liền anh, liền chị" Quan họ đã không ngừng sáng tác nên những giọng (điệu) Quan họ mới, mang những giọng này để hát thi, hát đối trong những ngày vui thường xuyên được tổ chức hàng năm xuân thu nhị kỳ, nhằm giành phần thắng cuối cùng trước "đối ơhương". Người dự thi hát Quan họ, muốn giành phần thắng, đặc biệt cần phải biết nhiều giọng (điệu). Sáng tác giọng không đủ, không kịp (so với yêu cầu của mình), các "liền anh, liền chị" đã tiếp thu nhiều luồng nghệ thuật khác, nhiều nền dân ca khác để làm giầu thêm vốn giọng Quan họ (tất nhiên họ cũng không quên làm giầu thêm cả vốn "câu" tức lời ca). Ðây là lý do chính khiến số lượng giọng (điệu) Quan họ tăng lên nhanh chóng và ngày nay đã trở nên rất phong phú.

Hát để bản thân mình thưởng thức, hát để bạn nghệ thuật thưởng thức, lời ca điệu hát Quan họ cần phải được nâng cao không ngừng về mặt thẩm mỹ. Ðây là lý do chính quyết định chất lượng của lời ca điệu hát Quan họ.

Khác với dân ca nhiều vùng mang nặng những yếu tố khép kín, dân ca Quan họ đã tiếp thu nghệ thuật của Tuồng; Chèo; Cải Lương; của Chầu văn; Ca trù của dân ca nhiều vùng khắp Bắc Trung Nam; của cả tác phẩm do nhạc sĩ đương thời sáng tác. ở những mức độ và sắc thái khác nhau, các "liền anh, liền chị" Quan họ đã dùng tới nhiều phương thức tiếp thu - sáng tạo:

- Tiếp thu gần như nguyên vẹn hoặc Tiếp thu có biến hoá chút ít âm điệu của bài bản ngoài Quan họ. Ðó là trường hợp của những bài Quan họ Trăm khúc sông đổ dồn một bến (dựa theo âm điệu Lý Giao duyên, dân ca Nam Bộ, Lý Hành vân, dân ca Trị Thiên) Một trăm thứ hoa (dựa theo bài Văn mười hai cô trong Chầu văn), Tay tiên chuốc chén rượu đàoNhất quế nhị lan (dựa theo giọng Ru, giọng hãm trong Ca trù) .v.v...

- Cải biên, thay đổi âm điệu bài bản ngoài Quan họ, cốt cách và kết cấu của bài ngoài Quan họ vẫn được bảo lưu. Ðó là trường hợp của những bài Quan họ Mười nhớ (dựa theo âm điệu Hô-quảng), Khi tương phùng khi hội ngộ (dựa theo âm điệu Tứ đại cảnh), Xe chỉ luồn kim (dựa theo âm điệu Lý tiểu khúc), Chia rẽ đôi nơi (dựa theo âm điệu dân ca Cò Lả), Ca đàn (dựa theo bài Thu trên đào Kinh Châu, sáng tác ca khúc của Lê Thương)...

- Chỉ dùng một nét nhạc hay một đoạn nhạc của bài bản ngoài Quan họ, phát triển thành một bài Quan họ nhiều khi thay đổi cả kết cấu bài bản ngoài Quan họ bằng cách thêm phần ngâm Bỉ (mở đầu) hoặc phần Ðổ (kết thúc) cùng với hiện tượng chuyển điệu. Ðó là trường hợp của những bài Quan họ Gọi đò (tiếp thu nét nhạc Tuồng), Thiết tha (tiếp thu nét nhạc Chèo)...

- Âm nhạc bài bản bên ngoài được thay đổi hẳn, như không còn dấu vết trong bài Quan họ. ở đây bài bản bên ngoài có thể chỉ được coi như một nguồn cảm hứng để những "liền anh, liền chị" phóng tay sáng tạo nên những bài Quan họ với âm nhạc độc đáo, riêng biệt của nó. Ðó là trường hợp của những bài Quan họ Luyện sơn trang (bắt nguồn cảm ứng từ Chầu Văn), Lý con sáo, Lý cây đa, Lý Thiên Thai (bắt nguồn cảm hứng từ dân ca Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ)...

- Ngoài ra, các "liền anh, liền chị" Quan họ còn dùng cách mô phỏng giọng nói giọng hát của nhân dân một vùng để sáng tạo giai điệu âm nhạc, như đối với trường hợp mô phỏng giọng Huế...

Cũng như bản thân dân ca Quan họ, những phương thức tiếp thu âm nhạc và lời ca ngoài Quan họ của các "liền anh, liền chị" xưa kia thật là phong phú. Trong công việc sáng tạo nghệ thuật ngày nay, chúng ta vẫn có thể và vẫn cần thiết đi sâu học tập cách làm của cha ông chúng ta. Bơi vì tất cả những phương thức này đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa nghệ thuật và ý nghĩa thời sự của nó.

Một phần của tài liệu BTLVH-NGUYENTHITINH-K24B (Trang 35 - 37)