Quy trình xử lý ảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn dữ liệu đào tạo tại trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 25 - 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Quy trình xử lý ảnh

Sơ đồ tổng quát của một hệ thống xử lý ảnh được trình bày trong hình 1.5.

Hình 1.5. Sơ đồ tổng quát của hệ thống xử lý ảnh

Sơ đồ này bao gồm các thành phần sau:

- Thu nhận ảnh: Ảnh có thể nhận qua camera màu hoặc đen trắng. Thường ảnh nhận qua camera là ảnh tương tự (loại camera ống chuẩn CCIR với tần số 1/25, mỗi ảnh 25 dòng), cũng có loại camera đã số hóa (như loại CCD – Change Couple Device) là loại photodiot tạo cường độ sáng tại mỗi điểm ảnh. Camera thường dùng là loại quét dòng, ảnh tạo ra có dạng hai chiều. Chất lượng một ảnh thu nhận được phụ thuộc vào thiết bị thu, vào môi trường (ánh sáng, phong cảnh).

- Tiền xử lý: Sau bộ thu nhận, ảnh có thể nhiễu độ tương phản thấp nên cần đưa vào bộ tiền xử lý để nâng cao chất lượng. Chức năng chính của bộ tiền xử lý là lọc nhiễu, nâng cao độ tương phản để làm ảnh rõ hơn, nét hơn.

- Trích chọn đặc điểm: Phân vùng ảnh thành các thành phần để phân tích tìm kiếm các đặc trưng các đối tượng cần nhận dạng ví dụ ký tự chữ in, ký tự viết tay, hình tứ giác, hình tam giác, …

- Hậu xử lý: Là kỹ thuật rút gọn số lượng điểm biểu diễn. Kết quả của phần dò biên hay trích xương thu được 1 dãy các điểm liên tiếp. Việc rút gọn sẽ giúp bỏ bớt các điểm thu điểm điểm giảm thiểu không gian lưu trữ và thuận tiện cho việc đối sánh.

- Lưu trữ: Lưu trữ các ảnh đã được xử lý.

- Hệ quyết định: Tham gia vào quá trình nhận dạng, hỗ trợ hệ thống đưa ra kết quả.

- Đối sánh và rút ra kết luận: So sánh kết quả nhận dạng với các đối tượng cần tìm kiếm và đưa ra kết luận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn dữ liệu đào tạo tại trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)