(Nguồn: https://tailieuxnk.com/upas-lc-thu-tin-dung-tra-cham-co-the-thanh- toan-ngay-1567.html)
(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký hợp đồng mua bán. (2) Nhà nhập khẩu mở UPAS L/C tại NHPH.
(3) NHPH liên hệ với NHCK để kiểm tra lại hạn mức sử dụng và phí chiết khấu áp dụng cho giao dịch UPAS L/C cụ thể.
STT Chỉ tiêu so sánh
UPAS L/C L/C trả ngay
Γ
^ Đồng tiền pháthành Chỉ áp dụng đồng ngoại tệ cóthỏa thuận với Ngân hàng đại lý/ Ngân hàng chiết khấu
Khi phát hành L/C, thực hiện với các đồng ngoại tệ mạnh hiện có giao dịch tại các NHTM Việt Nam
2 Nguồn tiền
thanh toán cho
người thụ
hưởng
Vốn từ ngân hàng chiết khấu. Vốn từ ngân hàng phát hành.
3 Thời điêm
người thụ
hưởng nhận được thanh toán
Ngay khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ
Ngay khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ
4 Thời điêm
người mở L/C phải thanh toán
Ngày đến hạn thanh toán theo L/C. Đến ngày đến hạn thanh toán theo L/C, nhà nhập khẩu phải trả tiền hàng nhập khẩu và phí thanh toán ngay choNHPH
Thời điêm đến hạn khoản vay tài trợ mở L/C trả ngay. Khi đến hạn khoản vay nói trên, nhà nhập khẩu phải trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng
(4) NHPH gửi điện MT700 cho NHCK (5) NHCK thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (6) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng.
(7) Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại NHCK.
(8) NHCK kiểm tra chứng từ và gửi chứng từ cho NHPH, đồng thời gửi điện yêu cầu chấp nhận thanh toán tới NHPH.
(9) NHPH gửi điện MT799 cho NHCK, thống báo về việc chứng từ đã đuợc chấp nhận thanh toán và phí (nếu có)
(10) NHCK trả tiền cho nhà xuất khẩu.
(11) NHPH trả bộ chừng từ cho nhà nhập khẩu
(12) Vào ngày đáo hạn hối phiếu, nhà nhập khẩu thanh toán L/C cho NHPH (13) NHPH trả lại tiền cho NHCK hoặc NHCK trích nợ TK nostro của
NHPH mở tại NHCK (nếu có)
1.3.3 So sánh UPAS L/C và L/C trả ngay
UPAS L/C là giải pháp thay thế hoàn hảo với chi phí cạnh tranh cho các khách hàng nhập khẩu có nhu cầu mở L/C trả ngay bằng vốn vay ngoại tệ.
theo biêu phí (phí phát hành L/C, phí thanh toán L/C, điện
phí...) ' ' '
+ Phí chấp nhận hối phiếu bao gồm:
- Phí chấp nhận thanh toán của NHPH
- Phí ứng vốn thanh toán ngay của Ngân hàng đại lý
TTQT theo biêu phí (phí phát hành L/C, phí thanh toán L/C, điện phí...) + Lãi suất vay của Ngân hàng
UPAS L/C có thể hoàn toàn thay thế cho L/C trả ngay bằng vốn vay ngân hàng trong điều kiện hạn chế cho vay ngoại tệ như hiện nay; giúp các doanh nghiệp giảm tối đa các chi phí lãi vay và các chi phí liên quan khác.
1.3.4 Rủi ro trong quá trình thực hiện UPAS L/C của các NHTM
Cũng giống như khi phát hành L/C thông thường, rủi ro nguy hiểm nhất đối với
ngân hàng là người đề nghị mở L/C mất khả năng thanh toán. Đối với việc phát hành UPAS L/C thì NHPH gặp nhiều rủi ro hơn so với việc phát hành một L/C trả ngay.
Đối với L/C trả ngay, Khách hàng muốn nhận được bộ chứng từ đi lấy hàng thì phải nộp vốn tự có/ nhận nợ số tiền tương ứng trị giá bộ chứng từ cho ngân hàng thì ngân hàng mới đồng ý ký hậu vận đơn cho khách hàng. Lúc này, ngân hàng hoàn toàn không gặp phải rủi ro thanh toán. Nhưng đối với UPAS L/C, khách hàng chỉ cần chấp nhận thanh toán bộ chứng từ là có thể nhận bộ chứng từ đi lấy hàng. Mặc dù lúc này ngân hàng vẫn yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho nguồn tiền thanh toán khi đến hạn, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu như vào ngày đến hạn khách hàng bị mất khả năng thanh toán, lúc này ngân hàng phải dùng tới biện pháp xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi khoản nợ và đã dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cũng như chi phí phát sinh cho ngân hàng.
