MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHl NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 107)

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

- Chính phủ phải có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các DN nhà nước, chỉ để tồn tại những DN làm ăn có hiệu quả, những DN cần thiết cho dân sinh, cổ phần hoá DN nhà nước.

- Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của DN sao cho phù hợp với năng lực thực tế của DN đó.

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động NH nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động DN và các NH thương mại đi đúng hướng .

- Nhà nước cần có biện pháp đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng NH cấp cho nền kinh tế. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.

- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NH thương quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính, tránh tình trạng thắt chặt thay đổi định hướng doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện của công ty kiểm toán khi họ thực hiện các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm

91

toán là chưa đảm bảo.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý TSĐB, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý TSĐB nhanh chóng, hiệu quả; các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh...

- Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu là việc làm đã khó, quá trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn hiện nay là càng khó khăn hơn. Đe giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các ngân hàng phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Trên thực tế, các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng các khoản nợ khó đòi từ ngân hàng mẹ chuyển sang, chức năng chỉ mới dừng lại ở khâu thẩm định giá trị TSTC cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý; còn để xử lý các món nợ này thì các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không có thị trường giao dịch. Để hỗ trợ thêm nữa cho các NHTM nói chung cũng như các ngân hàng TMCP nói riêng, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để phát triển thị trường thứ cấp cho các hoạt động mua, bán các khoản nợ xấu của các NHTM. Trước mắt, Chính phủ sử dụng nguồn lực của m ình để xử lý các khoản nợ này từ các NHTM Nhà nước; các Công ty giao dịch tài sản có, tài sản nợ của Chính phủ phải tiếp cận trực tiếp các NHTM Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý các món nợ này; vấn đề là thực hiện việc mua bán các khoản nợ của các NHTM Nhà nước chứ không phải của các DNNN. Khi thị trường này được khởi động và giao dịch có hiệu quả, quá trình tham gia c ủa các ngân hàng TMCP để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

92

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nướca. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành a. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức Tín dụng, của cơ quan Công an, của Chính quyền cơ sở, của Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro tro ng hoạt động tín dụng.

93

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của NH vào đúng quỹ đạo luật pháp.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ NH, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị củamThanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Hiện nay hoạt động thanh tra NH của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của NH và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện,

94

kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra NH thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

c. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng CIC

Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.

95

Hiện nay, các NH chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các NH nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NH Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các NH sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận (chương 1) và thực tiễn của Vietinbank Chương Dương (chương 2), từ các định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và định hướng phát triển về công tác QTRRTD tại Hà nội nói riêng trong thời gian tới. Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi và kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, NHTMCP Công Thương Việt Nam những vấn dề về cơ chế, chính sách, pháp luật ... góp phần nhằm nâng cao hiệu quả Vietinbank Chương Dương .

96

KẾT LUẬN

Bài luận văn iiQuan trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương được hoàn thành với những tiếp thu những kiến thức toàn diện về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong chương trình đào tạo cao học tại Học Viện Ngân Hàng Hà Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Ngọc Đức cộng với sự nỗ lực của bản thân.

Việc chọn đề tài xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hầu hết là các doanh nghiệp, một trong những đối tượng để ngân hàng cung cấp tín dụng. Việc phân tích tham định đối tượng đi vay cùng phương án vay có vai trò hết sức quan trọng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chính vì lý do trên việc hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được các NHTM coi trọng hơn, trong đó có Vietinbank Chương Dương .Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát thực tế, luận văn đã hoàn hành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chương Dương. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Chương Dương.

97

và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị RRTD tại Vietinbank Chương Dương. Các giải pháp và đề xuất trong đề tài dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những tạp chí, chuyên đề, báo cáo chuyên ngành, các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các Quý thầy, cô cùng bạn bè, đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất b ản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kế

3. Hồ Diệu (2006), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 4. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2008), Giáo trình Ngân hàng

Thương mại quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuâtw bản Thống kê, Hà Nội 5. Nguyễn Thị Mùi (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản

Tài chính

6. Lê Văn Tư (2006), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính

7. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

8. Hướng dẫn phân tích tài chính doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam

9. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam 10. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

11. Báo cáo thường niên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam năm 2010, 2011, 2012

Tiếng Anh

12. Mishkin, S.F (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

13. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính 14. Edward I.Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new

millenninum

99

15. Sherlagh Heffrnan (2005), Modern Banking, Analyzing banking Risk, the World Bank

Các website:

16. http ://www.kienthuctaichinh.com

17. http :// www.mof . gov.vn 18. http://www.vcci.com.vn

19. http: //www. chungkho anphuongnam. com. vn

20. http ://www. sbv. gov.vn

21. http: //www. vietinb ank. vn

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHl NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w