Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬT TƯKHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (Trang 30 - 90)

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời kinh tế Tỷ suất sinh lời trên tồng tài sản (ROA)

Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư vào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Lợi nhuận sau thuế

ROA = ɪ J L S-—

Tàng tài sản

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản nợ. Neu một doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chi cho các hoạt động đầu tư, đó là một dấu hiệu không tốt. Ngược lại, nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được một khoản lợi nhuận.

> Tỷ suất sinh lời trên tồng vốn chủ sở hữu (ROE)

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu.

Lợi nhuận sau thuế ROE = vʃ SiLSL

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi tính toán tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không. Có thể nói, tỷ số này là khả năng thu nhập mà các nhà đầu tư có thể nhận được nếu họ

quyết định đầu tu vốn vào doanh nghiệp, do vậy đây là một trong những tỷ số tài chính quan trọng nhất làm cơ sở dự đoán và ra quyết định của các nhà đầu tu.

^ Ty suất sinh lờ trên doanh thu thuần (ROS)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là một chỉ số tài chính phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế ROS= Doanh thu thuầnI τ .τ V

Tỷ số này mang giá trị duơng nghĩa là công ty kinh doanh có lãi. Nguợc lại, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lời của công ty, nguời ta so sánh với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu huớng nguợc nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, nguời phân tích tài chính thuờng tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

Ty suất sinh lờ kinh tế của tài sản (BEP)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh huởng của lãi vay (nguồn gốc vốn kinh doanh) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện thuế thu nhập doanh nghiệp không đổi, thì BEP có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay tác động thế nào đến khả năng sinh lời của tài sản nói chung và của vốn chủ sở hữu nói riêng.

Chỉ tiêu này đuợc đo luờng bằng công thức:

____ Lợi nhuận trước lãi VfflV Vỡ thuế

BEP = ' ----——---

Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính > Ty số nợ trên tài sản I - . , Tổng nợ Ty SO nợ trên tai sản = ---—— - - - Tổng rái sán

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

> Hệ số đòn bẩy tài chính

rτ. √ ʃ ,sĩ .. , ,, Tổng rái sàn bỉnh quân

Hẹ SO đòn bây tài chinh —---

vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán > Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành (hệ số thanh toán ngắn hạn) là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ ngắn hạn đó. Căn cứ so sánh ở đây có thể được chọn là tỷ số bình quân ngành, tỷ số thanh khoản nắm trước đó hoặc so sánh với 1.

Đây là chỉ tiêu đánh giá được tình hình tài chính của công ty khá rõ nét. Nếu công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do đó, đây là chỉ tiêu khi đánh giá khát quát tài chính của một công ty mà không thể xem xét tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán hiện hành (còn gọi là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn). Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được đo lường bằng chỉ tiêu chỉ số khả năng thanh toán hiện hành:

Hệ sô thanh toán Tài sản hĩu động hiện hành Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp nào có khả năng thanh toán nhanh tốt nếu hệ số này lớn hơn 1 và ngược lại.

Hệ sô khả nâng thanh toán nhanh

Tài sản lưu động - Tài sản dự trữ Nợ ngăn hạn

Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

> Vòng quay tồng tài sản

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này có nghĩa là: với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Số vòng quay tổng tài sản được tính bằng:

...ʌ rf, iDoanh thu thuằn

Sô vòng quay tổng tài sản = ---——;———----;—

- ■ - Tong tài sản bình quằn

> Vòng quay vốn chủ sở hữu

Số vòng quay vốn chủ sở hữu được đo lường bằng:

ɪʃ , τ τ. Doanh thu thuần

Sô vòng quay von chù sờ hữu = —Ị---7---——7————---—

" Tong von chù sơ hữu bĩnh quấn

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn chủ sở hữu. Ví dụ, tỷ số này bằng 2 có nghĩa là với mỗi đồng đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 2 đồng doanh thu.

Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

, ɪ - Giá vồn hàng bán

Hệ sô quay vòng hàng tôn kho = __________._______________ Hàng tổn kho bỉnh quân

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính

> Thực hiện quy định về hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá vốn chủ sở hữu. Nói cách khác hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối, sử dụng quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Do đó, hoạt động tài chính ở doanh nghiệp cần phải hướng tới tuân thủ các quy định chung, những nguyên tắc cơ bản của các chuẩn mực đã được xác định trong hệ thống pháp lý cụ thể của từng thời gian như:

• Hoạt động tài chính phải có kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hoạt động tài chính phải đảm bảo tiết kiệm và có lợi

• Hoạt động tài chính phải bảo đảm tuân thủ pháp luật và thể lệ tài chính.

• Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như Ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác... mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng mặt chất và thời gian.

• Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguồn vốn, nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả cao.

• Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với nhà nước, kỷ luật với các đơn vị tài chính kinh tế có liên quan.

> Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị tài chính

Quản lý, suy cho cùng là quản lý con người và do con người quản lý. Theo đó, chất lượng công tác quản trị tài chính phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này tại doanh nghiệp.

về mặt kiến thức thì đội ngũ cán bộ phải là những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo uy tín và hàng năm được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Về mặt kỹ năng và kinh nghiệm thì họ phải là những người kinh qua vị trí công tác để hiểu bản chất và hình thành tư duy của nhà quản trị tài chính. về mặt ý thức, thái độ thì đội ngũ cán bộ cũng phải được giáo dục, định hướng ngay từ lúc vào nghề.

> Vai trò đầu tư tài chính trong quản trị doanh nghiệp

Đầu tư được xem là quyết định quan trọng bậc nhất trong 3 quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, từ đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu và ngược lại. Đây là tiêu chí định tính cần được xem xét khi đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp. Bởi vì trong quá trình ra quyết định đầu tư, vai trò của người làm công tác tài chính (đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư) tại doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Những đóng góp của họ thể hiện vai trò của công tác tài chính trong công tác quản trị chung toàn doanh nghiệp.

> Quản trị tài chính nội bộ

Mỗi công ty theo luật Doanh nghiệp, họ có quyền ban hành và thực hiện các quy định quản lý nội bộ như quy định về thu chi nội bộ, quy chế lương thưởng, quy chế quản lý nhân sự... Các quy định này chịu sự ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức của công ty.

Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải có các hóa đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của đơn vị và Công ty theo chế độ kế toán hiện hành.

Chi phí hoạt động tài chính là khoản liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí đi vay, chi phí liên quan đến vốn liên doanh... Công ty phải thường xuyên theo dõi, phân tích chi phí sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí... để có giải pháp khắc phục kịp thời. Việc ghi nhận chi phí phát sinh phải đảm bảo chế độ kế toán hiện hành và theo quy định về chi phí của Công ty.

- Lợi nhuận thực hiện

Lợi nhuận thực hiện là kết quả kinh doanh của Công ty sau một kỳ hoạt động. Lợi nhuận thực hiện được xác định theo công thức:

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ + Thu nhập khác trong kỳ - Tổng chi phí trong kỳ

Việc xác định lợi nhuận phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành. Về mặt hiệu quả đối với nền kinh tế thì lợi nhuận góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước (nộp thuế), tạo công ăn việc làm cho người lao động.

1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hường tới hiệu quả quản tri tài chính

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH VẬT TƯKHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG (Trang 30 - 90)