Quản lý Quỹ quay vòng củadự án Tài chính Nông thôn

Một phần của tài liệu 1354 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40)

I. 3.1. Khái niệm và cơ chế hình thành Quỹ quay vòng của dự án Tài chính Nông thôn

Quỹ quay vòng của dự án Tài chính Nông thôn: là số tiền luỹ kế từ việc các PFI hoàn trả vốn gốc của các khoản vay phụ sẽ được sử dụng để thành lập và duy trì một quỹ quay vòng để cho vay lại với cùng mục đích và theo những điều kiện và điều khoản tương tự như đối với các khoản cho vay lại của Khoản Tín dụng IDA

Cơ chế hình thành Quỹ quay vòng của dự án Tài chính Nông thôn:

cấu phần tín dụng tài trợ cho các khoản vay có kỳ hạn ngắn, trung dài hạn phù hợp với kỳ hạn của khoản vay PFI/MFI giải ngân cho các Tiểu dự án đến người vay cuối cùng (ngắn hạn: 3-6-12 tháng, trung dài hạn: trên 12 tháng, phổ biến là 36-48-60 tháng...) nên trong quá trình thực hiện Dự án (30 năm) song song với công tác giải ngân là công tác thu hồi vốn của các khoản vay đến hạn, hình thành các quỹ quay vòng với số tiền rất lớn. Có thể phân chia thành 2 giai đoạn rút vốn và giải ngân cấu phần này như sau:

- Rút vốn từ tài khoản tín dụng về tài khoản đặc biệt:

Tài khoản tín dụng (hay Tài khoản vay): Là tài khoản mở tại Ngân hàng Thế giới để theo dõi cho vay dự án đối với Chính phủ Việt Nam. Do Tài khoản tín dụng được thiết lập riêng cho từng khoản vay trực tiếp, nên Dự án TCNT I, II, III (3 khoản vay khác nhau) được theo dõi ở 3 Tài khoản tín dụng khác nhau.

Tài khoản đặc biệt: Là tài khoản do Ban QLDA mở tại Ngân hàng phục vụ (hiện là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) để WB có thể chuyển tiền vào theo yêu cầu của Ban QLDA nhằm mục đích thanh toán các chi phí hợp lý hợp lệ.

Thông thường, cả Ban QLDA và các PFI đều sử dụng hình thức bồi hoàn vốn. Theo hình thức giải ngân này, trên cơ sở hồ sơ chứng từ chi tiêu hợp lệ do Ban QLDA thực hiện, WB sẽ chuyển tiền giải ngân từ Tài khoản tín dụng về Tài khoản đặc biệt của Ban QLDA. Trên cơ sở hồ sơ chứng từ chi tiêu hợp lệ do PFI/MFI thực hiện, Ban QLDA sẽ chuyển tiền giải ngân từ Tài khoản đặc biệt tới Tài khoản nhận vốn của các PFI.

- Thu nợ và giải ngân từ Quỹ quay vòng:

Quỹ quay vòng được thành lập từ số tiền luỹ kế từ việc các PFI hoàn trả vốn gốc của các khoản vay phụ sẽ được sử dụng để thành lập và duy trì một quỹ quay vòng để cho vay lại với cùng mục đích và theo những điều kiện và điều khoản tương tự như đối với các khoản cho vay lại của Khoản Tín dụng IDA.

Tài khoản Quỹ quay vòng: Là tài khoản do Ban QLDA mở tại Ngân hàng phục vụ (hiện là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) để theo dõi thu nợ gốc và giải ngân vốn cho các PFI.

Sau khi nhận tiền giải ngân từ Tài khoản đặc biệt, đến thời hạn trả nợ gốc, các PFI sẽ chuyển trả nợ gốc vào Tài khoản Quỹ quay vòng của Ban QLDA. Cũng từ Tài khoản này, Ban QLDA tiếp tục giải ngân và thu hồi các khoản nợ tiếp theo trong suốt quá trình thực hiện Dự án.

Quy mô của Quỹ quay vòng bằng tổng số tiền trên Tài khoản Quỹ quay vòng và tổng dư nợ cho vay các PFI/MFI từ Quỹ.

