Các nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 1562 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (FILE WORD) (Trang 29)

Những nội dung chính mà thẩm định tín dụng KHCN cần phải đạt được các mục tiêu như sau:

- Cần đánh giá được mức độ tin cậy của phương án vay vốn: tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh theo hồ sơ mà khách hàng đã xác lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

- Cần phân tích và đánh giá được mức độ những rủi ro mà ngân hàng có thể sẽ gặp phải khi ra quyết định đồng ý cho vay.

- Cần thẩm định trung thực và chính xác nhất, nhằm giảm xác suất xảy ra hai loại sai lầm khi ra quyết định cho vay: cho vay một khách hàng xấu hay từ chối cho vay một khách hàng tốt .

Chất lượng thẩm định tín dụng tốt sẽ giúp Ngân hàng đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về khách hàng vay vốn, dự đoán được những khả năng có thể xảy ra, từ đó đưa ra những quyết định đồng ý cho vay hay là từ chối cho vay một cách chính xác nhất, và khi đưa ra quyết định đồng ý cho vay thì theo kèm là các điều kiện áp dụng để giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng .

Từ đó, để đạt được những mục tiêu trên, nội dung của thẩm định KHCN bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất là thẩm định năng lực pháp lý, thẩm định uy tín, lịch sử trả nợ của khách hàng: Thẩm định năng lực pháp lý là cơ sở để xem xét khách hàng có khả năng tham gia vào quan hệ tín dụng hay không, khách hàng có đủ tiêu chuẩn để vay vốn hay không. Đối với nghĩa vụ tài chính, Ngân hàng cần quan tâm đến tất cả các chủ nợ

của khách hàng đối với: các khoản nợ cũ, các khoản nợ hiện tại, khoản nợ tại các ngân hàng khác, các khoản vay ngoài... Báo cáo thẩm định được gọi là chất lượng chất lượng khi đánh giá được đầy đủ, chính xác những năng lực pháp lý và độ uy tín, lịch sử trả nợ của khách hàng trong quá trình quan hệ tín dụng, từ đó đưa ra các kết luận xác đáng nhất về khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng.

Thứ hai là thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng. Nội dung thẩm định năng lực tài chính nhằm giúp Ngân hàng đánh giá chính xác được thực trạng tài chính của khách hàng, cũng như khả năng tự cân đối giữa các nguồn tiền của khách hàng có thể sử dụng cho việc chi trả khi cần thiết. Một trong những điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay là Khách hàng phải có đủ năng lực tài ch nh đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng trong đúng thời gian cam kết. Nội dung thẩm định này phải chỉ ra được những rủi ro từ những nguồn thu nhập của khách hàng, phải đánh giá được tính hợp pháp, tính ổn định, đảm bảo chắc chắn của nguồn thu nhập khách hàng trong suốt thời gian vay vốn và phải đánh giá chân thực nhất đối với nguồn thu nhập của khách hàng. Nếu không đáp ứng các tính chất trên, không ghi nhận nguồn thu để trả nợ. Đồng thời, Cán bộ thẩm định cần phải đưa ra được những biện pháp quản lý áp dụng với nguồn thu nhập của khách hàng.

Thứ ba là thẩm định mục đích sử dụng vốn vay của Khách hàng: Mục đích sử dụng vốn vay có thể là mục đích tiêu dùng, hoặc phương án sản xuất, kinh doanh không trái hoặc vi phạm với các quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung thẩm định này cần đánh giá nhất tính chân thực của mục đ ch sử dụng vốn vay, tính hợp lý của tổng nhu cầu vốn, tỷ lệ cho vay/tổng nhu cầu vốn, và đề ra những biện pháp quản lý nhằm đảm bảo vốn vay được khách hàng sử dụng đúng với mục đích đã trình lên ngân hàng, không cho vay vượt nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Thứ tư là thẩm định phương pháp đảm bảo tín dụng. Thẩm định TSĐB là đánh giá một cách chính xác nhất tính khả mại, khả năng thanh lý tài sản bảo đảm khi cần thiết. Khả năng thanh lý TSĐB phụ thuộc vào những yếu tố: tính chất pháp lý, đặc điểm, hiện trạng và giá trị thị trường của tài sản bảo đảm. Theo đó, nội dung của thẩm định TSĐB được tập trung chủ yếu vào mặt pháp lý của tài sản bảo đảm, tính

