3.3.4.1. Ồn định tình hình tài chính, báo cáo minh bạch, rõ ràng
Ở nuớc ta, khu vực doanh nghiệp mới chỉ buớc vào cơ chế thị truờng hơn hai thập niên qua, còn DNNVV chỉ mới thực sự khởi sắc trong vài năm gần đây, kinh nghiệm chua nhiều và trình độ quản lý còn thấp, quy mô nhỏ, tích lũy chua đáng kể, hiệu quả kinh doanh còn thấp... Những khó khăn ban đầu này đã dựng nên một rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là trong tình hình DNNVV không có đủ điều kiện để vay không có đảm bảo bằng tài sản và sử dụng vốn vay tín chấp. Để có thể thúc đẩy việc cho vay đối với DNXNKNVV, bản thân DNXNKNVV phải từng buớc hoàn thiện mình, tạo niềm tin đối với hệ thống ngân hàng vốn đã có tâm lý bất an khi làm việc với loại hình doanh nghiệp này mà truớc hết đó là việc phải giữ đuợc ổn định tình hình tài chính doanh nghiệp trong giới hạn an toàn cho phép theo các tiêu chuẩn đánh giá từ phía ngân hàng và những nguời đầu tu vào doanh nghiệp. Nhất là với các DNXNKNVV, việc giữ chữ tín trong từng hợp đồng, từng khoản vay là hết sức cần thiết vì chỉ cần quá hạn một bộ chứng từ thì không chỉ uy tín của doanh nghiệp giảm sút mà còn uy tín của ngân hàng đối với ngân hàng nuớc ngoài cũng giảm sút theo, kéo theo nhiều hậu quả khó có thể cứu vãn đuợc.
Ngoài ra, dần dần các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ việc minh bạch hóa các thông tin báo cáo tài chính là cần thiết, hạn chế việc sử dụng hai báo cáo số liệu khác nhau song song tồn tại trong doanh nghiệp (báo cáo nội bộ và báo cáo tài
chính thuế). Minh bạch tài chính - sẽ là điều kiện thuận lợi không chỉ trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà còn trong quá trình đổi mới và ứng dụng công nghệ trong quản lý, trong ứng dụng và phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, cải thiện điều kiện kinh doanh và tạo lập niềm tin cho ngân hàng trong quá trình quan hệ tín dụng.
3.3.4.2. Đổi mới và cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp
Trong điều kiện kinh tế đang dần phục hồi hiện nay, đây là cơ hội để các doanh nghiệp nói chung và DNXNKNVV nói riêng cơ cấu lại hoạt động, đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quá trình không phải không gặp những khó khăn nhất định về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Song với uu điểm vuợt trội của DNXNKNVV là quy mô nhỏ, linh hoạt và năng động hơn trong quá trình thay đổi, điều chỉnh và đổi mới sản xuất so với các doanh nghiệp lớn, quy mô lớn, khi gặp phải các vấn đề về thị truờng, về điều kiện kinh doanh.
3.3.4.3. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay
DNXNKNVV cần xác định đúng đắn và xây dựng chiến luợc phát triển thị truờng, phát huy tối đa các lợi thế so sánh hiện có của doanh nghiệp, tích cực mở rộng mạng luới kinh doanh, nâng cao chất luợng dịch vụ sau tiêu thụ, tăng cuờng mối liên kết giữa doanh nghiệp với nguời tiêu dùng để thu nhận các thông tin phản hồi về sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của thị truờng.
Rủi ro tài chính của doanh nghiệp bắt nguồn từ mức độ tín nhiệm của đối tác ký kết, biến động về giá cả và hiệu ứng thời gian. Xác định và đo luờng rủi ro là hai yếu tố quan trọng nhất để quản lý có hiệu quả các rủi ro tài chính, từ đó tìm ra công cụ hạn chế rủi ro thích hợp. Với DNXNKNVV, cần chú trọng đến dòng tiền tăng thêm để quản lý đuợc việc sử dụng vốn, đặc biệt là vốn vay ngân hàng đúng mục đích đã cam kết. Ngoài ra, đặc biệt các DNXNKNVV cũng cần hiểu và vận dụng một số các công cụ tài chính để quản lý rủi ro nhu hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
quyền chọn, hợp đồng hoán đổi để quản lý sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá làm ảnh huởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.4.4. Tăng cường công tác phát triển nguồn nhân lực
DNXNKNVV cần tăng cuờng các quan hệ liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực có tính bổ sung, hỗ trợ cho nhau để thực hiện những công việc mà mỗi doanh nghiệp tự mình làm sẽ không hiệu quả. Hiện nay, Nhà nuớc đã có những uu đãi nhất định đối với sự phát triển của DNNVV, doanh nghiệp nên nắm bắt lấy các cơ hội đó, vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế doanh nghiệp mình.
