Biểu đồ 2.10: Giá trị giao dịch TPCP

Một phần của tài liệu 1575 thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt thực trạng và giải pháp tại sở giao dịch chứng khoán hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 51 - 96)

0 8,055.00 36,209.1 0 47,864.0 0 5,080.00 13,214.2 0

2.2. THựC TRạNG HOạT ĐộNG HOạT ĐộNG THị TRƯỜNG TRÁI PHIeU CHUYÊN BlệT Tại Sở GIAO DịCH CHứNG KHOÁN HÀ NộI 2.2.1. Thị trường sơ cấp

2.2.1.1. Cấu trúc và quy mô thị trường sơ cấp

Kết quả đấu thầu Trái phiếu 4 năm (từ 2010 đến15 /12/2013)

Sau ba năm hoạt động, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã to chức 670 phiên đấu thầu do KBNN, NHPT, NHCSXH và VEC phát hành. Tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường đạt hơn 463,622 tỷ đống.Tý lệ đấu thầu thành công liên tục từ 32% (năm 2010) lên 52% (năm 2013). Đặc biệt trong năm 2011 và năm 2012, thị trường đã huy động lên tới hơn 81,716 tỷ đống và167,589 tỷ đốngtăng trưởng 188%, 491% và 655% so với năm 2010 (chỉ huy động được hơn 28,317 tỷ đống)(Biểu đồ 2.1). Riêng từ 01/01/2013 đến 15/12/2013, thị trường huy động 186,000 tỷ đống, tăng 655% so với năm 2010.

Biểu đồ 2.1: Quy mô phát hành 2010 — 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

■Năm 2010

■Năm 2011

■Năm 2012

Nguồn: Sở GDCK Hà Nộ

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

Cơ cấu kỳ hạn phát hành

Tỷ lệ trúng thầu trên quy mô huy động của toàn thị trường tập trung chủ yếu vào các kì hạn ngắn: 2 năm, 3 năm và 5 năm. (Biểu đồ 2.2)

Quy mô phát hànhtheo mã

Việc phát hành bo sung, phát hành lô lớn được các to chức phát hành đặc biệt là KBNN thực hiện khá triệt để. Do đó, qui mô phát hành bình quân theo mã trái phiếu tiếp tục được cải thiện qua các năm, cụ thể đã tăng từ 1011 tỷ/mã (năm 2010) lên 1710 tỷ/mã (tính tới 31/12/2012). (Biểu đồ 2.3)

Xét theo tổ chức phát hành, có thể thấy quy mô phát hành theo mã vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa các tổ chức phát hành. Đứng đầu là KBNN, tiếp theo tới NHPT, cuối cùng tới NHCSXH.Trong khi VEC trong 2 năm liên

tiếp 2011 - 2012 không huy động thành công trái phiếu nào.(Biểu đồ 2.4)

Biểu đồ 2.3: Quy mô phát hành theo mã/năm

Biểu đồ 2.4: Quy mô phát hành/mã theo TCPH

Lãi suất phát hành

Trong 3 năm qua, lãi suất phát hành các kỳ hạn 2 đến 5 năm dao động trong khoảng 8.89 % đến 13.3% trong khi đó kỳ hạn 10 năm từ 9.5% đến 11.3%

Năm 2012 chứng kiến mức lãi suất trúng thầu tại các kỳ hạn 2, 3, 5, 10 năm vào khoảng 8.89 -12.06%, thấp hơn so với mức lãi suất phát hành cùng kỳ năm ngoái (trong khoảng 10.9 - 13.3%). Xu hướng lãi suất của các kỳ hạn dài (5 và 10 năm) thấp hơn lãi suất trúng thầu của các kỳ hạn ngắn (2 và 3 năm) khoảng 0.1 - 0.3%.Lãi suất trúng thầu trong 6 tháng đầu năm luôn nằm trong xu hướng giảm của thị trường lãi suất, tính đến tháng 12/2012, mức chênh lệch giữa mức lãi suất đầu năm với mức lãi suất trúng thầu hiện tại của các kỳ hạn 2, 3, 5, 10 năm lần lượt là 2.64%; 2.95%; 2.5% và 1.6.

