Đánh giá hiệu quả chính sách của Samsung Electronics:

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn chính sách sản phẩm của công ty điện tử samsung THỰC TRẠNG về CHÍNH SÁCH sản PHẨM của SAMSUNG (Trang 28)

1. Kết quả đạt được:

Chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố khiến Samsung vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Trong vòng năm năm đầu thiên niên kỷ, không thương hiệu nào có sức tăng trưởng về giá trị thương hiệu như Samsung với mức tăng đạt đến 186%. Theo 2 tạp chí InterbrandBusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ 43 trong số các tập đoàn toàn cầu (5,2 tỉ USD) năm 2000, thứ 42 (6,4 tỉ USD) năm 2001, thứ 34 (8, 3 tỉ USD) năm 2002, thứ 25 (10,8 tỉ USD) năm 2003, thứ 21 (12,5 tỉ USD) năm 2004, và thứ 20 (14,9 tỉ USD) năm 2005, trong hai năm liên tiếp, 2007 và 2008, Samsung đã nhanh chóng vươn lên vị trí 21 và năm 2009 lần đầu tiên lọt vào top 20 và năm 2011 Samsung giữ vị trí thứ 19 với tổng giá trị nhãn hiệu là 19,49 tỉ USD.

Lượng thiết bị di động mà Samsung bán được hồi năm 2010 là 280 triệu đơn vị sản phẩm. Năm 2011, con số này đã vượt mốc 300 triệu đơn vị sản phẩm, lập kỉ lục lịch sử mới của Samsung, lần đầu tiên hãng di động Hàn Quốc có được thành tích như vậy. Trong đó, mẫu điện thoại Galaxy S II ra mắt hồi tháng Tư vừa qua đã lập được kỷ lục tiêu thụ mới trong lịch sử của Samsung với một mẫu điện thoại di động, khi sản phẩm này có lượng bán lên tới 10 triệu chiếc.

TV của Samsung đã ghi nhận mức lợi nhuận hoạt động lên tới 213 triệu USD trong quý III/2011 nhờ những mẫu TV cao cấp như Internet TV hay TV màn ảnh phẳng LED-backlit, dẫn đầu thị trường TV thế giới trong suốt 5 năm qua, đạt danh hiệu “Nhà sản xuất TV số 1 thế giới” trong cả năm 2011.

Lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8 ngàn tỉ won năm 2001, 11,7 ngàn tỉ won năm 2002, 7,4 ngàn tỉ won năm 2003, 15,7 ngàn tỉ won năm 2004 và 24,49 tỉ won năm 2011 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.

Đạt được các thành tựu xuất sắc như trên là điều rất khó khăn với bất cứ tập đoàn nào trên thế giới, với Samsung – thành công đó cũng không dễ dàng đạt được, đó là nhờ nỗ lực của toàn bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo

Samsung Electronics mà một phần không thể thiếu là Tổ chức Tiếp thị Toàn cầu – định hướng và thực hiện hoạt động marketing cho Samsung Electronics

trên toàn cầu.

2. Hạn chế còn tồn tại:

Việc phân bổ ngân sách marketing tại một tập đoàn có mặt tại nhiều quốc gia với cơ cấu tổ chức phức tạp và rộng rãi, điều đó quả là nhiệm vụ khó khăn. Nhiều đơn vị, chi nhánh và cơ sở đang đem lại doanh thu, lợi nhuận cao cho tập đoàn khi bị cắt giảm ngân sách marketing, do tốc độ tăng trưởng và giá trị khai thác của những thị trường này có phần chững lại. Các nhà quản lý tại đó không muốn chấp nhận thực tế này, họ vẫn mang một tư duy “quy mô lớn hơn phải được chu cấp nhiều hơn”, mà không có được tầm nhìn hướng về tương lai.

Một bất cập mà Samsung nhận ra đã tồn tại khá lâu trong các công ty và tập đoàn là cơ chế khen thưởng được xây dựng trên doanh thu cục bộ của mỗi đơn vị, mỗi mặt hàng, chứ không phải là kết quả được tổng hợp trong toàn công ty hay tập đoàn. Điều này khiến cho nhiều nhà quản lý cảm thấy “năng lực bị đánh giá thấp”.

Thiết kế sản phẩm còn gặp phải một số tranh chấp về bản quyền thiết kế điện thoại Samsung Galaxy và máy tính bảng với Tập đoàn Apple. Những vụ kiện tụng liên miên và quyết định của Tòa án cấm bán sản phẩm máy tính bảng Galaxy Tab 10.1 tại Châu Âu, và nguy cơ sản phẩm Samsung Galaxy S II bị cấm bán tại Mỹ đã gây ra cho Samsung rất nhiều khó khăn như tổn thất chi phí kiện, giảm sút doanh thu.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ I, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ:

Để các chính sách sản phẩm có thể được triển khai mang lại hiệu quả ngày càng tốt hơn, Samsung cần phải khắc phục được những tồn tại và phát huy hơn nữa những kết quả mà Samsung đã đạt được. Cụ thể, Samsung cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm

Samsung nên lập kế hoạch dự án xây dựng thương hiệu ở từng thời kì nhất định với các hoạt động khác nhau. Ở giai đoạn định vị tiếp theo này, Samsung nên tập trung vào thị trường cao cấp để đưa thương hiệu lên tầm cao mới. Nghiên cứu về thay đổi theo định hướng thị trường cho thấy rằng thương hiệu Samsung cần thêm cảm xúc và tính nhân bản vì theo lời nhận xét “Để trở thành số một, bạn không chỉ cần được biết đến mà còn cần được yêu mến!”, để giành được vị trí số 1 trên thị trường quốc tế, trong lòng khách hàng, Samsung cần trở thành một thương hiệu thân thiện, quen thuộc và được yêu mến.

