Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công

Một phần của tài liệu Đề tài " Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công” pps (Trang 64 - 65)

- Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng:

2. Nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh 4.61 1.18 1.11 1.2 1

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công Thành Công

Mục tiêu của VCB từ nay đến hết năm 2010 là trở thành một ngân hàng thương mại đa năng:

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngân hàng bao gồm cả hoạt động ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Mở rộng quan hệ khách hàng với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

- Giữ vững vị thế trên thị trường tài chính, tài trợ thương mại và là nhà tài trợ có uy tín cho các khách hàng lớn; dần tiếp cận thị trường bán lẻ tiềm năng và phát triển các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ và tri thức.

- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới cán bộ, tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao của ngân hàng, đáp nhu cầu phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Xây dựng cơ sở và tạo lập không gian giao dịch ngân hàng hiện đại, khang trang, không ngừng nâng cao và hoàn thiện ứng dụng công nghệ trong quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hóa khách hàng.

- Chi nhánh sẽ hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.

Đối với hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu hoạt động năm 2008 của chi nhánh Thành Công được xác định cụ thể như sau: Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với năm 2007; Dư nợ tín dụng tăng 25% so với năm 2007 trong đó tỷ trọng cho vay

các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 50% /tổng dư nợ, dư nợ bán lẻ chiếm 10%/tổng dư nợ.

- Sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả thông qua phát triển các hình thức đầu tư mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố: dịch vụ - công nghiệp, tập trung vào thông tin, du lịch, thương mại, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, xuất nhập khẩu. Cho vay phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu và xây dựng các khu dân cư mới.

- Đa dạng hóa và áp dụng các phương thức cho vay mới như: cho vay tạo quỹ nhà ở, đồng tài trợ dự án…Mở rộng và phát triển các nghiệp vụ: chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, đồng tài trợ các dự án có quy mô lớn, trực tiếp kinh doanh ngoại tệ với nước ngoài.

- Cho vay phát triển thị trường bất động sản ở Hà Nội để giúp thành phố phát triển quỹ nhà dành cho giải phóng mặt bằng, tham gia vốn vào các dự án phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố.

- Chi nhánh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế điều hành vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và duy trì việc sử dụng vốn qua đầu tư tín dụng trực tiếp và tham gia đồng tài trọ các dự án dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài " Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công” pps (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w