Một rủi ro cần phải đề cập đến là rủi ro tỷ giá. Khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, khách hàng chỉ nộp tài sản đảm bảo đủ cho trị giá bộ chứng từ tương ứng với tỷ giá ngày hôm đó. Nhưng nếu vào ngày đáo hạn, tỷ giá tăng mạnh thì tài sản đảm bảo lúc đầu sẽ không đủ để bảo đảm/thanh toán trị giá bộ chứng từ. Lúc này ngân hàng đứng trước rủi ro thiếu hụt nguồn tiền thanh toán nếu như khách hàng không nộp thêm khoản tiền chêch lệch do biến động tỷ giá này. Vì vậy, ngân hàng phát hành phải luôn theo dõi biến động tỷ giá để yêu cầu khách hàng kỹ quỹ bổ sung kịp thời trong trường hợp tỷ giá biến động tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro không có đủ nguồn tiền để thanh toán L/C khi đến hạn. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh tiền tệ (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn...) để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng cũng như bán chéo được nhiều sản phẩm dịch vụ và tăng thu phí cho ngân hàng.
1.3.5 Lợi ích của việc sử dụng UPAS L/C
1.3.5.1 Đối với nhà xuất khẩu
S Dựa vào L/C UPAS, nhà xuất khẩu không phải cung cấp tín dụng thuơng mại cho nhà nhập khẩu và ngồi chờ số tiền đáo hạn mà họ có thể bán hàng nhận nhận tiền ngay.
S Nhà xuất khẩu có thể bán hàng với giá cả cạnh tranh hơn vì nếu đợi 90 hoặc 180 ngày thì giá cả thuờng có xu huớng tăng lên.
S UPAS L/C cho phép các nhà xuất khẩu nhận đuợc tiền ngay khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Điều này có lợi cho nhà xuất khẩu trong việc cải thiện tình hình tài chính và bố trí vốn cho sản xuất kinh doanh một cách kịp thời.
S Nhà xuất khẩu có thể tận dụng nguồn vốn của ngân hàng để làm giảm áp lực lên nguồn vốn của doanh nghiệp, làm tăng tốc độ quay vòng vốn và thu đuợc lợi nhuận nhiều hơn.
1.3.5.2 Đối với nhà nhập khẩu
S Nhà nhập khẩu đàm phán đuợc giá tốt trong hợp đồng mua bán ngoại thuơng do nhà xuất khẩu vẫn nhận đuợc tiền thanh toán nhu L/C trả ngay từ ngân hàng chiết khấu.
S Khi sử dụng UPAS L/C, nhà nhập khẩu thuờng đuợc nhận mức giá thấp hơn nên giá trị thanh toán bằng UPAS L/C thuờng nhỏ hơn giá trị thanh toán bằng L/C thông thuờng đối với cùng một lô hàng. Điều này làm giảm chi phí về thuế một cách hợp pháp cho nhà nhập khẩu (nhu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng...)
S Thay vì phải vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C trả ngay khi nhận bộ chứng từ hoặc L/C trả chậm khi đến hạn thanh toán thì khi sử dụng UPAS L/C, nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán các khoản phí dịch vụ mà không phải vay nợ. Điều này giúp ích cho việc cải thiện cơ cấu nợ của nhà nhập khẩu.
S UPAS L/C cung cấp cho khách hàng giải pháp tài trợ vốn với chi phí thấp, làm giảm đáng kể chi phí tài chính và tăng cuờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so việc vay vốn luu động với lãi suất cao.
S Thời hạn tài trợ vốn của UPAS L/C tối đa lên đến 01 năm, vì vậy nó thích hợp cho những ngành nghề có vòng quay vốn tuơng đối dài.
1.3.5.3 Đối với ngân hàng
* Đối với NHPH:
S Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng với chi phí hợp lý.
S Ngân hàng tài trợ giao dịch cho khách hàng mà không phải bỏ vốn bởi việc thanh toán thực tế đuợc NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH.
S NHPH có thể huởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.
S Duy trì và mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thanh toán trong nuớc và quốc tế, tăng thu phí dich vụ và doanh số thanh toán quốc tế
* Đối với NHĐCĐ:
S NHĐCĐ cũng huởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm
1.4 Nhân tố tác động đến việc phát triển sản phẩm UPAS L/C
S Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái ảnh huởng trực tiếp đến ngân hàng phát hành và khách hàng, cụ thể:
Khi chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, khách hàng chỉ nộp tài sản đảm bảo đủ cho trị giá bộ chứng từ tuơng ứng với tỷ giá ngày hôm đó. Nhung nếu vào ngày đáo hạn, tỷ giá tăng mạnh thì tài sản đảm bảo lúc đầu sẽ không đủ để bảo đảm/thanh toán trị giá bộ chứng từ. Lúc này ngân hàng đứng truớc rủi ro thiếu hụt nguồn tiền thanh toán nếu nhu khách hàng không nộp thêm khoản tiền chêch lệch do biến động tỷ giá này.
Tuơng tự, khi tỷ giá tăng mạnh khi đến hạn thanh toán UPAS L/C, khách hàng là nguời trực tiếp bị ảnh huởng; chi phí phát sinh cho lô hàng nhập khẩu tăng cao khiến lợi nhuận của khách hàng giảm, thậm chí lợi nhuận âm. Do vậy, việc ổn định Tỷ giá là nhân tố rất quan trọng trong việc sự dụng sản phẩm UPAS L/C.
