Sự đa dạng văn hóa bi kịch của văn hóa tiểu nhược

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nữ hải ngoại việt nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn hoá (Trang 65 - 73)

5. Cấu trúc luận án

3.1.1. Sự đa dạng văn hóa bi kịch của văn hóa tiểu nhược

Văn học Việt Nam ở hải ngoại cũng giống như dòng văn học bên ngoài đất nước của một số quốc gia khác, mang đặc tính của nền “văn học di dân”. Nhà văn rời khỏi môi trường văn hóa quen thuộc bước vào môi trường văn hóa xa lạ, hòa vào dòng chảy chung của nhân loại vừa góp phần tạo nên đặc tính đa dạng, phức hợp vừa tạo nên những tác động đối kháng thậm chí có thể là loại trừ trong văn hóa thế giới. Một trong số nội dung được các nhà văn hải ngoại Việt Nam quan tâm đồng loạt khai thác là phản ánh về tư tưởng thống trị của nền văn hoá sở tại đối với văn hoá của người thiểu số nhập cư. Thực tế cuộc sống hiện lên trong trang văn của các tác giả hải ngoại cho chúng ta trăn trở: liệu sự đa dạng văn hóa có thực sự là hệ quả tốt đẹp của quá trình toàn cầu hóa hay chỉ là sự tự an ủi, tự ảo tưởng mà một số quốc gia nhược tiểu, sử dụng thành phép thắng lợi tinh thần cho quá trình bắt buộc hội nhập để phát triển đất nước?!

55

Qua tác phẩm của các nhà văn hải ngoại, số phận người thiểu số nhập cư phần lớn là nạn nhân chịu nhiều tổn thương theo những cách khác nhau trong cộng đồng xa lạ mà họ đang định cư. Dẫu khó chấp nhận khi đứng trên nền tảng nhân văn, kết nối, đối thoại, bình đẳng của tinh thần liên văn hoá nhưng đây là sự thật mà bất kỳ người nhập cư nào cũng từng phải nếm trải. Trong bối cảnh hiện thực ấy, tác phẩm của các nhà văn nữ hải ngoại Việt Nam đương đại đã lột tả một cách chân thực cuộc sống tha hương của người Việt xa xứ bằng những câu chuyện mà họ tự trải nghiệm hoặc chứng kiến trong suốt quá trình họ dấn thân để tồn tại/sống. Đó thật sự là những “cú sốc” lớn làm vỡ mộng, giúp nhà văn nhận thức rõ ràng hơn về mảng sáng - tối trong quá trình toàn cầu hoá. Ở đấy, bản sắc cội nguồn quê hương luôn bàng bạc âm hưởng cảm quan nhỏ bé, chông chênh, tự ti.

Tư tưởng thống trị dẫn đến sự “bài ngoại”, phân biệt, kỳ thị chủng tộc vô cùng khắc nghiệt trong lòng xã hội phương Tây. Đây chính là diễn ngôn được kiến tạo suốt một thời kỳ dài quốc gia thực dân xâm chiếm các quốc gia khác. Tính chất nhược tiểu mà phương Tây quy gán cho phương Đông đã làm cho phương Tây luôn ở vị thế “trung tâm”, trong khi phương Đông là ngoại biên, “kẻ khác”. Họ khoác lên quốc gia bị xâm chiếm, nô lệ những lớp từ ngữ xấu xa như dã man, mông muội, ngu độn… hòng nhằm hợp thức hóa công cuộc xâm lược với sứ mệnh khai hóa, văn minh, khai trí.

Trong Sóng ngầm của Linda Lê, khi Văn quen Lou (sau này là vợ anh) những nỗ lực hòa nhập, thích nghi của Văn không những không được ghi nhận, mà anh còn trở thành nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Trong mắt bà mẹ vợ, cuộc hôn nhân của con gái bà với Văn chỉ mang lại hiểm họa: “Những cuộc hôn nhân lai tạp rước họa cho phong tục tổ tiên phương Tây” [49, tr.151]. Bà mang tư tưởng của nước lớn để phán xét người khác: “Thói gian giảo của bọn nước ngoài gốc Viễn Đông chả còn cần chứng minh nữa. Bọn họ luồn lọt khắp nơi, nếu không hãm họ lại, họ sẽ không chỉ làm chúng ta ngập trong hàng hóa của họ, mà còn điều khiển chúng ta bằng luật của họ nữa” [49, tr.151]. Bà ta phủ nhận sự tồn tại của Văn, không chấp nhận anh là con rể, bởi bà có cái nhìn của kẻ thống trị về người dân nô lệ, mà dân tộc bà đã từng gieo rắc khắp nơi: “Tổ tiên hắn hẳn phải là bọn kéo xe, cha hắn là kẻ đớp sắn, mẹ hắn là dân chơi mạt chược mà nếu có thể thì đã bán hắn cho người trả giá cao nhất cũng

