Bốn là, về phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và coi đó là sự nghiệp của quần chúng.
Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, là hiện thân của mối liên hệ giữa đội tiên phong với giai cấp công nhân và nhân dân lao động; kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, xa rời quần chúng. Quần chúng tin tưởng ở Đảng, ủng hộ Đảng và theo Đảng làm cách mạng, đồng thời Đảng làm hết sức mình để phát huy vai trò và khả năng sáng tạo không bao giờ cạn của quần chúng. Sức mạnh vô địch của Đảng là ở mối liên hệ với nhân dân, cũng như sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. Lênin viết: “Để không trở thành đảng của quần chúng chỉ trên lời nói, chúng ta phải thu hút quần chúng ngày càng rộng rãi tham gia vào tất cả những công việc của đảng”25. Mối liên hệ với quần chúng là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng cộng sản, là nguồn gốc sức mạnh của Đảng, là bảo đảm cho sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, nếu không liên hệ với quần chúng thì Đảng không là cái gì hết. Lênin viết tiếp: “Đội tiền phong chỉ làm tròn được sứ mệnh của nó khi nó biết gắn bó với quần chúng mà nó lãnh đạo và thực sự dẫn dắt toàn thể quần chúng tiến lên. Nếu không liên minh với những người không phải là đảng viên cộng sản trong các lĩnh vực hoạt động hết sức khác nhau, thì không thể nói tới một thành công nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản cả”26. Củng cố mối liên
25. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, Tập 8, Tr.106
hệ này là vấn đề thuộc bản chất của Đảng ta, thiếu điều kiện này không những không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất chính quyền. Trong giai đoạn Đảng lãnh đạo chính quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Vì bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa là bước vào một cuộc cách mạng sâu sắc nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất và do đó nó cũng gay go nhất, phức tạp nhất trong lịch sử loài người. Đó là thời đại rung chuyển vũ bão về chính trị và kinh tế, thời đại đấu tranh giai cấp cực kỳ sâu sắc. Cuộc cách mạng này đòi hỏi Đảng phải động viên và phát huy cao nhất tính tích cực và sáng tạo của quần chúng nhân dân, không như thế thì không thể có chủ nghĩa xã hội được. Lênin đã khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội sinh động sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”27 và “một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”28, nếu những ai quên mất những mối quan hệ khăng khít giữa đội tiên phong và toàn thể quần chúng nhân dân thì đó sẽ là một tai hoạ.
Đảng ta đã phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và coi sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Bằng việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn sáng tạo của Đảng trước tình hình mới.
27. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, Tập 35, Tr.64
Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là đường lối chiến lược đúng đắn, là nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, miền của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng. Đảng ta đã xác định: “Có những nhận thức mới về đại đoàn kết dân tộc với tinh thần phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định đúng yếu tố lợi ích, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hoà các lợi ích thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; xem dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, thực hiện dân chủ và phát huy chủ nghĩa yêu nước là những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thuận xã hội là mẫu số chung nhằm đạt tới sự cố kết xã hội và chống sự phân biệt xã hội, áp bức giai cấp; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được xem như là những nhân tố mới nhằm mở
rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng nhau trong cuộc hành trình đổi mới, tiến lên dưới lá cờ đại nghĩa của dân tộc”29. Đó cũng là thể hiện phẩm chất độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta.
Năm là, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng củng cố và chỉnh đốn Đảng.
Đảng cộng sản Việt Nam luôn tiên phong cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Ngay từ khi thành lập Đảng đến nay và bằng chính thành tựu Đảng đem lại qua hai mươi năm đổi mới đã nói thay điều đó.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn tăng cường xây dựng và chỉnh đốn đảng theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng để thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”, “thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”, “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”30. Đảng ta cũng xác định: “Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn
29 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-6-2006, tr 3. ngày 13-6-2006, tr 3.
Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân”31. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên quan tâm củng cố, chỉnh đốn Đảng. Đảng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhìn đúng sự thật, tự phê bình và phê bình nghiêm khắc và quyết tâm sửa chữa khuyết điểm. Có lúc phạm sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng nhưng điều đặc biệt có ý nghĩa là với tinh thần trách nhiệm cao đối với nhân dân, Đảng ta đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, phê bình nghiêm khắc trước nhân dân và có kế hoạch, biện pháp kiên quyết sửa chữa. Có thể nói trong thời khắc hết sức quan trọng của đất nước, chúng ta lại tự hào, có Đảng biết vận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đề ra được Đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo. Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm sai lầm, đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới: “Trong hai mươi năm đổi mới, Trung ương các khoá đã tập trung lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính trị. Những vấn đề mới về xây dựng Đảng thể hiện ở các báo cáo tổng kết, ở tinh thần đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nhằm chống nguy cơ sai lầm về đường lối, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
31 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb.CTQG,HN,2006,tr.279. X,Nxb.CTQG,HN,2006,tr.279.
Đảng, sai lầm về lựa chọn và bố trí cán bộ; tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu xa rời nhân dân, xa rời thực tế; xây dựng đạo đức, nhân cách đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị; giải quyết một bước vấn đề đảng viên làm kinh tế”32. Vì vậy, cần nắm vững và làm tốt các yêu cầu sau:
Một là, phải kiên định lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; trong Đảng phải chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch vững mạnh theo lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình nhằm giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Phải phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật trong Đảng. Tăng cường củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, với khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo đời sống của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Hai là, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
32 “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-6-2006, tr 3. ngày 13-6-2006, tr 3.
chính trị, đặc biệt là Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đặt ra yêu cầu phải thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn Đảng để lãnh đạo hệ thống chính trị, nhất là đối với Nhà nước có chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối. Nhà nước thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn; xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng không buông lỏng lãnh đạo, đồng thời không bao biện, làm thay Nhà nước.
Ba là, phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, thắt chặt mối
quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để làm tốt công tác xây dựng Đảng.
Việc phát triển Đảng phải đi đôi với củng cố Đảng, hai mặt này gắn bó chặt chẽ với nhau. Làm tốt công tác phát triển Đảng có ý nghĩa thiết thực góp phần củng cố Đảng. Phát triển Đảng đúng tiêu chuẩn, đúng phương hướng, qua đó nâng cao chất lượng đảng viên, đó là việc làm cần thiết để nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đồng thời “Phải đuổi ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu hoá, không trung thực, nhu nhược”33. Như vậy, muốn làm cho đội ngũ của Đảng luôn luôn trong sạch, có đủ
năng lực lãnh đạo hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, một mặt kết nạp những chiến sĩ ưu tú, đồng thời phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, thoái hoá biến chất.
Vì vậy, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, hướng vào việc nêu cao phẩm chất cách mạng, nêu cao ý thức phục vụ nhân dân, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân; rèn luyện phong cách làm việc khoa học, thiết thực cụ thể, bám sát cơ sở và quần chúng. Đồng thời, phải nâng cao trình độ kiến thức khoa học xã hội, tự nhiên, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện; tăng cường công tác tổ chức, kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng. Các cấp lãnh đạo, cán bộ lãnh đạo phải thực sự lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của đảng viên và nhân dân, có cơ chế để nhân dân bày tỏ ý kiến đối với những quyết định lớn, tham gia giám sát và các công việc của Đảng, khắc phục lối làm việc quan liêu, xa thực tế, xa dân. không nắm chắc tình hình mọi mặt của cuộc sống, của cơ sở, tổ chức bộ máy cồng kềnh, nặng giấy tờ, hình thức, cửa quyền, mệnh lệnh, tham nhũng, lãng phí.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”34. Vì vậy, trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, càng phải tăng cường vận động quần chúng tham gia xây dựng