3.1. Thiết kế kho bãi
3.1.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ.
Trong giới hạn đồ án chỉ thi công phần khung nhà, bê tông thương phẩm được mua và vận chuyển bằng xe trộn đến công trường khi đổ bê tông nên không cần dự trữ cát, đá, xi măng trên công trường. Vật liệu cần dự trữ bao gồm cốt thép và ván khuôn.
Lượng vật liệu dự trữ được xác định theo công thức: P = q.t Trong đó:
- q – lượng vật liệu tiêu thụ lớn nhất hàng ngày;
- t –số ngày dự trữ, t = 5 ngày. - Cốt thép: q = 2,36 + 0,35= 2,71 (tấn/ngày) - Ván khuôn: q = 289,46 . 0,03 = 8,68m3. Lượng vật liệu dự trữ: - Cốt thép: P = 2,71 . 5 = 13,55 tấn - Ván khuôn: P = 8,68 . 5 = 43,4 m³.
3.1.2. Diện tích kho bãi chứa vật liệu.
Căn cứ lượng vật liệu dự trữ để tính toán diện tích kho bãi:
F = P/pi : pi – lượng vật liệu dự trữ chứa trong 1 m². Vậy diện tích kho bãi là S = α . F (m²) với α – hệ số kể đến đường đi lối lại:
Tên vật liệu Đơn vị Khối lượng
Loại kho bãi Lượng VL trên 1(m²) Diện tích chứa (m²) α Diện tích kho bãi Cốt thép Tấn 13,55 Kho kín 4 3,39 1,5 5,09 Ván khuôn m³ 43,4 Kho hở 1,8 22,11 1,2 24,1 3.2. Tính toán lán trại tạm.
3.2.1. Dân số trong công trường:
- Nhóm A: là nhóm công nhân xây dựng làm việc trực tiếp trên công trường. Dựa trên biểu đồ nhân lực trong tiếng độ thi công ta tính được số công nhân lao động trung bình trên công trường:
A =∑ti. Ni
∑ti (người)
A = 41 ( người)
- Nhóm B: nhóm công nhân làm việc trong xưởng gia công phụ trợ:
B = 25%. A = 10 người;
- Nhóm C: nhóm cán bộ công nhân viên kỹ thuật:
C = 6% (A+B) = 3 người;
- Nhóm D: nhóm cán bộ nhân viên hành chính quản trị:
D = 5% (A+B+C) = 3 người; - Nhóm E: nhóm nhân viên phục vụ:
E = 5% (A+B+C+D) = 3 người; - Tổng số cán bộ công nhân viên công trường là:
N = 1,06 (A+B+C+D+E) = 64 người.
- Hệ số 1,06 là kể đến 2% công nhân đau và ốm, 4% công nhân nghỉ phép.
3.2.2. Tổng diện tích nhà tạm:
Nhà tạm cho tập thể công nhân: Tiêu chuẩn nhà ở 4m²/người nên ta diện tích nhà tạm là: 41 .4 = 164 m².
Nhà tạm cho nhân viên kỹ thuật và hành chính quản trị: lấy nhóm C, D làm căn cứ. Tiêu chuẩn 4m²/người → diện tích nhà làm việc: (3 + 3).4 = 24 m².
Phòng làm việc chỉ huy trưởng với tiêu chuẩn 16 m².
Nhà tắm: tiêu chuẩn 25 người/phòng tắm 2,5 m² → Số phòng tắm là 64/25=3phòng. Tổng diện tích nhà tắm là 3. 2,5 = 7,5 m².
Nhà ăn: tiêu chuẩn 40m² cho 100 người → diện tích nhà ăn là:
64. 40
100 = 25,6 m²
Nhà vệ sinh: tiêu chuẩn 25 người/1 nhà vệ sinh rộng 2,5 m² → tổng diện tích nhà vệ sinh là 7,5m².
Bệnh xá: 8 ÷ 10 giường cho 1000 người
Với số lượng người trên công trường như trên cần số giường là 1 Diện tích bệnh xá: 1.8 = 8 m2
3.3. Cung cấp nước cho công trường.
3.3.1. Tính lưu lượng nước trên công trường.
Lưu lượng nước cung cấp cho công trường là: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4.