56

nên” [49, tr.152]. Bà không ngần ngại thể hiện sự kỳ thị chủng tộc với một niềm kiêu hãnh và thái độ nhục mạ Văn: “Mấy cái ngữ ấy toàn nói tiếng Pháp bồi, là lũ thô tục trì độn, mưu toan chiếm đoạt của thừa kế. Bà ta sẽ không là mẹ vợ của một kẻ chạy theo hồi môn, do vậy sẽ không cho mình một xu. Để dịch hạch lôi mình và gã An Nam Mít của mình quách đi cho rảnh” [49, tr.152]. Bà ta luôn phán xét đồng loại dựa trên màu da, vẫn coi rằng bọn mặt nhọ cần phải chịu trách nhiệm cho những tiêu cực và suy tàn của xã hội Pháp, bởi chính họ làm suy đồi sự tốt đẹp vốn có của xã hội Pháp. Sự bài ngoại và tôn sùng giới quý tộc, thượng lưu của bà ta khiến bà có cái nhìn đầy thành kiến chống lại kẻ bên kia biên giới, đê tiện với những ai không ở trên đỉnh nấc thang xã hội. Với bà, những người nhập cư, kể cả Văn đều là sâu bọ và là phường trộm cắp, bất lương.

Trên thực tế trong diễn ngôn của phương Tây về phương Đông gợi thế đối lập: cực tính nam - phương Tây - sáng rõ, trật tự, nhạy bén, nguyên tắc, và cực tính nữ - phương Đông - tối tăm, hỗn độn, thụ động, phi nguyên tắc. Dưới cái nhìn của phương Tây, phương Đông mang một vẻ nữ tính, quyến rũ thỏa mãn cảm xúc cho phương Tây. Phương Tây cho mình cái quyền được điều khiển, được quyết định. Họ biến người nhập cư trở thành con rối, thành trò tiêu khiển. Trong Vu khống (Linda Lê), Viên tham vấn - chủ của một công ty xuất bản lớn ở Pháp, kẻ có quyền lực và địa vị. Ông luôn coi mình là người mang sứ mệnh cao cả là nâng đỡ và cứu rỗi những tâm hồn tổn thương, những “kẻ yếu”. Ông ta muốn biến cô cháu gái “thành kẻ mà y bảo hộ - nhà văn gốc gác những xứ thuộc địa cũ, con chim non đói khát, người nữ yếu ớt do y đỡ đầu” [46, tr.47]. Lấy tiếng nói của kẻ mạnh áp chế tiếng nói của kẻ yếu, biến họ thành công cụ để thỏa mãn dục vọng của ông. Với cô cháu gái, hắn yêu cầu viết về hoan lạc, viết về người cha Việt Nam của cô bằng thứ diễn ngôn thuộc địa nhằm thỏa mãn thị hiếu công chúng của quốc gia hắn, khẳng định sứ mệnh “khai minh” của dân tộc hắn. Còn với cô thư ký, hắn lại có “chiêu bài” khác cũng thâm hiểm không kém. Trước hết hắn gán cho cô những đặc tính của “kẻ ngốc nghếch, một người đẹp say ngủ, người mòn mỏi mong chờ một cứu tinh, một người đàn ông có hai bàn tay trắng đẹp sẽ tái tạo mình” [46, tr.167]. Sau đó tự nhận mình là “kẻ cứu thế”, sắm vai Chúa để “nhào nặn” cô thư ký theo cách hắn muốn: “điểm tô cái món đồ chơi ngoan ngoãn chực trước cửa văn phòng ông, ghi dấu ấn của ông vào cô, in vào da cô nhãn

57

hiệu chế tạo” [46, tr.168]. Rõ ràng, văn hóa của kẻ thống trị còn được sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện truyền thông, kênh thông tin để họ có thể áp chế, gây ảnh hưởng, thậm chí “tái tạo” lại người khác theo khuôn mẫu đã được định sẵn. Chân lý không dành cho những người có xuất thân hèn kém, cũng không nằm ở những quy định được cộng đồng thống nhất. Chân lý nằm ở kẻ mạnh, kẻ có quyền, kẻ định đoạt mọi thứ.

