Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1345 quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN – chi nhánh huyện bình xuyên vĩnh phúc II (FILE WORD) (Trang 37 - 41)

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Các nhân tố chủ quan thường được các Ngân hàng xem xét đến bao gồm: Yếu tố về tự nhiên; Môi trường kinh tế - xã hội; Cơ chế pháp của Nhà nước và công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. “Cụ thể:

a) Nhân tố về tự nhiên:

Việt Nam là một trong những quốc gia phụ thuộc sản xuất nông nghiệp. Các yếu về thời tiết, khí hậu có tác động lớn đối với những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

b) Môi trường kinh tế - xã hội:

Nước ta vẫn là đất nước đang phát triển, trong quá trình hội nhập toàn cầu, vẫn phụ thuộc lớn vào các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cần sử dụng nhiều nguyên liệu, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu tình hình

kinh tế của thế giới và các nước nhập khẩu ổn định, ít biến động thì doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng cao hơn. Nếu nền kinh tế các nước này rơi vào tình trạng khó khăn thì không duy trì, đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp, có thể dẫn đến phá sản của doanh nghiệp, làm nợ xấu của Ngân hàng tăng lên.

- Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước

Luật và chính sách Nhà nước có ảnh hưởng lên quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Việc thông báo, triển khai, áp dụng luật và các văn bản chậm chạp như thu hồi khoản vay trước hạn bắt buộc, cưỡng chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến tăng thêm nợ xấu, giảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Việc triển khai các văn bản này cần phải được thực hiện kịp thời, nhanh chóng thì hoạt động sản xuất kinh doanh của cả doanh nghiệp và Ngân hàng mới được thực hiện đầy đủ, thuận lợi.

Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động quan trọng của NHNN. Việc thanh tra giám sát phải được thực hiện thường xuyên, chủ động để ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó, cán bộ thanh tra, giám sát cũng cần đủ năng lực, kiến thức để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của các khoản vay. Tuy nhiên hoạt động này hiện nay vẫn chưa thực hiện hiệu quả những yêu cầu này, dẫn đến sự can thiệp không kịp thời của NHNN. Những vi phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng dẫn đến rủi ro vô cùng lớn mà đáng lẽ phải được kiểm tra, giám sát và xử lý sớm hơn.”

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

a) Cơ chế quản lý tín dụng của chính NHTM

Mỗi Ngân hàng sẽ có cơ chế quản lý tín dụng riêng, nhưng nhìn chung cơ chế quản lý tín dụng bao gồm các biện pháp nhằm kiểm tra, giám sát các khoản vay. Công tác quản lý này vô cùng quan trọng đối với Ngân hàng. Nếu nó được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ thì rủi ro đến từ các khoản vay sẽ thấp.

Nếu công tác này thực hiện không đúng, chặt chẽ và đầy đủ điều kiện, nguyên tắc bởi các phòng ban, bộ phận thì tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

Đối với mỗi Ngân hàng sẽ đưa ra mục tiêu về chỉ tiêu lợi nhuận là khác nhau. Tuy nhiên, việc đưa mục tiêu lợi nhuận quá cao đi kèm theo đó là rủi ro càng lớn. Cùng với đó là chính sách tín dụng không phù hợp hoặc chưa đầy đủ, hoàn thiện có thể dẫn đến nợ xấu tăng lên. Khi xét đến cơ chế quản lý tín dụng cần phải xem xét đến các yếu tố sau:

• Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng như đã trình bày phần trên là toàn bộ những công việc cần thực hiện trong quá trình đi vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, phân tích tín dụng, quyết định cho vay đến giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Áp dụng và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng là công việc mà tất cả các Ngân hàng cần thực hiện. Một quy trình cấp tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng nâng cao năng lực hoạt động tín dịnh cũng như giảm thiểu rủi ro tối đa. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ dẫn đến gia tăng cao tỷ lệ nợ xấu.

• Cơ cấu, tính chất khoản vay.