- Q1 - lưu lượng nước dùng cho sản xuất: gồm lượng nước phục vụ bảo dưỡng bê tông:
Q1 = 1,2.400.2,3
8.3600 = 0,04 (l/s)
-Q2 – Lưu lượng nước dung cho sinh hoạt ở công trường:
Q2 =Nmax.B.kg
8.3600
Trong đó:
- Nmax = 66 – số công nhân trong ca đông nhất.
- B = 20 l/ng - lượng nước tiêu chuẩn cho 1 người ở công trường; - kg = 1,8 – hệ số sử dụng nước không điều hòa trong giờ.
Q2 = 66.20.1,8
8.3600 = 0,08 (l/s)
- Q3 – Lưu lượng nước dùng ở lán trại công nhân: Q3 = Nc .C.Kng.Kg
24.3600
- Nc: Sô người ở tại công trường, 66 người;
- C = 50l/ngày – lượng nước tiêu chuẩn dùng cho một người ở lán trại;
- Kng = 1,5 – hệ số kể đến số người sử dụng nước không điều hòa trong ngày; - Kg = 1,6- hệ số sử dụng nước không điều hòa trong giờ.
Q3 = 66.50.1,5.1,6
24.3600 = 0,09 (l/s)
- Q4 – Lượng nước dùng cho cứu hỏa: căn cứ theo độ dễ cháy và khó cháy của nhà. Các kho, cánh của, cốp pha, xi măng, lán trại công nhân là những loại nhà dễ cháy. Các kho thép là loại khó cháy. Từ bảng ta quy ước lượng nước dùng cho cứu hỏa là: Q4= 10 (l/s)
Lưu lượng nước cần cung cấp là:
Q = 0,04 + 0,08 + 0,09 + 10 = 10,21 (l/s)
3.3.2. Lựa chọn nguồn nước.
Nước được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố, chất lượng đảm bảo.
Đường ống được đặt sâu dưới đất 25cm. Những đoạn ống đi qua đường giao thông đều có tấm đan bảo vệ. Đường ông nước được lắp đặt theo tiến triển của thi công và lắp đặt theo sơ đồ phối hợp vưa nhánh cụt vừa vòng kín.
3.3.3. Tính toán đường kính ống dẫn nước chính cho công trường.
D = √ 4.Q
π.v.1000 = √ 4.10,21
3,14.1,5.1000 = 0,093 (m) K1 Σ P1 cos φ - v = 1,5m/s vận tốc nước trong ống dẫn.
3.4. Cung cấp điện cho công trường.
3.4.1. Tính toán công suất điện.
Tổng công suất điện tiêu thụ trên công trường. Pt = 1,1 . ( K1.Σ.P1
cos φ +
K2.Σ.P2
cos φ + K3 . Σ P3 + K4. Σ P4 ) Trong đó:
- Σ P1 là tổng điện tiêu thụ cho các loại máy sử dụng điện động cơ: - Máy trộn bê tông SB – 101 công suất 0,75kW;
- Máy trộn vữa 150l công suất 3,2kW; - Đầm dùi 1kW, đầm bàn 1kW;
- Cần trục tháp sức trục 3,3 tấn, công suất 36kW; - Vận thăng công suất 2,5kW.
Σ P1=0,75+3,2 + 2.1+ 36 + 2,5 = 44,45 kW - Cosφ = 0,7.
- Σ P2=2,8 kW – công suất máy hàn;
- Σ P3= 5 kW tổng công suất chiếu sáng ngoài trời; - Σ P4 = 10 kW - tổng điện chiếu sang trong nhà
- Ki – hệ số sử dụng điện không đồng thời: K1 = K2 = 0,7, K3 = 0,8; K4 = 1 Pt = 1,1 . (0,7.44,450,7 + 0,7.2,8
0,7 +0,8.5 + 1.10 )
Pt = 67,38 kW.
3.4.2. Chọn máy biến áp.
Công suất tính toán phản kháng nguồn điện cần cung cấp Qt = Pt / Cosα = 87,5 kW;
Qt = Pt
Cosφ = 67,38
0,7 = 96,26 (kW) Công suất biểu kiến cần cung cấp:
S2t = Qt2 + P2t
St = 117,5 kW
Chọn máy biến áp 3 pha làm nguội bằng dầu do Việt Nam sản xuất có công suất định mức 320kVA.
