chỉ là phân phối hoạt động ấy một cách khác, chỉ là một sự phân phối lao động mới cho những người khác; trái lại, cách mạng cộng sản chủ nghĩa là nhằm chống lại tính chất lao động trước đây, nó xoá bỏ lao động và thủ tiêu sự thống trị của mọi giai cấp cùng với bản thân các giai cấp”29. Cách mạng cộng sản chủ nghĩa không chỉ xoá bỏ những quan hệ kinh tế, chính trị cũ, mà còn cải tạo đông đảo quần chúng...do đó cách mạng là cần thiết: “Để ý thức cộng sản chủ nghĩa đó nảy sinh ra được trong đông đảo quần chúng, cũng như để đạt được chính ngay mục đích ấy thì cần phải có một sự biến đổi của đông đảo quần chúng, sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được trong một phong trào thực tiễn, trong cách mạng; do đó, cách mạng là tất yếu... có năng lực xây dựng cơ sở mới cho xã hội”30.
Như vậy, đây là cơ sở khoa học để khẳng định con đường và tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Việc bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta vẫn nằm trong tiến trình lịch sử tự nhiên, vẫn nằm trong tiến trình phát triển chung của thế giới. Mặt khác, đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta nó vẫn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay- thời đại ngày nay là thời đại qua độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
29C.Mác-Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, Tập 3, tr 100.
2.2.2. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đểnước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hoá, đã quốc tế hoá lực lượng sản xuất. Vì thế ở đây đã chứa đựng “dưới một hình thức ít nhiều phát triển” như Ăngghen đã phân tích đó như là những phương tiện để xoá bỏ chủ nghĩa tư bản. Chính vì vậy, thông qua con đường giao lưu hợp tác đa phương hoá, đa dạng hoá để các nước chậm phát triển có thể đi vào con đường phát triển rút ngắn, ngay cả khi chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại và phát triển.
Đây là một tính quy luật về sự giao lưu giữa các nền văn minh với nhau mà trước hết là nền sản xuất vật chất, mối quan hệ kinh tế, tạo ra các hình thức trao đổi sản phẩm do chính mình làm ra và dẫn đến sự giao lưu với các bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Nhà nước là sản phẩm của cơ sở sản xuất, xã hội, bao gồm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất, bao gồm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp của một giai đoạn xã hội, trong bất cứ thời đại nào cũng là cơ sở của nhà nước nó quyết định đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó giao lưu với nhau trong khu vực và ngoài khu vực.
Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, không phải cho đến bây giờ mới xuất hiện, mà nó là mục đích ngay từ
khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. Trong chính cương sách lược vắn tắt cho đến luận cương chính trị năm 1930, Đảng ta đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam. Đó là Đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với nguyện vọng của giai cấp và khát vọng cháy bỏng của toàn dân tộc Việt Nam.
Do tính chất, đặc điểm của thời đại, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, tính chất quốc tế hoá của lực lượng sản xuất đã tạo nên một xu thế mới trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Nước ta nằm trong quỹ đạo chung của xu thế đó, với nhận thức nhạy bén, chủ động, Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, khắc phục được những thách thức lớn của thời đại tác động đến nước ta. Trước hết, thắng lợi trong thế kỷ XX, mà trực tiếp là thành tựu của hai mươi năm đổi mới, làm cho thế và lực của ta lớn mạnh lên nhiều. đánh giá về thành tựu sau hai mươi năm đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn Quốc của Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.
Chính trị- xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống những quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”31. Có thể thấy điều đó, trong tốc độ phát triển kinh tế, tăng trưởng tương đối vững chắc, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận nhân dân ta đã trở lên giàu có, văn hoá, khoa học kỹ thuật được phát triển tốt, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được tăng cường, chúng ta đã tham gia rất nhiều vào các tổ chức quốc tế với một vai trò hết sức quan trọng, như tổ chức Liên hợp quốc, ASEAN, sắp tới chúng ta gia nhập vào WTO...Trong quá trình hội nhập chúng ta đã tận dụng được rất nhiều thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để củng cố, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, xây dựng được các ngành công nghiệp mũi nhọn, các công trình, cơ sở hạ tầng lớn quan trọng, với cách đặt vấn đề đi tắt, đón đầu, với nhiều hình thức, bước đi thích hợp ở nhiều trình độ phát triển, phù hợp với trình độ phát triển ở nước ta. Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước làm chuyển biến nước ta từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, trình độ sản xuất thấp, dần