khả mại, khả năng thanh lý của tài sản theo mức giá trị chung của thị trường và khả năng kiểm soát tài sản bảo đảm của ngân hàng. Trong các nội dung đó, việc phân tích tính khả mại, khả thanh lý tài sản bảo đảm theo giá trị của thị trường để thu hồi đủ nợ là việc hết sức quan trọng. Theo đó, giá trị hiện thời và giá trị khi phát mại của TSĐB sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô số tiền cho vay, thiết kế kỳ hạn thu nợ, và những tổn thất ròng của ngân hàng. Nếu như định giá giá trị tài sản thấp thì khách hàng chỉ vay được sô tiền ít, lợi thế cạnh tranh khi cho vay của ngân hàng có thể giảm trước những đối thủ cạnh tranh; ngược lại, nếu ngân hàng định giá giá trị tài sản cao hơn thị trường, ngân hàng có thể chịu tổn thất lớn hơn khi giá trị TSĐB suy giảm so với giá trị khoản nợ cần thu hồi. Tính khả mại, khả năng thanh lý tài sản theo mức giá trị trên thị trường phụ thuộc vào tính thanh khoản của tài sản, xác định bởi chi phí tài chính và chi phí thời gian để chuyển đổi từ tài sản thành tiền mặt. Tính khả mại, thanh khoản của tài sản bảo đảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tại những thời điểm khác nhau với những điều kiện khác nhau thì khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản bảo đảm là khác nhau

1.3. VAI TRÒ, SỰ CẦN THIẾT CỦA THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

a. Đối với ngân hàng

Tín dụng KHCN giúp tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, từ đó ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động dịch vụ tài chính khác như huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán, tư vấn, bảo hiểm...

Tạo điều kiện đa ạng hóa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đa ạng hóa rủi ro. Tín dụng KHCN giúp các ngân hàng phân tán được rủi ro và nâng cao lợi nhuận. Các khoản vay KHCN tuy có quy mô nhỏ, nhưng số lượng các khoản lại rất lớn và lãi suất cho vay KHCN lại luôn cao nhất trong biểu lãi suất của ngân hàng, điều này dẫn đến lợi nhuận mà tín dụng KHCN mang lại cho các ngân hàng không nhỏ.

Đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, không thể so bì và không có khả năng giành khách hàng oanh nghiệp lớn thì tín dụng KHCN là một mảng kinh oanh đầy tiềm năng phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận kinh doanh cho

ngân hàng.

b. Đối với khách hàng

Tín dụng KHCN giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt của khách hàng, đặc biệt với những khoản vay cho nhu cầu chi tiêu hoặc sản xuất mang tính cấp bách, nhờ đó khách hàng có thể được sử dụng các tiện ích trước khi tích lũy đủ số tiền cần thiết.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của KHCN sẽ ngày càng mở rộng, nhưng tiềm lực tài chính của KHCN thường nhỏ, họ sẽ không đủ năng lực tài chính để cùng một lúc đáp ứng cho nhiều nhu cầu tiêu dùng cần thiết mà phải trải qua quá trình tích lũy lâu dài. Vì vậy tín dụng KHCN giúp họ ngay lập tức được thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của ngân hàng hợp lý hơn nhiều so với lãi suất tín dụng đen ngoài thị trường, cùng với thời hạn cho vay và phương thức trả nợ linh hoạt trong khi điều kiện và thủ tục để được vay vốn không quá phức tạp.

c. Đối với nền kinh tế

Tín dụng KHCN góp phần luân chuyển vốn, tăng lưu thông hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, cải thiện đời sống.