Tăng cường nâng cao giá trị thương hiệu của công ty bằng cách tăng đầu tư vào hoạt động marketing thương hiệu trên các phương tiện truyền thông như đài, tivi nơi mà có mức ảnh hưởng rộng khắp. Đầu tư kinh phí cho quảng cáo thật thích đáng và hợp lý sao cho từ quảng cáo, thông tin, hình ảnh, thương hiệu của công ty ngày càng được biết đến trên toàn thế giới.

2. Chính sách về bao gói sản phẩm:

Chính sách bao gói của Samsung tương đối hoàn hảo, nên duy trì và phát huy điểm mạnh này.

Tuy nhiên theo phản ánh của rất nhiều khách hàng thì bao bì của

SAMSUNG chưa thực sự hoàn hảo vì có nét giống với bao gói của đối thủ cạnh tranh. Nên cải tiến bao gói sao cho đẹp mắt hơn, tạo nét khác biệt và thực sự thu hút khách hàng

3. Chính sách về dịch vụ khách hàng

Dịch vụ bảo hành và tư vấn khách hàng ngày càng chu đáo, chuyên nghiệp hơn để làm hài lòng khách hàng hơn nữa.

Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, đưa ra những chính sách chăm sóc mới, nhằm lôi kéo khách hàng ngày càng nhiều hơn như vào các dịp Lễ Tết, khi khách hàng mua sản phẩm của công ty thì sẽ được tặng quà kèm theo hay có thể thêm hình thức ưu đãi cho khách hàng thân thiết để có thể giữ khách hàng gắn bó với công ty lâu hơn.

Trang web của Samsung rất phong phú về nội dung, cũng như hình thức, tuy nhiên chưa được nhiều khách hàng tham gia các chương trình tư vấn cũng như các dịch vụ đặt hàng trực tuyến trên các trang web này và tốc độ load web còn tương đối chậm do nhiều hình ảnh và flash. Cần tăng tốc độ của trang web cũng như quảng cáo trang web trực tuyến của công ty đến với khách hàng để họ có thể tham khảo và đặt hàng sản phẩm ngay tại nhà.

4. Chính sách về danh mục sản phẩm:

Ổn định danh mục sản phẩm, mở rộng theo xu thế phát triển của thế giới công nghệ để nhanh chóng vượt lên các đối thủ cạnh tranh, tạo nên vị thế thương hiệu hàng đầu thế giới

5. Chính sách về thiết kế và marketing sản phẩm mới

Như đã nói ở trên, Samsung cần phát triển các sản phẩm mới thực sự đột phá về diện mạo bên ngoài cũng như cấu hình bên trong để theo kịp đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ thế giới, vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Tạo ra sự khác biệt nổi bật so với các sản phẩm cùng loại để thu hút khách hàng, tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp.

II, ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI:

Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong tuyên ngôn “Khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo tương lai”

Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công nghệ mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.

Samsung đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”

Samsung tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong xu thế kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, sự phát triển không ngừng của công nghệ thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty điện tử điều không thể tránh khỏi, để có thể trụ vững được trên thị trường khắc nghiệt đó các công ty phải luôn không ngừng khẳng định mình, làm sao thương hiệu, hình ảnh của công ty luôn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường nhất là thị trường mục tiêu. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng chiến lược của chính sách sản phẩm là cơ sở, nền tảng căn bản cho các hoạt động marketing khác như truyền thông, xúc tiến bán, marketing trực tiếp... Đối với SAMSUNG, chính sách sản phẩm cũng luôn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. Với vị thế là một công ty lâu đời đã thành lập được hơn nửa thế kỉ, kinh nghiệm và những thành tích của SAMSUNG luôn khiến các đối thủ cạnh tranh phải dè chừng. Tuy nhiên, để có được sự tín nhiệm ngày càng cao của quý khách hàng luôn là động lực thúc đẩy SAMSUNG không ngừng hoàn thiện mình, tăng thêm sản phẩm mới, dịch vụ ưu đãi cũng như cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Định hướng hoạt động của SAMSUNG trong thời gian tới là khai thác thế mạnh của thị trường cao cấp, đa dạng hoá sản phẩm để bao phủ thị trường, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm tốt nhất. Với phương châm “Với SAMSUNG không có gì là khó tưởng tượng” và hướng tới là một doanh nghiệp điện tử hàng đầu thế giới, là thương hiệu số 1 quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Marketing căn bản – Đại học Kinh tế Quốc dân - GS.TS Trần Minh Đạo (2009)

2. Giáo trình Marketing – Philip Kotler (Bản dịch)

3. Trang web của Công ty Samsung Electronics: http://www.samsung.com 4. Trang web công nghệ: http://www.tinhte.vn

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn chính sách sản phẩm của công ty điện tử samsung THỰC TRẠNG về CHÍNH SÁCH sản PHẨM của SAMSUNG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)