Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy các NHTM phải thường xuyên theo dõi, đổi mới các công nghệ hiện đại, áp dụng vào lĩnh vực NHTM. BIDV nói chung và BIDV CN Thanh Hóa cần đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, ứng dụng hệ thống công nghệ ngân hàng vào việc quản lý và theo dõi, giám sát tín dụng. Các tiêu chuẩn phân loại nợ mới, tiêu chuẩn Basel II đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ tiên tiến mới đáp ứng được.
Việc áp dụng các công nghệ mới cũng giúp tránh được tình trạng chủ quan của các cá nhân trong hoạt động cho vay và giám sát. Thông qua một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại cũng sẽ giúp chi nhánh có thể thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng nợ xấu tại ngân hàng mình để có phương án xử lý và ngăn ngừa thích hợp.
3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát tín dụng
Tại BIDV Chi nhánh Thanh Hóa, cán bộ khởi tạo đề xuất tín dụng đồng
thời là cán bộ thẩm định giá tài sản bảo đảm, do hoạt động thẩm định giá tài sản
sẽ xảy ra trường hợp một số cán bộ không chuyên sâu, không nắm bắt giá trị thị
trường của tài sản chính xác sẽ định giá cao hơn giá trị thị trường; hoặc một số cán bộ do áp lực chỉ tiêu kinh doanh được giao, để cho vay đã chấp nhận định
giá cao hơn giá trị thực tế, tất cả điều này đều gây ra rủi ro tổn thất khi KH không trả được nợ cho ngân hàng.Do đó, BIDV CN Thanh Hóa cần tăng cường
theo dõi, giám sát, kiểm tra sau khi cấp tín dụng và thực hiện các biện pháp hiệu
quả để nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro. Nâng cao hiệu quả công
tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng
và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, luôn là yếu tố quan trọng để hạn
chế và quản lý tốt nợ xấu. [5], [9], [10]
Kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra; kiểm soát chất lượng tín dụng theo định hướng của HSC. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ. Kiểm soát tốt dòng tiền luân chuyển của khách và và kịp thời nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của KH đẻ có ứng xử phù hợp. Kiểm soát tốt định hạng tín dụng, thực hiện phân loại nợ, trích lập DPRR kịp thời, áp dụng linh hoạt các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu và nợ ngoại bảng nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, giảm áp lực nợ xấu toàn chi nhánh.