1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

a. Nhóm chỉ tiêu định tính:

- Chỉ tiêu về quy trình và tổ chức của thẩm định tín dụng: tính khoa học, phù hợp của quy trình thẩm định khách hàng: Quy trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng hiện tại như thế nào? Có bước cải tiến nào so với mặt bằng chung các Ngân hàng bạn trên thị trường? Quy trình thẩm định của Ngân hàng còn khoa học và hợp lý so với tình hình hay không? Về công tác tổ chức hoạt động thẩm định và tính tuân thủ của các cán bộ thẩm định như: Mức độ thực hiện những quy chế, quy định về hoạt động thẩm định tín dụng, những văn bản pháp luật có quy định liên quan của ngân hàng được thể hiện thế nào? Khâu tổ chức thẩm định có khoa học, phù

hợp và phát huy tối đa vai trò của cán bộ thẩm định hay không? Tính tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình thẩm định và những nội dung thẩm định tín dụng đã quy định của ngân hàng. Chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, giữa cán bộ thẩm định trong ngân hàng có chồng chéo nhau hay không?

- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định: Hệ thống lưu giữ thông tin của Ngân hàng như thế nào? Các nguồn khai thác thông tin của Ngân hàng đến từ đâu ? Tính đa dạng, dễ tìm kiếm của các nguồn khai thác thông tin ; Tính đầy đủ và độ tin cậy của những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng.

- Chỉ tiêu về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định hiện đang triển khai của Ngân hàng như thế nào? Có sử dụng đa dang, linh hoạt các phương pháp hay không ? Ngân hàng có thường xuyên nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại để thay thế các phương pháp cũ truyền thống đã lỗi thời?... - Chỉ tiêu về nội dung thẩm định: Các nội dung thẩm định tín dụng của Ngân

hàng có đầy đủ? Mức độ phân tích sâu của từng loại nội dung cần thẩm định như thế nào? Chất lượng thẩm định đối với mỗi loại thông tin có mức độ như thế nào; Mức độ đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra và các hạn chế, biện pháp quản lý đưa ra có hiệu quả, có tính khả thi thế nào?...

b. Nhóm chỉ ti u định lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S Về thời gian thực hiện thẩm định:

Thời gian tại khâu thẩm định là khoảng thời gian từ thời điểm cán bộ thẩm định nhận đầy đủ những hồ sơ cần thiết theo quy định đến khi thực hiện trình cho cấp có thẩm quyền xét duyệt phê duyệt khoản vay. Hoạt động thẩm định tín dụng KHCN là cả một quá trình liền mạch. Theo đó, thời gian thực hiện thẩm định không thể quá ngắn, bởi thời gian quá ngắn sẽ dẫn tới không thể lường hết được các loại rủi ro phát sinh, không thể đánh giá hết được các nội dung cần thẩm định; thời gian thẩm định cũng không thể quá dài vì có thể làm lỡ mất cơ hội thực hiện phương án kinh doanh của khách hàng, giảm tính cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy hoạt động thẩm định tín dụng bắt buộc phải diễn ra theo trình tự, quy trình, được đảm bảo hợp

lý về mặt thời gian .