- Trả nợ :

Do đặc thù tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng thực hiện dự án, Bộ Tài chính thay mặt cho Chính phủ Việt Nam nhận nợ với WB thông qua Hiệp định tài trợ. Sau đó, BIDV (là đơn vị thực hiện Dự án) nhận

vay lại khoản vay này với Bộ Tài chính thông qua Hợp đồng vay lại. Việc hoàn trả nợ gốc, lãi và phí của BIDV cho Bộ Tài chính và Bộ Tài chính trả cho WB tuân theo đúng lịch trả nợ cam kết tại các văn bản trên.

Trả nợ cho Bộ Tài chính : Vốn vay được trích từ Tài khoản quỹ quay vòng để hoàn trả nợ gốc cho Bộ Tài chính mỗi năm/lần kể từ sau năm kết thúc thời gian ân hạn cam kết tại Hợp đồng vay lại (RFI từ 2002-2016, RFII là 2011-2028, RFIII là 2016-2032).

Trả nợ cho WB : Vốn thu hồi từ BIDV được trả về Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính dùng nguồn này để trả lại cho WB theo đúng lịch trả nợ hàng năm kể từ sau năm kết thúc thời gian ân hạn cam kết tại Hiệp định tài trợ (RFPI từ 2007-2036, RFPII từ 2013 - 2042, RFPIII từ 2018 - 2048).

Việc lập và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của Bộ Tài chính được quy định tại Thông tư 54/2009/TT-BTC ngày 18/03/2009 của Bộ Tài chính. Trong đó có chỉ rõ việc sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi đã đạt mức dự trữ tối thiểu của Quỹ tích lũy theo thứ tự ưu tiên: (i) Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước (ii) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay có kỳ hạn tối đa không quá 3 năm (iii) Sử dụng dịch vụ Quản lý tài sản của các Ngân hàng thương mại lớn, các tổ chức tài chính trong nước có uy tín và các Ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (iv) Sử dụng vào các mục đích cơ cấu lại nợ, hỗ trợ các dự án cho vay lại hoặc vay có bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn tạm thời để đảm bảo khả năng trả nợ theo các đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (v) gửi có kỳ hạn tại các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính của Việt Nam trên cơ sở chào lãi suất cạnh tranh với mục tiêu đảm bảo tính thanh khoản, tính an toàn và hiệu quả cho Quỹ tích lũy.

1.3.2. Nội dung quản lý Quỹ quay vòng của dự án Tài chính Nông thôn

Việc quản lý Quỹ quay vòng phải tuân thủ các quy trình và thủ tục của nhà tài trợ (WB) và Chính phủ Việt Nam, cụ thể:

Chính sách và quy định của WB được nêu tại Hiệp định tín dụng phát triển của Dự án được kí kết giữa nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đại diện là Bộ Tài chính. Các chính sách và quy định này được mô tả chi tiết tại hai cuốn sổ tay là Sổ tay chính sách và Sổ tay hoạt động của Dự án.

Chính sách và quy định của Chính phủ Việt Nam được nêu tại Nghị định 131/2007/NĐ-CP; Thông tư 108/2007/TT-BTC; Nghị định 134/2005/NĐ- CP, Thông tư 03 và 04/2007/TT-BKH và một số văn bản khác liên quan.

Bên cạnh đó, quản lý Quỹ quay vòng phải đảm bảo sự phối hợp theo đúng chức năng nhiệm vụ giữa các đơn vị tham gia quá trình quản lý và sử dụng Quỹ quay vòng.

Sơ đồ 1.3: Phối hợp giữa các đơn vị tham gia quá trình quản lý và sử dụng Quỹ quay vòng

Trong quá trình triển khai Quỹ quay vòng, các đơn vị tham gia phải thực hiện đúng vai trò, chức trách của mình đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như triển khai hoạt động của Quỹ một cách hiệu quả.

Bộ Tài chính có vai trò quản lý nhà nước về tài chính đối với Dự án Tài chính nông thôn, do đó thực hiện ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính trong thực hiện các hoạt động của Quỹ; Tham gia đoàn giám sát với WB và các đoàn công tác giữa kỳ về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính khi có yêu cầu; Chịu trách nhiệm cuối cùng về công tác quản lý tài chính của Quỹ. Trong giai đoạn quay vòng vốn, Bộ tập trung chủ yếu về các vấn đề giải quyết phát sinh liên quan đến quy chế tài chính, tham gia giám sát, quản lý về tài chính đối với Quỹ, đồng thời thực hiện thu hồi nợ gốc từ quỹ quay vòng.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan Chủ quản Dự án (đơn vị quyết định phê duyệt Dự án) thực hiện Hiệp định Tín dụng với WB thay mặt Chính phủ Việt Nam; Phê duyệt kế hoạch tài chính tổng thể và hàng năm của Dự án; Tính toán và thông báo lãi suất bán buôn; Giám sát việc triển khai toàn bộ Dự án về tiến độ, nội dung triển khai và tuân thủ quy định của WB.