S Phí phát hành: Trong quá trình hội nhập, các chi nhánh Ngân hàng nuớc ngoài ngày càng đuợc mở rộng và phát triển ở Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm,
uy tín, tiềm lực tài chính vững mạnh, các Ngân hàng có vị thế vững chắc trong hoạt động Thanh toán quốc tế sẽ làm cho việc giành được thị phần khách hàng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn. Do đó, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình biểu phí phù hợp, hướng đến các đối tượng khách hàng mục tiêu.
S Lãi suất, Thời hạn Upas L/C: Ưu điểm của UPAS L/C là cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán trả chậm tối đa lên tới 365 ngày, với phí trả chậm rất ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay USD thông thường; hỗ trợ nhà nhập khẩu có được giá tốt trong hợp đồng ngoại thương vì đối tác xuất khẩu vẫn nhận được tiền ngay, không bị ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hỗ trợ tối đa thời gian xử lý chứng từ, với thủ tục đơn giản, thuận tiện và hệ thống ngân hàng đối tác rộng khắp trên thế giới.
S Thời gian xử lý, thủ tục, giấy tờ của ngân hàng: Các ngân hàng hiện nay đang ngày càng rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ; hỗ trợ tối đa thời gian xử lý chứng từ, với thủ tục đơn giản, thuận tiện để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
S Luật lệ và tập quán quốc tế: Cho đến nay, hầu như không có L/C nào đưa vào điều khoản Luật áp dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ thường chọn UCP là văn bản pháp lý điều chỉnh giao dịch. Tuy nhiên, bộ quy tắc này không phải là luật mà chỉ là tập hợp các thông lệ và tập quán quốc tế về hướng dẫn thực hành giao dịch tín dụng chứng từ. UCP không đề cập đến Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng như không giải quyết những vấn đề tranh chấp kiện tụng, sự khác biệt hay mâu thuẫn về luật quốc gia. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Tòa án sẽ xem xét mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch L/C để xác định Luật áp dụng. Điều cần lưu ý là do tính chất độc lập của giao dịch L/C và hợp đồng cơ sở nên luật áp dụng trong hợp đồng cơ sở không nhất thiết phải áp dụng trong L/C. Với hành lang pháp lý chưa rõ ràng như hiện nay, các Ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh.
S Nhân viên ngân hàng: Thanh toán bằng L/C là phương thức thanh toán phức tạp nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế khác như: chuyển tiền bằng điện, nhờ thu... Sử dụng phương thức thanh toán L/C và sản phẩm UPAS L/C đòi hỏi khách hàng phải có những hiểu biết nhất định về ngoại thương và thanh toán quốc tế. Thực tế ở Việt Nam, chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có nhân viên chuyên trách thực hiện, còn lại đều do nhân viên kế toán làm việc trực tiếp với ngân hàng. Hầu hết các nhân viên kế toán không có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên họ rất e ngại khi tiếp cận với một sản phẩm mới phức tạp mà chỉ muốn sử dụng những phương thức thanh toán đơn giản nhất, vì vậy rất khó tư vấn và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm UPAS L/C của ngân hàng. Do vậy, đội ngũ nhân viên ngân hàng cần có sự nhiệt tình, kiến thức cũng như kinh nghiệm trog việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm UPAS L/C để đảm bảo lợi ích cho khách hàng, đồng thời mang lại lợi nhận cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra những lý thuyết cơ bản về phương thức tín dụng chứng từ và UPAS L/C. Trong đó, nhấn mạnh đến các đặc điểm, quy trình thực hiện UPAS L/C và những lợi ích mà UPAS L/C mang lại cho các bên tham gia. Qua đó, ta thấy được những lợi ích rõ ràng mà sản phẩm này mang lại cho các bên: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng. Đây cùng là lý do quan trọng nhất để các ngân Hàng phát triển sản phẩm UPAS L/C tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ BẰNG UPAS L/C ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Tình hình Xuất Nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
(Nguồn:https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ChiTieuThong
KeTongHop)
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp, các nền kinh tế lớn tăng trưởng không đồng đều. Việt Nam đã từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. Theo Tổng cục Hải quan, sau 19 năm từ năm 2001 đến năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng 17 lần. Với kết quả trên, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.
Trong gần 20 năm (giai đoạn 2000-2019) tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam đã đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về truớc cộng lại (giai đoạn 2000 -2014). Đến nay, cán cân thuơng mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng du liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu).
Để đạt đuợc những kết quả nêu trên, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phuơng tập trung thực hiện đồng bộ việc triển khai các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia... Trong đó, quản lý nhà nuớc về lĩnh vực hải quan thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và kết quả trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, cải cách thể chế, hiện đại hóa hải quan. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính trong 11 tháng năm 2019 đã có 12,1 triệu tờ khai làm thủ tục hải quan, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó có