Văn hóa doanh nghiệp và kiểm soát

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị (Trang 27 - 31)

Văn hóa và kiểm soát có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Khi thực hiện sự kiểm soát phải chú ý đến những yếu tố văn hóa vì nó tồn tại trong môi trường, trong mỗi con người đang sống và làm việc tại doanh nghiệp đó . Và nhân tố văn hóa phải được điều chỉnh, hình thành và phát triển đúng theo những tiêu chuẩn phù hợp, tránh sự xáo trộn, bất đồng , gây rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh... Kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản trị, là một hệ thống thông tin phản hồi giúp cho việc hoàn thiện công tác quản trị trong các tổ chức. Quá trình kiểm soát bắt đầu bằng việc xác định tiêu chuẩn kiểm soát, kế đó là đo lường kết quả thực tế và sau cùng là tiến hành biện pháp điều chỉnh. Vận dụng những thế mạnh trong văn hóa doanh nghiệp vào kiểm soát là một vấn đề nan giải mà gây không ít khó khăn cho các nhà quản trị.

Trang 28 Mối quan hệ giữa kiểm soát doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp là khó để xác định, nhưng cả hai không thể lay chuyển được liên kết. Không thể có hiệu quả văn hóa doanh nghiệp mà không thực hiện kiểm soát doanh nghiệp để cho phép làm việc hiệu quả và nỗ lực. Sự liên hệ giữa kiểm soát và văn hóa doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản lý những nền tảng thông tin quan trọng để đưa ra những hướng giải quyết mang đến lợi ích cả trong lẫn ngoài nhằm mục tiêu cải thiện thành tích của doanh nghiệp mình. Một trong những mặt mạnh là thông qua việc kiểm soát àm nhà quản trị có thể hiểu và biết được những mảng tối và sáng của văn hóa doanh nghiệp của từng nhóm khác nhau trong doanh nghiệp để đưa ra những chính sách nhằm giảm thiểu sự xung đột có thể xảy ra.

Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát doanh nghiệp hiệu quả là thực hiện một cơ chế mà qua đó nỗ lực và làm việc được phối hợp với giám sát để sản xuất các kết quả được mong đợi từ văn hóa doanh nghiệp. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần những biện pháp cụ thể, trong đó cơ chế kiểm soát đóng một vai trò tất yếu để góp phần xây dựng nên các kênh thông tin, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tiêu chuẩn hóa các chức năng, nhiệm vụ, kết hợp hài hòa các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung của mọi người. Việc đặt ra một tiêu chuẩn kiểm soát chuẩn mực cùng với việc tiến trình thực hiện kiểm soát thường xuyên, kết hợp với việc xây dựng và giữ gìn các quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp hiệu quả sẽ làm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tránh được các rủi ro, đảm bảo rằng mỗi cá nhân hiểu được mức độ đầy đủ trách nhiệm và công việc của mình. giúp các hệ thống được tổ chức một cách khoa học, mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Người lao động và giám sát viên cũng nên biết những hạn chế của họ, và vì vậy không phải lo lắng về các vấn đề vượt quá phạm vi của những kỳ vọng của họ. Loại bỏ những lo lắng này sẽ giúp làm cho người lao động hiệu quả hơn. Khi có sự mơ hồ, lẫn lộn, hoặc bất kỳ sự lo lắng nào. Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp, để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, các doanh nghiệp phải sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới, vì văn hóa doanh nghiệp là một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kì

Trang 29 quan trọng trong kho tài sản của doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén.

Văn hoá thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức, cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kiểm soát. Văn hoá biểu hiện trong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của doanh nghiệp đó, được các thành viên chấp nhận và tuân thủ, đặc biệt là trong việc ra quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hoá địa phương của các thành viên, thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hoá sự lựa chọn.

Như ta đã biết văn hoá tổ chức là sản phẩm của các giá trị từ nhóm nhà quản trị cấp cao hay người sáng lập, là sản phẩm của cách thức các nhà quản trị sử dụng để thiết kế cấu trúc tổ chức, là sản phẩm của các hệ thống tưởng thưởng. Các nhà quản trị thường sử dụng nó để định hướng , động viên hành vi của các nhân viên và hệ thống thưởng là dạng thức cuối cùng của kiểm soát. Các doanh nghiệp thiết lập hệ thống thưởng để cung cấp cho các nhân viên sự khuyến khích làm cho cơ cấu của nó hoạt động hiệu quả và gắn lợi ích của họ với mục tiêu và mục đích của tổ chức. Như vậy văn hóa là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho việc kiểm soát của nhà quản trị, sự kết hợp yếu tố văn hóa vào trong kiểm soát đã đánh một đòn tâm lý hiệu quả cho các nhân viên trong doanh nghiệp, khiến cho họ không thấy khó chịu khi bị nằm trong sự kiểm soát mà mặt khác lại tạo động lực cho sự nỗ lực hoàn thành công việc của mình

Văn hóa doanh nghiệp cũng tương tự như văn hóa nói chung là một mệnh đề khó nắm bắt, vô hình, mang tính tiềm ẩn và tự nhiên. Có thể nói rằng văn hóa doanh nghiệp đầy tính miêu tả nên rất khó để có thể cân đo đong đếm một cách rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể vẽ nên một bức tranh tổng thể về văn hóa doanh nghiệp dựa trên những giá trị cốt lõi, chức năng, rào cản và vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững về kinh doanh và nền tảng nhân sự. Văn hóa doanh nghiệp có thể được cân đo đong đếm và việc đánh giá có thể cho chúng ta một bức tranh khá hoàn chỉnh về từng loại hình văn hóa của doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu điều chỉnh hay xác lập văn hóa tốt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cần được nghiên cứu và đánh giá rõ ràng.

Trang 30 Đánh giá cũng là một khâu quan trọng trong tiến trình thực hiện kiểm soát, để từ việc đánh giá đó nhà quản trị có thể thiết lập những bước đi phù hợp . Và văn hóa doanh nghiệp là phương tiện chỉ dẫn giúp ta đánh giá một cách khá chính xác để tiếp cận và phát triển những mặt mạnh, mặt tốt và giới hạn tới mức tối thiểu những điểm yếu kém. Để thực hiện được điều này cần thường xuyên thực hiện đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt và truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới. . Ví dụ: Một doanh nghiệp có văn hóa trao quyền thì một nhà quản lý mới tuyển dụng có thói quen quản lý mọi chi tiết cần phải thay đổi cách quản lý của mình theo hướng trao nhiều quyền hành hơn cho nhân viên để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Đôi lúc sự phối hợp giữa kiểm soát và văn hóa lại gây ra tác dụng ngược do nhà quản trị quá sa đà vào việc kiểm soát, chẳng hạn như: Việc kiểm soát quá mức các giao tiếp cá nhân của các thành viên trong doanh nghiệp, sẽ tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng và khiến các thành viên khó có thể kết nối hài hòa với nhau. Do đó cần phải tạo nên sự thoải mái, sáng tạo, sự cân bằng giữa công việc và giao lưu để khiến cho mọi người trong doanh nghiệp đều thực sự hài lòng và nâng cao chất lượng công việc . Văn hoá doanh nghiệp cũng không phải là 1 dự án có thời điểm đầu và thời điểm kết thúc, nó cũng không phải là một công trình để ta “xây dựng” từ số 0 rồi sau đó nghiệm thu mà tinh thần của văn hóa doanh nghiệp nếu được định hình và phát triển một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp thì có thể sống mãi với thời gian, đồng hành sự lớn lên của doanh nghiệp. Nói tóm lại, nơi nào có con người, nơi đó văn hoá tồn tại. Bạn không thể “xây dựng” văn hoá mà bạn chỉ có thể thay đổi hoặc định hướng lại văn hoá mà thôi.

Trang 31

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và quản trị (Trang 27 - 31)