Ngân hàng cần xem xét, xác định cơ cấu, tính chất khoản vay. Đối với từng ngành nghề lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp và thời hạn sử dụng vốn vay là khác nhau. Tỷ trọng cho vay giữa ngắn, trung và dài hạn, giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn; giữa hoạt động kinh doanh dài hạn hay thời kì, mùa vụ.. .Cơ cấu cho vay hợp lý và phù hợp chính sách tín dụng của Ngân hàng, thích hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ đem lại hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và đem lại kết quả tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp.

• Đạo đức, năng lực, kiến thức chuyên môn của cán bộ tín dụng

Đạo đức trong tín dụng là yếu tố tất yếu phải có của cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ vi phạm những quy tắc như câu kết với

khách hàng chiếm dụng vốn của Ngân hàng rủi ro rất lớn với Ngân hàng, có thể dẫn đến Ngân hàng phá sản. Đi cùng với đạo đức, cán bộ phải có năng lực, kiến thức chuyên môn đầy đủ về phân tích tín dung, thẩm định khoản vay, đánh giá khoản vay,.. .Cán bộ tín dụng phải có hai yếu tố này để đảm bảo rủi ro tín dụng ở mức thấp.

• Hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ Ngân hàng

Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi các kiểm tra viên trong thời gian ngắn, đúng lúc, kịp thời khi có những phát sinh, bất ngờ xảy ra. Hoạt động này giúp Ngân hàng phát hiện sớm những lỗ hổng, bất cập trong các khoản cho vay giúp Ngân hàng đưa ra giải pháp, hướng đi kịp thời. Tuy nhiên, một số Ngân hàng hiện nay vẫn thực hiện công việc này mang tính chất hình thức mà không thực hiện đầy đủ, đúng theo quy trình làm gia tăng rủi ro cho Ngân hàng. Kiểm tra nội bộ càng sát sao bao nhiêu thì rủi ro hoạt động tín dụng là càng thấp bấy nhiêu, cho nên nó thường được ví như bộ phận không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.”

b) Áp dụng công nghệ trong quản trị nợ xấu

Phát triển công nghệ đối với Ngân hàng là quan trọng và tất yếu. Công nghệ hiện đại đem lại những dịch vụ tốt đến cho khách hàng cũng như lấy lòng tin và tin cậy của nhà tiết kiệm và nhà đầu tư. Các dịch vụ số phát triển trong Ngân hàng cũng giúp khách hàng cảm nhận được chất lượng của dịch vụ.

c) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hiệu quả giúp hoạt động quản lý nợ xấu hiệu quả và tránh rủi ro. “Ngân hàng phân chia phòng ban trên cơ sở đối tượng khách hàng, tính chất khoản vay, sản phẩm cho vay, quản lý rủi ro theo mô hình và thực hiện phát triển các dịch vụ, sản phẩm trên nền tảng công nghệ của Ngân hàng. Ở Trụ sở chính và các chi nhánh của Ngân hàng, các phòng ban cần chuyên môn hóa theo từng chức năng cụ thể như tiếp xúc, quan hệ

khách hàng; quản trị rủi ro;... Các bộ phận tăng cường hỗ trợ bộ phận rủi ro theo mô hình hiện đại và cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trụ sở đến các chi nhánh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Việc chặt chẽ từ cơ cấu tổ chức đến thực thi hoạt động tín dụng giúp Ngân hàng giảm nợ xấu, tổn thất cho Ngân hàng.”

d) Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng

Rủi ro về đạo đức từ phía khách hàng là trường hợp phát sinh bất ngờ, khó thể lường trước đối với Ngân hàng. Để giảm thiểu tối đa trường hợp này, cán bộ tín dụng cần trang bị những kĩ năng cần thiết, phát hiện sớm những dấu hiệu cho thấy khách hàng không thực hiện thanh toán nợ có chủ đích và nguy cơ lạm dụng, chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1345 quản lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN – chi nhánh huyện bình xuyên vĩnh phúc II (FILE WORD) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w