Khi đã kiến tạo nên lớp diễn ngôn về phương Đông, phương Tây nghiễm nhiên trở thành người bảo hộ, thống trị, bá chủ, còn phương Đông là người lệ thuộc, bị trị, là kẻ yếu bên lề. Những phận đời nhập cư đến nước sở tại đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự vùi dập, bất trắc, thất bại, vỡ mộng. Chinatown của Thuận phơi bày cho chúng ta thấy một thực trạng xót xa, cay đắng của người nhập cư trên đất Pháp theo một dạng khác. Dưới cái nhìn thống trị và quan niệm dân nhập cư là hạ đẳng, những phận đời nhỏ bé, lạc lõng, cam chịu tồn tại trong cộng đồng ấy càng trở nên hèn mọn. Tất cả nỗ lực của Thuỵ - một Hoa kiều tại Pháp (Chinatown) luôn bị cộng đồng kỳ thị, tẩy chay chỉ vì Thuỵ là người nhập cư, đã thế, lại mang thân phận của kẻ nhập cư đặc biệt “Không ít học trò của tôi có số phận khác thường. Nhưng tôi chưa thấy số phận nào như số phận Thuỵ. Người Việt khổ, người Hoa khổ, không ai khổ bằng người Việt gốc Hoa” [91, tr.117]. Cuộc đời Thụy đã chứng minh: bất kể anh là ai? tài năng gì? nỗ lực ra sao? chỉ cần là dân nhập cư thì hầu như khó tìm một tương lai tốt đẹp. Vĩnh - đứa con duy nhất của Thụy và nhân vật “tôi” trong câu chuyện đã mang ba quốc tịch (Việt, Hoa, Pháp) mà vẫn vô tổ quốc. Đối với cậu bé, hầu như không thấy có một con đường tươi sáng để bước tiếp và một nơi ấm áp để quay về. Tư tưởng bị trị, nhược tiểu ăn sâu vào tâm thức đã trở thành bức tường lạnh lùng, chặn đứng mọi giấc mộng đổi đời trên đất Pháp của một bộ phận người nhập cư. Mèo ốm và Sư tử (Paris 11 tháng 8) sang Pháp với ảo tưởng đổi đời, với giấc mơ sung túc. Kết cục lại trở thành nạn nhân, bị thói xấu của xã hội ấy nuốt chửng, họ buông xuôi và mất niềm tin, trở thành gánh nặng cho chính những đồng hương và xã hội tư bản. Mai Lan (Paris 11 tháng 8) theo người yêu về Pháp với niềm tin mãnh liệt đối với thiên đường Paris, nhưng kết cục cô tồn tại được ở Paris là nhờ vào những đồng tiền bao và trợ cấp từ bố con My - chua xót và vỡ mộng.

Văn hoá nước lớn mang tư tưởng thượng đẳng, khinh bỉ và không công nhận văn hoá của các nước từng thuộc địa, xem đó là “mọi rợ” cần được cải tạo. Sự khinh

58

bỉ này không chỉ xuất phát từ tư tưởng thực dân - thuộc địa mà còn chính từ những thói hư, tật xấu, những tha hoá của người Việt trên đất người khiến tự tôn trở nên rẻ mạt. Khai thác khía cạnh này, các nhà văn đã trực diện hoặc ám dụ chỉ ra những tư tưởng, quan niệm, diễn ngôn về những người nhập cư mang thân phận di dân trong tương quan với văn hóa của kẻ thống trị. Sự kiến tạo diễn ngôn của kẻ thống trị dành cho dân tộc thuộc địa xuất phát từ ý thức ăn sâu vào trong tâm khảm họ về một thời gian dài thống trị các thuộc địa. Trong công trình Đông phương học, Edward W. Said đã chỉ ra: khái niệm Đông phương chỉ là khái niệm thuần túy do phương Tây kiến tạo qua diễn ngôn Đông phương học. Đó chính là hệ thống phát ngôn do phương Tây tạo dựng, chỉ trong hệ thống đó, phương Đông mới được nhận biết. Để khẳng định tham vọng bá chủ, hợp thức hóa sự xâm lược, phương Tây đã vẽ nên một phương Đông yếu đuối, nhược tiểu, mông muội, dã man, cần phải được khai hóa, bảo hộ để đi lên con đường tiến bộ, văn minh. Họ luôn tạo ra những khoảng cách giữa trung tâm - ngoại vi, bên trên - bên dưới, bản xứ - kẻ khác. Ranh giới đó không thể vượt qua [17].

Trong lòng cộng đồng đầy kỳ thị ấy, văn chương của các nhà văn di dân khó có cơ hội để khẳng định vị trí thậm chí không muốn nói là bị từ chối và xem thường. Antoine Sorel (Vượt sóng - Linda Lê), văn sĩ tài năng song không được công chúng đón đọc rộng rãi bởi thứ văn chương lạ biệt của “kẻ viết thiểu số”, khác với kiểu văn chương ăn khách, hợp thời. Có thể xem đây là sự tự nhận thức về số phận, kết cục đối với văn chương di dân và thân phận nhà văn "thiểu số" trong dòng văn học chính thống của bản xứ. Bên cạnh giá trị tinh thần bị chối bỏ, sự phân biệt trong đời sống sinh hoạt đời thường mới là nỗi ám ảnh thường trực của cộng đồng người nhập cư. T mất tích (Thuận) phản ánh một cách chua xót sự phân biệt, kỳ thị nghiệt ngã khi khắc họa nơi cư ngụ của dân lao động bản địa, dân nhập cư với những tệ nạn xã hội và sự hỗn loạn. Giới hạn phân biệt giữa tầng lớp quý tộc, thượng lưu và dân nghèo, nhập cư hiện hữu thản nhiên trong cuộc sống hiện đại của nước Pháp, đất nước luôn được mệnh danh là thiên đường của tự do, bình đẳng, bác ái. Nó không chỉ diễn ra giữa người người dân sở tại với dân nhập cư, mà ngay trong những người đồng hương với nhau cũng có một sự phân biệt khắc nghiệt.

