III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
4. Kết quả đạt được
Theo tôi, phương pháp dạy học tích cực và sử dụng trò chơi trong môn học Địa lý không có nghĩa là phá bỏ những phương pháp cũ mà phải biết kế thừa và vận dụng linh hoạt để đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất có thể. Còn những phương pháp mới bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì cũng còn một số hạn chế như phải có cơ sở vật chất và phương tiện phù hợp, số lượng HS trong một lớp phải không quá đông, thời gian chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn…Thực tế đã chứng minh không có một phương pháp nào là vạn năng với mọi môn học, mọi đối tượng HS và mọi thời điểm của quá trình học. Vì thế, để một giờ học đạt hiệu quả cao chúng ta cần:
- Không loại bỏ hoàn toàn phương pháp truyền thống.
- Không sử dụng một phương pháp liên tục mà phải phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học.
- Phải biết sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp kết hợp với công nghệ thông tin.
Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, sự thay đổi rõ rệt và có chiều hướng tích cực, với sự chuẩn bị chu đáo về tâm thế nên giờ học không còn đơn điệu cứng nhắc, truyền thụ kiến thức một chiều mà giờ trở nên sinh động, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động lĩnh hội kiến thức...
Đối với học sinh, các em tích cực xây dựng bài, xung phong, mạnh dạn tham gia chơi trò chơi, không còn e dè, ngại ngùng như trước vì thế giờ học trở nên sôi nổi, bớt cứng nhắc, khô khan, các em rất thích thú tham gia học tập, nắm vững kiến thức địa lý. Chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp phù hợp với nhau trong từng bài học sẽ đạt kết quả cao cụ thể khi tôi áp dụng vào trong trường tôi:
Kết quả khảo sát cuối học kì 2 năm học 2020 - 2021 riêng khối 9 như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 9A 43 22 51 20 47 1 2 0 0 9B 38 7 18 21 55 10 27 0 0 9C 35 7 20 21 60 7 20 0 0 9D 41 30 73 10 24 1 3 0 0 9E 41 10 24 26 63 5 13 0 0 9G 35 5 14 22 63 8 23 0 0 9H 27 0 0 8 30 19 70 0 0 Tổng 260 43 31 132 50 83 19 0 0
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Muốn dạy tốt môn Địa lý giáo viên không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, luôn bồi dưỡng chuyên môn và tích cực đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực; Phải biết tìm kiếm và khai thác thông tin phù hợp có chọn lọc Dự giờ đồng nghiệp để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, học tập về phương pháp; Tham gia các đợt tập huấn, các cuộc thi về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học sáng tạo. Từ đó, Giáo viên tự tin, năng động hơn, từng bước cân đối nội dung và phương pháp sao cho giờ học đạt hiệu quả cao; Nhận thức rõ được bản chất trong dạy học Địa lý. Để đa số học sinh có hứng thú, tích cực học tập, tham gia xây dựng bài và đã thích ứng được với phương pháp dạy học mới: Hăng hái phát biểu, tích cực hoạt động cho rằng là có sẵn, khô khan nhóm, tự tin và sáng tạo khi thuyết trình, nâng cao khả năng giao tiếp; Học sinh sẽ tích lũy được cả kiến thức xã hội chứ không chỉ là những kiến thức trong SGK mà một số học sinh, qua đó các em sẽ phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo … Với ý tưởng lồng ghép trò chơi vào nội dung bài học nhằm giúp học sinh: “ Học mà chơi, chơi mà học” Giúp cho học sinh nhiều lợi ích thiết thực tích cực hơn, hứng thú học tập, các em thi đua sôi nổi, hiệu quả hơn, hứng thú, tìm tòi sáng tạo, giờ học sôi nổi hơn, chất lượng của các em được nâng lên rõ rệt. Và chắc chắn là học sinh sẽ hứng thú hơn khi học môn Địa lý, các em có ấn tượng sâu sắc và đạt được mục đích cuối cùng của việc học tập môn Địa lý trong trường THCS. Đó là điều hạnh phúc nhất mà không riêng gì tôi - mà tất cả những giáo viên đều trông chờ ở các em.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, tôi kính mong các cấp lãnh đạo có những đánh giá và quan tâm hơn nữa đến bộ môn Địa lí, cung cấp thêm những tư liệu ( đặc biệt là những sáng kiến hay ), tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi và học tập về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho giáo viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “Phương pháp dạy học tích cực và sử
dụng trò chơi trong môn Địa Lý ở trường THCS” . Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập ở môn học Địa lý ở trường THCS.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2021
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ... 1
2. Mục đích nghiên cứu... 1
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu... 2
4. Đóng góp thực tiễn... 2
PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI... 2
1.Khái niệm... 2
2.Mục tiêu, ý nghĩa, vai trò... 3
3. Yêu cầu của trò chơi môn Địa lí ở trường THCS... 5
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ TRONG TRƯỜNG THCS... 6
1. Thực trạng dạy học ở trường THCS……… 6
2. Đánh giá thực trạng……….. 7
III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS……… 8
1. Một số phương pháp dạy học tích cực……… 8
2. Phương pháp sử dụng trò chơi... 13
3. Vận dụng một số bài Địa lý thực tế cuộc sống của học sinh... 20
4. Kết quả đạt được……… 25 PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận………. 2. Kiến nghị………... 27 27
1 Lí luận dạy hoc Địa lí phần đại cương – Nguyễn Được.
2 Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ, 2005 - Nguyễn Thị Dung.
3 Một số kết quả nghiên cứu khoa học phần cụ thể - Nguyễn Ngọc Quang. 4 Bản đồ giáo khoa, NXB Đại Học Sư Phạm, 2008 - Lâm Quang Dốc. 5 Bồi dưỡng giáo dục thường xuyên Trung Học Cơ Sở.
6 Sách giáo khoa, Sách giáo viên Địa Lí khối THCS 7 Thông tin qua mạng internet
... ... ... ... ... ... ... Điểm đạt ……… Xếp loại ………..
Canh Nậu, ngày tháng năm 2021 TM/HĐTĐ - SKKN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐTĐ - SKKN CẤP TRÊN ... ... ... ... ... ... ... Điểm đạt………xếp loại………. Thạch Thất, ngày tháng năm 2021 HĐTĐXD- SKKN