Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đánh giá viên chức

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đánh giá viên chức

Đánh giá viên chức là nội dung quan trọng của quản lý viên chức, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của viên chức nên cần được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ. Những biểu hiện tiêu cực của đánh giá hiện nay như qua loa, hình thức,…có nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân bắt nguồn từ công tác quản lý việc đánh giá. Cùng với việc nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong đánh giá viên chức cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy trong bất kỳ công tác nào nếu thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng từ bên ngoài thì kết quả thực tế đôi khi sẽ có những sai lệch so với báo cáo chính thức được cơ quan đó đưa ra. Để đánh giá viên chức được thực hiện một cách dân chủ, công khai, minh bạch, đúng pháp luật rất cần công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau đánh giá để công tác quản lý, sử dụng viên chức được thực sự khách quan, công bằng và hiệu quả. Đó cũng chính là cách thức để mỗi cơ quan thực hiện có hiệu quả chính sách cho viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự. Song song với nâng cao tính công khai, minh bạch trong đánh giá, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc đánh giá viên chức thì cần kiên quyết xử lý những vi phạm trong đánh giá viên chức. Cùng với việc kiểm tra, xử lý những cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm trong đánh giá viên chức, việc khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt là rất quan trọng, qua đó khuyến khích bản thân mỗi viên chức cũng như tất cả viên chức trong cơ quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, hăng hái trong đánh giá viên chức một cách khách quan, trung thực. Biện pháp này có tác dụng tích cực đối với đánh giá, đảm bảo phát huy được sự tham gia của viên chức cơ quan cũng như sự tham gia của đông đảo nhân dân vào đánh giá viên chức.

25

PHẦN KẾT LUẬN

Ngành y tế với nhiệm vụ to lớn và vẻ vang là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nền y học của nước nhà. Đánh giá viên chức là khâu tiền đề của công tác cán bộ, là hoạt động để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trong ngành y tế nói chung mang tính chuyên môn, nghề nghiệp cao, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đặt mục tiêu phục vụ nhân dân lên hàng đầu, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Những năm qua, mặc dù đánh giá viên chức trong các bệnh viện công lập thuộc Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đi dần vào nề nếp, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập cần được sớm khắc phục. Chính vì vậy, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em đã đề xuất một số giải pháp để có thể áp dụng vào vấn đề mà các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang mắc phải nhằm có thể hoàn thiện công tác đánh giá viên chức đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viện chức ngành y tế và đóng góp cho sự thành công của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Quốc hội (2012), Luật viên chức, ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2012.

- Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Quyết định về việc ban hành Quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên

chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố, ban

hành ngày 19 tháng 10 năm 2018.

- Danh sách cơ sở y tế (2020), truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021, từ

<http://www.medinet.gov.vn/co-so-y-te/danh-sach-co-so-y-te-c4636-898.aspx>.

- Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện thuộc Ngành Y tế TP.HCM năm 2019 (2019),

truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021, từ < Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện thuộc Ngành Y tế TP.HCM năm 2019 | Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh (hochiminhcity.gov.vn)>. - Tháng 6/2019: số lượt ý kiến phản ánh không hài lòng tại các bệnh viện công lập đã giảm trở lại so với tháng trước và giảm rõ rệt so với cùng kỳ (2019), truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2021, từ < http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham- chua-benh/thang-62019-so-luot-y-kien-phan-anh-khong-hai-long-tai-cac-benh-vien-cong- lap-d-c8-15944.aspx>.

- Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định của thủ tướng chính phủ số 27/2003/QĐ- TTG ngày 19 tháng 02 năm 2003 về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân

chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, ban hành ngày 19 tháng 02 năm

2003.

- Phạm Ngọc Bích (2017), ‘Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội’, luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc Gia.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC Ở CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)