Ngân hàng Thế giới: là nhà tài trợ của Dự án Tài chính nông thôn, tiến hành giám sát việc triển khai dự án nói chung và hoạt động của Quỹ quay vòng nói riêng thông qua việc xem xét, tiếp nhận các báo cáo định kỳ, yêu cầu các báo cáo đột xuất khi cần thiết, cử các đoàn công tác thực địa, cho ý kiến về tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện dự án, xem xét điều chỉnh và phê duyệt mục đích sử dụng vốn, phân bổ lại số vốn đến các đối tượng vay trong quá trình thực hiện nếu hợp lý.

BIDV: Là cơ quan đại diện cho Chính phủ thực hiện chức năng là chủ Dự án, quản lý và điều hành Dự án, thực hiện vai trò giám sát toàn bộ Dự án;

chịu trách nhiệm thực hiện Dự án và chịu hoàn toàn rủi ro tín dụng trong việc cho PFI vay. Tất cả các hoạt động của Quỹ đều do BIDV quản lý điều hành, đồng thời, BIDV chịu rủi ro tín dụng cho vay từ Quỹ.

BIDV thành lập Ban quản lý dự án là Sở Giao dịch III (đơn vị trực thuộc BIDV) để tiến hành các công việc thực hiện Dự án và thực hiện chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Dự án theo đúng các quy định của WB; Phê duyệt hạn mức và ký các Hợp đồng vay phụ với PFIs; Áp dụng các biện pháp trong thẩm quyền nhằm đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi trả Bộ Tài chính

Sở Giao dịch III-Ban quản lý Dự án: Chịu trách nhiệm trực tiếp với BIDV, BTC và WB về vấn đề quản lý tài chính của Quỹ; Duy trì hệ thống kế toán của toàn Dự án và đảm bảo lưu giữ sổ sách kế toán theo quy định của Chính phủ Việt Nam và WB; Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm soát và kiểm toán trong suốt thời gian thực hiện Dự án, trong đó có kiểm toán hoạt động Quỹ; Xem xét, kiểm tra các báo cáo tài chính do PFI lập, theo dõi, đánh giá tình hình tài chính của các cơ quan này, tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về tiếp nhận và sử dụng vốn vay tại PFIs

Các đơn vị tham gia Dự án: Các định chế tài chính tham gia, các DNVVN, QTDND sẽ chịu trách nhiệm cho vay lại tới người vay cuối cùng và chịu hoàn toàn rủi ro tín dụng đối với các khoản vay từ BIDV. Cụ thể: Chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện triển khai các khoản vay tới người vay cuối cùng đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả , tìm kiếm các khoản vay phù hợp để quay vòng vốn dự án tại PFI; Tập hợp các thông tin, lập và gửi báo cáo theo quy định Dự án; Làm việc với WB, BIDV và các đoàn công tác giám sát, thường xuyên trao đổi với SGD3 về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án và đưa ra những khuyến nghị hợp lý; Duy trì hệ thống kế toán để theo dõi, hạch toán riêng đối với việc nhận, sử dụng từng nguồn vốn của Dự án (mỗi nguồn vốn theo từng quỹ tài trợ của WB phải được tách bạch rõ ràng).

1.4. Quản lý Quỹ quay vòng ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệmcho Việt nam cho Việt nam

1.4.1. Tình hình quản lý Quỹ quay vòng của một số quốc gia

Dự án tài chính cho khu vực nông thôn được WB tài trợ thực hiện ở khá nhiều quốc gia trên thế giới, chủ yếu khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh và Caribe, nơi có nhiều quốc gia đang và kém phát triển như Philipine, Việt Nam, Ghana, Camaroon, Kyrgyz, Moldova... với mục đích mang đến cơ hội phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cải cách nền tài chính tại khu vực nông thôn, tạo ra việc làm cho người nông dân, giảm thiểu bất công về giới, đặc biệt chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường và xoá đói giảm nghèo - đúng như mục tiêu hoạt động của tổ chức IDA.