Biểu đồ 2.5: Diễn biến lãi suất phát hành trong ba năm

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

2.2.1.2. Cơ cấu thành viên và chủ thể đầu tư

Cơ cấu Thành viên trên thị trường sơ cấp trái phiếu trong ba năm có sự thay đoi đáng kể. Trong đó, tỷ lệ thành viên thuộc khối NHTM có chiều hướng tăng từ 25 (năm 2009) lên 36 thành viên (năm 2012), trong khi khối CTCK có chiều hướng giảm từ 41 (năm 2012) xuống 30 thành viên (năm 2012) (Biểu đồ 2.6). Hiện nay, số lượng thành viên khối NHTM chiếm 90% thành viên tham gia thị trường, chưa có sự tham gia của các quỹ đầu tư cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm. Đây cũng là

một lý do dẫn tới thị trường sơ cấp còn kém phát triển.

Biểu đồ 2.6: Thành viên thị trường sơ cấp TPCP

Nguồn: SGDCK Hà Nội

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng tham gia của Thành viên

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

Ve tỷ trọng tham gia ca các thành viên đu thầu: Các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nưc vẫn là chủ thể chính tham gia thị trường sơ cấp khi luôn chiếm ttrọng cao t80% - 83% giá trị tng thầu của toàn thị trường,

tiếp theo là khối các NHTM nước ngoài cũng là đối tượng thành viên tham gia năng động và tích cực trên thị trường sơ cấp TPCP chiếm tỷ trọng từ 10.8% - 12.1%. Trong khi khối các công ty chứng khoán và các to chức tài chính khác như các công ty tài chính, quỹ bảo hiem,...chi chiếm 10.98% giá trị trúng thầu của toàn thị trường (Biểu đồ 2.7).

2.2.2. Thị trường thứ cấp

2.2.2.1. Quy mô và cấu trúc thị trường

Giao dịch trái phiếu chính phủ từ năm 2010-2012 + Về hoạt động niêm yết

Quy mô niêm yết của thị trường không ngừng tăng dần qua các năm, từ 159,545 tỷ đồng với 500 mã vào cuối năm 2009 lên hơn 384,405 tỷ đồng với 448 mã vào thời điểm 31/12/2012. Trong đó: KBNN luôn là tổ chức có khối lượng niêm yết lớn nhất và tỷ trọng niêm yết có xu hướng tăng nhẹ qua các năm từ tăng từ 50% (tính tới 31/12/2010) lên tới 57.73% (tính tới 31/12/2012); Tiếp đến là NHPT, nhưng tỷ trọng niêm yết của tổ chức này có xu hướng giảm nhẹ từ 42% (tính tới 31/12/2010) về 33% (tính tới 31/12/2012); cuối cùng là NHCS và VEC, tỷ trọng niêm yết của hai tổ chức này có xu hướng ổn định (Biểu đồ 2.8). Năm 2013, quy mô niêm yết của tín phiếu và trái phiếu lần lượt là 35 nghìn tỷ TPKB và 514 nghìn tỷ TPCP, tăng tương ứng 82% và 34% so với thời điểm cuối năm 2012.

Kì hạn ngắn tiếp tục có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể kì hạn từ 0 - 3 năm chiếm tỷ trọng dao động từ 72% - 73%; tiếp theo là kì hạn 3 -5 năm có tỷ trọng niêm yết tăng nhẹ qua các năm từ 12% (tính tới 31/12/2010) tới xấp xi 16.64% (tính tới 31/12/2012); kì hạn 5 - 10 năm chiếm tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm trong khoảng 9% - 12.58%; cuối cùng là kì hạn 10 - 15 năm trong khoảng từ 0.07% - 2.59%. Cơ cấu nàycho thấy rõ sự phân bố không đồng đều giữa các kì hạn(Biểu đồ 2.9)

Năm Khối lượng NY (Tỷ đồng) GTGD(Tỷ đồng) Tỷ lệ 2010 225,187.5 93,770.4 0.416 4 2011 285,242.3 90,221.6 0.316 3 2012 384,405.0 212,281.0 0.552 2 2013 514,000.0 369,000.0 0.717 8

Mặc dù TPCP được phát hành với các kỳ hạn từ 2 - 15 năm, song tỷ lệ trúng thầu cao nhất lại là các trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm, chiếm khoảng 90% khối lượng phát hành. Điều này cho thấy các nhà đầu tư trên thị trường hiện nay đa số tập trung vào phân khúc trái phiếu kỳ hạn ngắn.

