Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1399 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 90)

Với mục tiêu rõ ràng, sự dẫn dắt của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết, VPBank đã bước đầu gặt hái thành tựu sau thời gian triển khai hoạt động quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể:

Thứ nhất, mô hình tổ chức quản trị rủi ro hoạt động được thiết lập hiện đại,

theo định hướng tiêu chuẩn quốc tế. VPBank đã ứng dụng mô hình quản trị rủi ro với 3 lớp phòng vệ, phân cấp chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong các lớp phòng vệ nhằm thiết lập bộ máy quản trị rủi ro thống nhất và hiệu quả trên toàn hệ thống. Đây là một trong số các mô hình quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả và được áp dụng rộng rãi tại các ngân hàng quốc tế và các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong từng lớp phòng vệ được phân công, phân nhiệm rõ ràng, đảm bảo sự khách quan, hoạt động độc lập giữa đơn vị kiểm tra, kiểm soát và đơn vị kinh doanh. Các quy trình nghiệp vụ đều tuân thủ nguyên tắc tối thiểu “hai khâu, bốn mắt”, nhằm kiểm soát rủi

triển khai thành công mô hình phê duyệt tín dụng tập trung nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro gian lận trong kinh doanh của ngân hàng. Ban lãnh đạo nhận thức được vai trò quan trọng của quản trị rủi ro trong đó có rủi ro hoạt động trong hoạt động của mình, vì vậy công tác quản trị rủi ro hoạt động được quan tâm và xác định rõ ràng chiến lược phát triển, cấu trúc quản trị. Các loại rủi ro trong ngân hàng được quản lý tổng thể, có sự liên kết đưa ra cái nhìn toàn diện cấu trúc rủi ro của ngân hàng. Rủi ro hoạt động vốn khá mới mẻ và hầu như không được xét đến khi thiết lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh của nhiều ngân hàng nhưng ở VPBank, rủi ro hoạt động luôn nằm trong quá trình ra quyết định của ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình quản trị rủi ro hoạt động của VPBank được tổ chức chặt chẽ với Ủy ban quản trị rủi ro hoạt động, trung tâm quản trị rủi ro hoạt động chuyên biệt và hệ thống điều phối viên rủi ro hoạt động tại các đơn vị kinh doanh được quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, bám

sát chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Thứ hai, VPBank đã xây dựng quy trình quản trị rủi ro hoạt động tương

đối đầy đủ và chặt chẽ như khung quản trị rủi ro, chiến lược quản trị rủi ro, quy định thu thập thông tin sự kiện rủi ro, quy định theo dõi chỉ số rủi ro chính, quy định tự đánh giá rủi ro ..., đảm bảo khung pháp lý và nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động thống nhất trên hệ thống. Việc thiết lập các chính sách, quy trình quản trị rủi ro hoạt động là sự khởi đầu để VPBank tiến gần hơn với các cam kết và thông lệ quốc tế, mà trước hết là Hiệp Ước Basel II.

Quy trình quản trị rủi ro hoạt động hiện đại đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra tại ngân hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trong đó:

+ Thu thập dữ liệu rủi ro hoạt động: VPBank đã xây dựng quy trình tổng thể để nhận diện, báo cáo, đo lường và giám sát sự kiện rủi ro hoạt động. Danh mục sự kiện rủi ro hoạt động được thiết lập theo từng nguyên nhân,

cách thức phân loại rủi ro theo hậu quả và mức độ tổn thất, để thống kê, xác định, đo lường, phân tích được các loại rủi ro hoạt động có thể phát sinh theo tần suất, mức độ ảnh hưởng, nghiệp vụ. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất cho hoạt động của từng đơn vị và từng giai đoạn, thời kỳ. Đặc biệt, VPBank đã xây dựng khung các sự kiện rủi ro nghiêm trọng và cơ chế xử lý để kịp thời nhận diện, xử lý, giảm thiểu tổn thất và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngân hàng.

+ Kịch bản rủi ro: VPBank nghiên cứu kịch bản rủi ro từ năm 2013. Về cơ bản, VPBank đã xây dựng khá hoản chỉnh kịch bản và phương án xử lý cho các sự kiện nghiêm trọng, nhằm đảm bảo vận hành kiên tục hệ thống kinh doanh. Hàng năm, định kỳ hàng năm chạy thử địa điểm dự phòng, định kỳ thử lại cây liên lạc và kích hoạt Ủy ban quản lý khủng hoảng, và rà soát mức độ hiệu quả của các kịch bản nhằm cập nhật, cải tiến kịch bản rủi ro trong từng bối cảnh của nền kinh tế.

+ VPBank đã xây dựng bộ chỉ số cảnh báo rủi ro (KRIs) tương đối hoàn chỉnh, đo lường mức độ, tần suất xảy ra rủi ro tại hầu hết các mảng nghiệp vụ của ngân hàng, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý và thông tin cảnh báo sớm cho toàn hệ thống.

+ Năm 2017, VPBank đã bắt đầu triển khai thử nghiệm công cụ tự đánh giá rủi ro, thực hiện các khóa đào tạo quy trình tự đánh giá rủi ro các đơn vị trên hệ thống.

Cuối cùng, do áp dụng khá tốt mô hình tổ chức và quy trình quản trị rủi

ro hoạt động mà tác động của rủi ro hoạt động đến VPBank trong thời gian qua đã giảm thiểu đáng kể. Các sự kiện rủi ro phát sinh có mức độ ảnh hưởng thấp, được phát hiện và xử lý kịp thời. Số lượng sự kiện rủi ro hoạt động nghiêm trọng phát sinh, tổn hại đến tài chính và uy tín của VPBank thời gian

qua là rất ít. Điều này cho thấy được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro hoạt động.

Một phần của tài liệu 1399 quản trị rủi ro hoạt động tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w