Thực tế, để thực hiện đo lường chất lượng về thời gian thẩm định tín dụng, ta có thể thông qua chỉ tiêu SLA - Service Level Agreement (tức là cam kết chất lượng dịch vụ) và chỉ tiêu Processing time (tức là Thời gian xử lý thực tế). Trong đó, SLA là một cam kết về chất lượng dịch vụ giữa nội bộ ngân hàng, là một thỏa thuận giữa các bộ phần trong ngân hàng đạt được sau quá trình thực hiện đàm phán về các đặc tính của dịch vụ, về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bộ phận nghiệp vụ. SLA bao gồm những điều khoản quy định về thời gian (đạt SLA/nhanh/ chậm), về chất lượng thẩm định (Mức Tốt/ Khá/ Trung bình), và về mức độ hài lòng của các bên yêu cầu dịch vụ nội bộ (Mức độ Hài lòng/không hài lòng)... Theo đó, đối với khâu thẩm định tín dụng, nội dung cơ bản của SLA là những cam kết đối với chất lượng dịch vụ, các biện pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ (bộ phận thẩm định) mang đến cho khách hàng nội bộ của hệ thống (Chi nhánh, Đơn vị kinh doanh...) .

S Năng suất của hoạt động thẩm định:

Năng suất thẩm định được đo lường chủ yếu bằng số lượng hồ sơ hoàn thiện thẩm định trong kỳ, tỷ lệ số lượng hồ sơ hoàn thiện thẩm định/số lượng cán bộ thẩm định trong kỳ, số lượng hồ sơ thẩm định/cán bộ thẩm định/ngày... Năng suất thẩm định cao sẽ phản ánh tốt về khối lượng công việc hoàn thành, về chất lượng hoạt động thẩm định, cho thấy thời gian khâu thẩm định được rút ngắn.

S Số lỗi trong hoạt động thẩm định:

Số lỗi tại khâu thẩm định cho biết mức độ của tính tuân thủ sản phẩm cho vay, quy trình, quy định chung của ngân hàng và Pháp luật của hoạt động thẩm định tín dụng. Mức độ vi phạm, tần suất vi phạm, số lỗi vi phạm trong hoạt động thẩm định càng cao thể hiện tính tuân thủ của hoạt động thẩm định chưa được tốt.

1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

1.4.1. Những yếu tố từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng chính là những chỉ đạo, những định hướng cơ bản nhất của Ban lãnh đạo Ngân hàng đối với hoạt động tín dụng của toàn bộ ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng thường được cập nhật thường xuyên, để vừa đảm bảo bắt nhịp với sự thay đổi của thị trường, vừa đảm bảo sự đổi mới/cải cách của chính sách cho vay, vừa đảm bảo định hướng được hoạt động tín dụng đi theo hướng đúng đắn nhất, đảm bảo phù hợp với khẩu vị rủi ro của Ngân hàng từng thời kỳ, hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.

- Quy trình, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định:

Quy trình thẩm định, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định chính là nhân tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thẩm định của một Ngân hàng. Nó giúp cho công tác thẩm định của Ngân hàng được triển khai theo đầy đủ, đúng hướng, đảm bảo dẫn dắt hoạt động thẩm định tuân thủ các quy định của sản phẩm cho vay, tuân thủ Chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng và quy định của Pháp luật. Quy trình, hướng dẫn, phương pháp và nội dung thẩm định còn giúp chuẩn hóa công tác thẩm định, đảm bảo chất lượng thẩm định, và giảm thiểu thời gian xử lý cho mỗi phương án vay vốn, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

- Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ thẩm định:

Trong mọi lĩnh vực, yếu tố con người luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu. Vì vậy, yếu tố về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp tốt, thì sẽ giúp cho hoạt động thẩm định được nhanh chóng và có độ chính xác cao, giúp phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn trong mỗi phương án, giúp Ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung. Ngược lại, nếu yếu tố năng lực, trình độ hoặc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định không tốt, sẽ đem đến nhiều rủi ro hơn cho Ngân hàng, gây thiệt hại và giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Cơ sở trang thiết bị vật chất và hệ thống công nghệ kỹ thuật phục vụ trong hoạt động thẩm định của ngân hàng: Hiện nay, trong thời buổi cách mạng công

nghệp 4.0, các Ngân hàng không ngừng tăng cường, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ kỹ thuật trong công tác thẩm định, thông qua việc IT hóa

Một phần của tài liệu 1562 thẩm định khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội (FILE WORD) (Trang 29)