Biểu đồ 2.8: Quy mô niêm yết theo TCPH

Đơn vị: nghìn tỷ đồng 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 ■HIFU ■VEC ■NHCS ■NHPT ■KBNN Nguồn: SGDCK Hà Nội

Biểu đồ 2.9: Quy mô niêm yết theo KHCL (%)

10 năm -15 năm 7 năm - 10 năm 5 năm - 7 năm 3 năm - 5 năm 1 năm - 3 năm 31/12/2010 31/12/2011 < 1 năm 31/12/2012 Nguồn: Sở GDCK Hà Nội + về tình hình giao dịch

Trong ba năm, quy mô giao dịch trên thị trường đạt hơn 396,273 tỷ đồng thông qua cả hai hình thức Outright và Repos trên tong số 819 phiên giao dịch. Trong đó, 2012 là năm thực sự sôi động khi cả khối lượng và giá trị giao dịch đều tăng mạnh. Cụ thể, tính tới 31/12/2012, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 212,281 tỷ đồng thông qua cả hai hình thức Outright và Repos, tăng xấp xỉ 1.35 lần so với giá trị giao dịch của cả năm 2011 (chỉ đạt 90,222 tỷ); giá trị giao dịch bình quân theo tháng đạt hơn 17,690 tỷ đồng, tăng 10,171 nghìn tỷ so với năm 2011 (chỉ đạt 7.5 nghìn tỷ đồng), đặc biệt là giao dịch trong tháng 4 và tháng 5 tăng gấp 8.7 lần và 6.3 lần so với giá trị cùng kỳ năm 2011. (Biểu đồ 10).Năm 2013, tiếp tục với con số ấn tượng khi tổng giá trị giao dịch đối với TPCP đạt gần369 nghìn tỷ đồng (trong đó giao dịch dưới hình thức Outright và Repos lần lượt là 299 nghìn tỷ và 70 nghìn tỷ ),giá trị giao dịch TPCP tăng 74% so với năm 2012.

Tỷ lệ thanh khoản, được tính dựa trên giá trị giao dịch so với giá trị niêm yết của thị trường, xuất hiện xu hướng giảm trong năm 2011 (chỉ đạt tỷ lệ 0.3163) so với năm 2010 (đạt tỷ lệ 0.4164) và có xu hướng phục hồi trong năm 2012 khi đạt tỷ lệ 0.55 (Bảng 2.1).

Biểu đồ 2.10: Giá trị giao dịch TPCP

ĐV: Tỷ đồng

■ Năm 2010 BNam 2011 BNam 2012

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

+ Về kỳ hạn giao dịch

Tỷ trọng giao dịch tập trung chủ yếu vào các kì hạn ngắn.Cụ thể, tính tới 31/12/2012, kỳ hạn 1 - 3 năm, chiếm 65.17% GTGD toàn thị trường.Tiếp theo là kì hạn 3-5 năm, chiếm 17.78% GTGD toàn thị trường, kì hạn 7-10 năm, chiếm 8.48% GTGD toàn thị trường. Những kỳ hạn khác như kì hạn 0 - 1 năm, 5 - 7 năm, giao dịch ít với tỷ trọng mỗi kì hạn trong khoảng 0.1 - 5.5% GTGD toàn thị trường, riêng đối với kỳ hạn 10 - 15 năm hoặc kỳ hạn 30 năm thì tỷ trọng giao dịch gần như không có. Cơ cấu này hầu như không thay đoi so với cùng kỳ năm 2010 và 2011 (Biểu đồ 2.11).