Trong ranh giới được - mất và sự áp lực khốc liệt của cuộc sống tại nơi định cư, người dân di cư bắt buộc phải lựa chọn cho mình phương cách sống, thái độ sống

59

để thích nghi và tồn tại. Đối với một bộ phận người yếu bản lĩnh, nội tâm hời hợt, không có niềm tin và tình yêu đối với quê hương, để bản thân nhanh chóng được hoà nhập và chấp nhận, họ không ngần ngại chối bỏ quá khứ, quê hương, nguồn cội, một số người nhẫn tâm còn chối bỏ luôn cha mẹ, xem đó như là vết nhơ về nguồn gốc. Một bộ phận người nhập cư chấp nhận bị thống trị để có cơ hội đổi đời, tâm thức của họ hướng về hào quang của nước lớn với niềm đam mê cháy bỏng. Họ xem việc bị đánh giá là hạ đẳng là đương nhiên và nhiệm vụ của họ là phải chấp nhận triệt để tư tưởng bị trị đồng thời tìm mọi cách để thoát khỏi sự “hạ đẳng”, hướng tới đẳng cấp thượng đẳng.

Hành trình giải mã cuộc đời, kết nối tác phẩm của Sorel (Vượt sóng - Linda Lê) đã giúp “tôi” phát hiện ra nhiều bí ẩn xoay quanh số phận của nhà văn yểu mệnh. Sorel sinh ra và lớn lên tại thành phố cảng Le Havre, trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động nghèo, đặc biệt, ông là cháu nội của một lính thợ Việt Nam, bị cưỡng ép sang Pháp lao động khổ sai trong Thế chiến thứ Hai. Ông nội ông có tên là Diet Trần, sinh ra tại vùng quê nghèo, hẻo lánh ở Việt Nam, bị đưa sang Pháp lúc 18 tuổi, vào thời điểm đó, ông gần như mù chữ. Diet Trần cưới một cô vợ người Pháp, gốc Normandie, con gái út của một gia đình lao động ở Bordeaux. Bố mẹ vợ Diet Trần coi ông là “một thứ cặn bã bần cùng của xã hội” [50, tr.50]. Sau khi Diet Trần mất, con trai ông - Martin đã nộp đơn xin đổi họ, như là cách chối bỏ dòng máu dân nhập cư trong mình: “ông ấy sẵn sàng đánh đổi mười năm tuổi thọ để được mang tên Dupon hoặc Durand” [50, tr.52]. Martin cố gắng đầu tư cho những đứa con của mình để chúng có thể leo lên tầng lớp những người có đặc quyền. Ông xem “những người giàu có thuộc “nước Pháp bên trên” như thánh nhân. Nếu họ mở rộng vòng tay đón, xem như là được bước vào thế giới thần tiên” [50, tr.55].

Văn hóa phương Tây, văn minh Pháp tích tụ ngàn đời trở thành nỗi khát khao của một bộ phận dân nhập cư. Họ ngưỡng mộ, sùng bái văn hoá bản địa một cách mê muội. Bởi không còn cách nào khác để tránh bị đẩy ra ngoài lề, họ phải thỏa hiệp. Sự thỏa hiệp thể hiện công khai nhất là học hỏi và làm theo. Họ coi đó là đỉnh cao văn minh loài người, là khuôn mẫu, mực thước. Phía khác, họ sẵn sàng chối bỏ, khước từ văn hóa nơi họ thuộc về. Khi nhìn về văn hóa nước khác, luôn là cái nhìn hướng

60

thượng, bởi ở đó có “những gia đình gốc Pháp một trăm phần trăm thật tuyệt vời và huyền bí, với những gia phả cành lá ngoằn ngoèo, những chùm tên vang lên đầy vinh quang, những ngôi làng, những nghĩa trang, những hầm rượu, nhà thờ và cây thánh giá, những nhà nghỉ ở thôn quê có các ngăn tủ bằng gỗ sồi khúc, chất đầu đồ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nữ hải ngoại việt nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn hoá (Trang 65 - 73)