Nâng cao năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu 074 chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NH TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương luận văn thạc sỹ (Trang 71 - 73)

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố

rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Sự thành

công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của cán bộ

tín dụng. Cán bộ tín dụng là người quản lý toàn bộ số vốn từ khâu đầu tư cho đến khi hợp đồng tín dụng được kết thúc. Do đó cán bộ tín dụng cần:

- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.

- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

- Hàng năm ngân hàng cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao

59

trình độ chuyên môn

- Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

- Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật, lương thưởng dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất và phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan.

3.2.3 Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn

- Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này thực hiện ngay khi Ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

- Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào...xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất

của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu 074 chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NH TMCP phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hùng vương luận văn thạc sỹ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w