Biểu đồ 2.11: Tình hình giao dịch theo kỳ hạn - Outright

ĐV: tỷ đồng

■< 1 năm |1 năm -3 năm |3 năm -5 năm

■5 năm -7 năm a7 năm -10 năm B10 năm -15 năm

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

+ Về lợi suất giao dịch

Nhìn vào diễn biến lợi suất giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2012, lợi suất giao dịch đạt đỉnh vào đầu năm (quanh mức 12.2 -12.8%), và theo xu thế giảm dần vào tháng 5 (dưới mức 10%) và duy trì mức lãi suất này từ tháng 5 đến nay. Hiện tại, mức lợi suất giao dịch chủ yếu của các kỳ hạn 2, 3, 5 năm trên thị trường vào khoảng 9.2% - 9.6%, riêng lãi suất 10 năm rơi vào khoảng 11%.

Biểu đồ 2.12: Diễn biến lợi suất giao dịchtừ 2010 tới 31/10/2012

Giao dịch tín phiếu Kho bạc từ 24/8/2012 -15/12/2013

Được chính thức khai trương từ 24/8/2012, tính đến 15/12/2013, hệ

với tổng khối lượng niêm yết là 231.5 triệu tín phiếu, tương đương với 54,650 tỷ đồng. Trong đó, có 6 mã có kỳ hạn phát hành là 364 ngày còn 12 mã có kỳ hạn phát hành là 182 ngày.

Quy mô phát hành theo mã là 1091 tỷ đồng/mã; trong đó, mã có quy mô thấp nhất là 250 tỷ, mã có quy mô lớn nhất là 2000 tỷ đồng.

Từ 24/8 đến 31/12/2012, giá trị giao dịch tín phiếu được thực hiện trên hệ thống giao dịch tín phiếu tại Sở GDCKHN đạt 909 tỷ đồng, được thực hiện qua hình thức Outright, chưa có giao dịch Repo nào được thực hiện. Tính năm 2013, tong giá trị giao dịch đối với TPKB là hơn 12,000 tỷ đồng, nâng tong giá trị giao dịch tín phiếu lên 12,909 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với năm 2012 tính trên bình quân tháng. Trong đó, giao dịch Repos đã được thực hiện, giao dịch dưới hình thức Outright và Repos lần lượt là 9,8 nghìn tỷ và 2,2 nghìn tỷ.

2.2.2.2. về cơ cấu thành viên và nhà đầu tư trên thị trường

Tính đến thời điểm 31/12/2012, thị trường TPCP chuyên biệt hiện có 54 thành viên, trong đó 25 thành viên NHTM và 29 thành viên CTCK(Biểu đồ 2.13).

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu thành viên

■ CTCK BNHTN I NHNN

Trong đó, ttrng tham gia giao dịch của khi NHTM so với giao dịch toàn thị trưng có xu hướng ng dần qua các năm, tăng t38.73% (trong năm 2010) lên tới 55.5% (năm 2012); trong khi giao dịch của khối CTCK có xu hưng gim từ 61.27% (trong năm 2010) xuống 44.5% (m 2012) và khối này tiếp tục duy trì hình thức môi giới giao dịch là chủ yếu. (Biểu đồ 2.14). Trong năm 2013, khối NHTM chiếm 86,7% giao dịch toàn thị trường, trong khi các CTCK rút xuống còn 23,3%.

Ve giao dịch ca NĐT nước ngoài: sự tham gia vào thị trường của khối NĐT nước ngoài ngày càng rõ nét. Cụ thể, trong năm 2011 và 2012, khối này tham gia tích cực khi chiếm ttrọng ln lượt là 31% (GT trung bình đạt 25,517 tỷ đồng) và 29.9% (đt 48,314 tỷ đồng) giá trị giao dịch thtrưng, tăng mạnh so

với năm 2010 (đạt 16,681 tỷ đồng) chỉ chiếm 18.4%.Tuy nhiên, sự tham gia của

khối NĐT nước ngoài tập trung chyếu ở các kì hạn ngắn dưới 1 năm và từ 1 - 3năm, còn ở các kì hạn dài chiếm tỷ trọng rất nhỏ. (Biểu đồ 2.15)