Philippine: Là thành viên của Ngân hàng Thế giới từ rất sớm 7/12/1945, Philippine nhận được rất nhiều sự quan tâm tài trợ của tổ chức này. Theo báo cáo thống kê của WB về các khoản vay tại Phillipine, từ khi tham gia đến nay với gần 300 dự án, số vốn Philippine được tài trợ lên tới gần 14 tỷ USD, trong đó, Dự án Tài chính nông thôn I, II, III với tổng số vốn 450 triệu đô la Mỹ, thông qua LandBank của Philippine là một trong những chương trình hỗ trợ đầu tư tài chính của nước ngoài thực hiện có hiệu quả nhất trong nước. Thời gian thực hiện của Dự án bắt đầu từ năm 1991, kết thúc 2008 (17 năm), đến năm 2018 Dự án TCNT 3 mới phải hoàn trả hết nợ. Như vậy trong khoảng thời gian 27 năm, Philippine được sử dụng và quay vòng khoản vốn trên để phát triển nông nghiệp nông thôn. Trước đó, từ năm 1985, Philippine đã nhận 100 triệu USD cho tín dụng nông thôn dưới tên gọi Quỹ cho vay nông nghiệp thực hiện bán buôn qua Ngân hàng Trung ương với 102 định chế tài chính tham gia bán lẻ (trước khủng hoảng tài chính khu vực), sau khủng hoảng tài chính khu vực chỉ còn 64 định chế. Năm 1989, Ngân hàng

Năm Tên Dự án Tiền (triệu USD)

1966 Tín dụng nông thôn I (RCI) 5

1969 RCII 12.5

1974 RCIII 22

1977 RCIV 36.5

1985 Tín dụng nông nghiệp 100

1991 Tài chính nông thôn (RFI) 150

Trung ương Philipine bắt đầu tiến hành cuộc cải tổ, theo đó Ngân hàng Trung ương phải giảm bớt vai trò cũng như chức năng của mình trong việc phân bổ trực tiếp tín dụng và quản lý các chương trình tín dụng. Năm 1991, Ngân hàng Trung ương chuyển giao Dự án cho Ngân hàng LandBank theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, hoạt động của Dự án phải theo cơ chế sinh lời. Khi chuyển giao, Dự án vẫn chưa được giải ngân hết nguồn vốn nhưng có ưu điểm lớn nhất là tỷ lệ an toàn vốn cao, số liệu báo cáo kịp thời, chính xác và nếu phát sinh vướng mắc thì thanh tra Ngân hàng Trung ương tham gia xử lý ngay. Kể từ khi tiếp nhận Dự án năm 1991 cho đến năm 1999, Ngân hàng LandBank đã nhận được 990,1 triệu đô la Mỹ tài trợ cho các dự án, chương trình tín dụng cho vay lại. Trong quá trình thực hiện, ngân hàng nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như của Ngân hàng trung ương. Nguồn vốn được giải ngân quản lý chặt chẽ từ khâu tiếp nhận đến khi thu hồi lại vốn từ những người vay và hoàn trả cho các tổ chức. Chính vì có sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng và bản thân ngân hàng mà những nguồn vốn Landbank tiếp nhận từ các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho Philipine đã được sử dụng hợp lý, đạt được các mục tiêu tài trợ. Cũng nhờ đó, số vốn sử dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn của Phillipine là rất lớn, thời gian vay vốn được tận dụng tối đa. Việc WB tin tưởng giao vốn cho Phillipine (số liệu thống kê qua Bảng 1.1 như sau) đã khẳng định tính hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA cho các dự án Tín dụng nông thôn của Phillipine.

nhận hơn 8 tỷ USD từ WB cho các chương trình phát triển của quốc gia. Trong đó, vốn phục vụ trực tiếp phát triển nông nghiệp nông thôn là hơn 700 triệu USD. Năm 2001, Romania mới bắt đầu thực hiện Dự án Tài chính nông thôn, vốn đầu tư 80 triệu USD. Dự án kết thúc năm 2007, tiếp tục quay vòng đến năm 2018. Tuy đây là dự án đầu tiên với mục tiêu tăng cường khả năng tài chính cho khu vực nông thôn, nhưng đã tỏ ra rất hiệu quả. Tại thời điểm kết thúc dự án, tổng tín dụng cho khu vực tư nhân đạt 947 triệu USD, cho vay hộ gia đình nông thôn là 323 triệu USD, tổng cho vay trong lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu 1354 quản lý quỹ quay vòng của dự án tài chính nông thôn tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w