Nhân tố con nguời là rất quan trọng và không thể thiếu đuợc trong kinh doanh. Đặc biệt là các DNXNKNVV, việc chuyên nghiệp hóa, tinh nhuệ hóa bộ máy nhân sự là rất cần thiết vì các đối tác quan hệ thuơng mại đều là các doanh nghiệp nuớc ngoài, hoạt động thuơng mại phát sinh đều là các hoạt động xuất nhập khẩu cần độ chính xác và nhanh chóng. Vì thế, các DNXNKNVV cần có chiến luợc đào tạo, bồi duỡng đồng bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp trên các mặt: hiểu biết về chính sách và pháp luật, các kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại về quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị truờng và hội nhập quốc tế, trình độ kỹ thuật chuyên môn và phong cách làm việc khoa học. Có chính sách khuyến khích vật chất tinh thần cho những nhân sự có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao, dám nghĩ dám làm và có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp với nhận thức con nguời có trình độ công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay.
3.3.4.5. DNXNKNVVcần tận dụng các chính sách hỗ trợ dành cho DNNVV
Nhằm hỗ trợ DNNVV trong hoạt động kinh doanh và tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Chính phủ và NHNN có những chính sách hỗ trợ DNNVV nhu: Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các NHTM, quỹ bảo lãnh cho DNNVV tại các địa phuơng (trong đó có TP.HCM), quỹ phát triển DNNVV, chuơng trình trợ giúp đào tạo, bồi duỡng nguồn nhân lực, kiến thức pháp luật, chuơng trình xúc tiến thuơng mại, uu đãi về vốn và lãi suất cho DNNVV,...
Nhìn chung, DNXNKNVV đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của mình, nhưng trên thực tế, DNXNKNVV chưa tận dụng hết các chương trình hỗ trợ dành cho mình. Đa phần các DNXNKNVV không biết hoặc biết rất ít về các chương trình này. Như vậy DNXNKNVV còn biết quá ít về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho mình, do vậy, trong thời gian tới DNXNKNVV cần chủ động tìm hiểu thông tin, mạnh dạn tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ dành cho DNXNKNVV, trong đó cần lưu ý đến các chương trình hỗ trợ về vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần tận dụng quỹ bảo lãnh để khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNXNKNVV tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, căn cứ vào định hướng hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển hoạt động cho vay DNXNKNVV của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và cụ thể hơn là chi nhánh Hà Nội trong năm tới; chương 3 luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ tín dụng, về chất lượng chuyên viên tín dụng, về chiến lược marketing để từng bước nâng cao hiệu quả và mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Bên cạnh đó, khóa luận cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, các ban ngành có liên quan; kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước; với Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam và với cả các DNXNKNVV cũng như Hiệp hội DNNVV. Để các giải pháp được thực thi và phát huy hiệu quả thì cần có sự nỗ lực và phối hợp của tất cả các bên liên quan.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, là xuơng sống đối với sự ổn định của một hệ thống chính trị xã hội trong bối cảnh các hàng rào thuế quan đang dần đuợc dỡ bỏ, Việt Nam ngày càng hội nhập hóa với nền kinh tế thế giới. Đảng và Nhà nuớc đã có chủ truơng và tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Tuy nhiên, sự hạn hẹp về nguồn vốn đã hạn chế khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa.
Hệ thống ngân hàng thuơng mại nói chung có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Là một định chế tài chính trung gian, ngân hàng giúp chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm và đầu tu. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng có thể coi vào bậc nhất vì đem lại khoản thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua hình thức tài trợ vốn luu động, vốn trung - dài hạn phục vụ mở rộng kinh doanh.