Biểu đồ 2.14: Tỷ trọng GD Outright theo nghiệp vụ

ĐV: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.15: GTGD Outright của NĐT NN

ĐV: Tỷ đồng

Nguồn: Sở GDCK Hà Nội

2.3. ĐÁNH GIÁ HOạT ĐộNG THị TRƯỜNG TRÁI PHIeU CHÍNH PHủ CHUYÊN BlệT Tại Sở GIAO DịCH CHứNG KHOÁN HÀ NộI

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. về cấu trúc thị trường

Thị trường TPCP đã phần nào thể hiện được vai trò quan trọng trong thị trường trái phiếu Việt Nam, bước đầu thực hiện vai trògiúpcho Chính phủ trong việc huy động vốn đầu tư phát triển đồng thời giúp Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ môkhi tỷ trọng thị trường TPCP chiếm 77% lớn hơn gấp 3 lần so với trái phiếu doanh nghiệp. Đi đúng định hướng phát triển sản phẩm trái phiếu chính phủ làm nền tảng phát triển trái phiếu doanh nghiệp.

Đã xây dựng được thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt, tách biệt khỏi thị trường giao dịch co phiếu nhằm mục đích tìm ra một mô hình giao dịch phù hợp cho thị trường TPCP ở Việt Nam, phù hợp với lộ trình phát triển nền kinh tế và những cải cách trong trong từng giai đoạn phát triển của thị trường vốn, phù hợp với chiên lược phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm

2015 và tầm nhìn 2030.

Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu đã được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy quá trình đăng ký, lưu ký, giao dịch và niêm yết trái phiếu trên thị trường thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu.

Hệ thống thông tin thị trường TPCP đã được xây dựng thành mạng lưới hạ tầng thông tin. Hệ thống này bao gồm: hệ thống infobond, website, bản tin, các hãng cung cấp thông tin... Ngoài ra, hình thức lưu kho điện tử, tong hợp dữ liệu từ các nguồn bên ngoài để xây dựng hệ thống thông tin điện tử cho thị trường trái phiếu. Hệ thống được xây dựng nhằm tổng hợp thông tin từ tất cả các nguồn, các thành viên tham gia thị trường trái phiếu đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho Chính phủ cũng như NHNN trong quá trình điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Về cấu trúc kỳ hạn TPCP, đã bắt đầu thí điểm phát hành TPCP có kỳ hạn 10 năm (tổ chức định kỳ 1 lần/tháng) từ năm 2013 và đã bắt đầu phát hành TPCP kỳ hạn 15 năm trong năm 2014.

2.3.1.2. về quy mô thị trường

Đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính phủ. Năm 2009, nhu cầu huy động vốn của Chính phủ là 200,000 tỷ đồng. Song tổng khối lượng TPCP đã phát hành trong năm chỉ được khoảng 28,000 tỷ đồng, tương đương với 14 % kế hoạch đề ra. Đáp ứng được nghị quyết về kế hoạch vốn TPCP đã được Quốc hội thông qua, tổng vốn TPCP bố trí cho giai đoạn 2013 - 2015 là 225,000 tỷ đồng và thực tế đã huy động hơn 300,000 tỷ đồng.

Quy mô thị trường đã tăng mạnh từ 2,8% GDP (năm 2001) đến 20,14% GDP năm 2010 và lên tới 30,6% GDP vào cuối năm 2013, trong đó TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 15,7% GDP, trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 5,56% GDP và một phần nhỏ còn lại là trái phiếu

chính quyền địa phương.

2.3.1.3. về đối tượng đầu tư

Mặc dù đối tượng tham gia đầu tư còn ít, chưa đa dạng, song bước đầu đã xây dựng được các thành viên có to chức, chuyên nghiệp gồm các NHTM lớn, các CTCK, đồng thời đã thu hút đối tượng tổ chức đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường cả trên thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

2.3.2. Một số hạn chế

2.3.2.1. về cấu trúc thị trường

Các sản phẩm của thị trường còn chưa đa dạng, lãi suất chưa hấp dẫn:

Một phần của tài liệu 1575 thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt thực trạng và giải pháp tại sở giao dịch chứng khoán hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 51 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w