3.4.3. Xác định vị trí máy biến áp, tính toán dây dẫn đến các phụ tải. Vị trí máy biến áp Vị trí máy biến áp
Trạm biến áp nên bố trí ở trung tâm những nơi tiêu thụ điện, bán kính phục vụ của trạm biến áp: R ≤ 500m.
mắc ở 1 bên đường để dễ thi công nhưng không làm cản trở giao thông. Cột điện cách nhau 20 ÷ 30m và đường dây phải cách các vật kiến trúc ≥ 1,5m
Khoảng cách dây võng nhất đến mặt đất ≥ 6m với khu dân cư ≥ 5m với khu công trình có người qua lại ≥ 4m với các đoạn dây nhánh vá công trình. Dây phải đảm bảo độ bền cơ học.
Tủ điện phân phối điện cho thi công cần đặt ở nơi dễ tháo lắp. Mỗi máy thi công phải có cầu dao riêng và có rơ le bảo vệ.
Dây dẫn đến các phụ tải
Bảng 3.2. Tiết diện dây dẫn đến các phụ tải.
Tiết diện nhỏ nhất của dây theo độ bền cơ học.
3.5. Bố trí mặt bằng.
3.5.1. Đường giao thông.
Đây là công việc rất quan trọng, nó được ưu tiên ngay sau khi xác định được diện tích xây dựng. Thiết kế đường gồm 2 việc chính là:
- Thiết kế qui hoạch mạng lưới đường; - Thiết kế cấu tạo đường.
Thiết kế qui hoạch mạng lưới đường.
Mạng lưới đường trong công trình bao gồm các cổng ra vào, các tuyến đường, bãi quay đầu xe và bãi đỗ xe.Với mặt bằng xây dựng công trình tương đối rộng, thoải mái, lưu lượng vận chuyển lớn, ta chọn sơ đồ giao thông vòng kín. Sơ đồ này có ưu điểm giao thông tốt, xe có thể vào một công ra một cổng, có thể chạy một chiều không cần quay đầu xe.
Công trường có 2 cổng ra vào ở 2 góc của mặt bằng công trường.
Thiết kế cấu tạo đường.
Trên công trường xây dựng này ta thiết kế đường dành cho ô tô.Việc tính toán phụ thuộc vào nhu cầu về vận chuyển trên công trường, tuy nhiên ta có thể chọn từ tiêu chuẩn có sẵn.
Ở điều kiện bình thường, đường một làn xe ta chọn: chiều rộng mặt đường là
3,75m; chiều rộng lề đường là 1,25m. Bề rộng nền đường là B = 3,75 + 2.1,25 =6,25m
Hình 3. 1. Cấu tạo mặt đường
Độ dốc mặt cắt ngang mặt đường ô tô: chọn theo tiêu chuẩn: 1,5 ÷ 2%
Khoảng cách an toàn tối thiểu từ mép đường ô tô tới nhà và công trình.
Theo tiêu chuẩn chon khoảng cách tối thiếu là: 3m.
3.5.2. Bố trí máy móc trên công trường. Cần trục xây dựng Cần trục xây dựng
Yêu cầu bố trí cần trục trên mặt bằng:
- Vị trí đứng của cần trục phải có lợi nhất về mặt làm việc, thuận tiện trong việc cẩu lắp và vận chuyển vật liệu, cấu kiện….tận dụng được sức trục, có tầm với lớn bao quát công trình.
- Vị trí đứng của cần trục phải đảm bảo an toàn cho cần trục, cho công trình và người lao động, thuận tiện trong việc lắp dựng và tháo dỡ.
- Đảm bảo tính kinh tế: tận dụng được sức cẩu, có bán kính phục vụ hợp lí
Vận thăng
Do ta đã chọn cần trục tháp di chuyển nên sẽ bố trí thăng tải ở phía đối diện cần trục để không vướng cần trục. Vị trí thăng tải phải thật sát công trình, bàn nâng chỉ cách mép cầu hành lang hoặc sàn công trình 5 – 10cm. Thân của thăng tải phải được neo giữ ổn định vào công trình.