Doanh nghiệp xuất nhập nhỏ và vừa trong những năm gần đây đã dần khẳng định đuợc khả năng và uy tín của mình trên thị truờng trong nuớc và quốc tế, thay đổi đuợc cái nhìn từ phía công chúng và ngân hàng thuơng mại, là tiền đề để ngân hàng yên tâm chuyển giao nguồn vốn tín dụng của mình cho doanh nghiệp sử dụng.
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng đối với DNXNKNVV tại MSB - chi nhánh Hà Nội. Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận và thực ti ễn nhu sau:
Một là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DNNVV và tín dụng ngân hàng, luận văn đã khái quát và hệ thống hóa đuợc đặc điểm và khẳng định đuợc vai trò của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa đối với nền kinh tế, cũng nhu vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và sự phát triển của DNXNKNVV và sự cần thiết khách quan của việc mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNXNKNVV. Bên cạnh đó luận văn cũng đã tìm hiểu và rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm từ thực tiển hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV ở một số quốc gia trên thế giới, và rút ra một số bài bài học về mở rộng quy mô và phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNXNKNVV.
Hai là, đánh giá được thực trạng hoạt động của MSB - chi nhánh Hà Nội, cũng như là khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNXNKNVV, cùng với thực trạng về phát triển tín dụng ngân hàng đối với DNXNKNVV tại MSB - chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính và các nhân tố ảnh hưởng, bên cạnh việc phân tích những mặt đạt được, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục đối với việc mở rộng quy mô và phát triển tín dụng đối với DNXNKNVV tại MSB - chi nhánh Hà Nội.
Ba là, trên cơ sở những lý luận và thực tiễn đã phân tích như trên, và định hướng phát triển kinh doanh của MSB cũng như MSB - chi nhánh Hà Nội, luận văn đã đưa được ra những giải pháp cụ thể đối với chi nhánh, DNXNKNVV cùng với cơ chế chính sách của Nhà nước, góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn, mở rộng thị phần, cải thiện được tình hình huy động vốn cũng như phân bổ vốn tín dụng một cách có hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.
Với những giải pháp đã nêu cần phải được áp dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần tích cực cho việc mở rộng quy mô và phát triển tín dụng, tăng năng lực cạnh tranh của chi nhánh Hà Nội nói riêng và MSB nói chung, trong xu thế cạnh trang ngày càng gay gắt để từng bước ổn định và vươn ra thị trường thế giới. Đồng thời góp phần giải quyết bài toán làm thế nào để chi nhánh vừa có thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay của DNNVV, vừa mở rộng quy mô và phát triển chất lượng tín dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
6. TS Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
7. TS Trịnh Thị Hoa Mai (2009), Giáo trình kinh tế học tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
9. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và Hội nhập, số 12 (22).
11. Phạm Xuân Giang (2014), “Phát triển DNNVV trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Bài đăng trên trang thông tin điện tử Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về về kinh tế - xã hội thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nằng.
12. Nguyễn Trường Sơn (2014), phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
13. Trương Quang Thắng và nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển (2009), Doanh nghiệp nhỏ và vừa và vấn đề tài trợ tín dụng, một nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh (2008 - 2009), Viện nghiên cứu Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TPHCM
14. Luật Doanh nghiệp (2014), Được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014.
15. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.
16. Nghị quyết số 22/2010/NQ - CP ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
17. Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015.
18. Báo cáo thường niên của MSB - chi nhánh Hà Nội năm 2015, 2016, 2017. 19. Báo cáo nội bộ quý I/2018 của MSB - chi nhánh Hà Nội.
20. Cẩm nang tín dụng SME của Maritime Bank. 21. Quy trình tín dụng SME của Maritime Bank.
Website:
22. Cổng thông tin điện tử Cục Xúc tiến thương mại (Viettrade) http://www.vietrade.gov.vn/
23. Thời báo tài chính - Cơ quan của Bộ tài chính
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2017-10-08/tin-dung- cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-chiem-2114-tong-du-no-nen-kinh-te-48829.aspx
24. Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam - VOV