1.1 .TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Mỗi một ngân hàng đều phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với quy mô, thế mạnh, đặc điểm hoạt động. Một ngân hàng quy mơ nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cần lựa chọn cho mình một phân đoạn thị trường phù hợp, không thể tham gia đầu tư vào những dự án đòi hỏi vốn lớn, rủi ro cao. Lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng
Chính sách cấp tín dụng với nội dung bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và phí, chính sách tài sản đảm bảo là kim chỉ nam cho những ứng xử tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nó hướng dẫn chung cho các cán ngân hàng trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đồng thời nâng cao khả năng sinh lời. Khi chính sách tín dụng khơng phù hợp với khả năng, quy mô của ngân hàng sẽ không mang lại lợi
nhuận cao cho ngân hàng, không đáp ứng nhu cầu của khách hàng và do đó sẽ ảnh huởng xấu đến chất luợng tín dụng và nguợc lại.
Quy trình tín dụng của ngân hàng
Mỗi ngân hàng đều có một quy trình tín dụng riêng, quy định các buớc cụ thể cần phải làm khi thực hiện cấp tín dụng. Quy trình tín dụng của ngân hàng vừa phải chặt chẽ, quy định rõ ràng cơng việc của phịng ban liên quan, vừa phải đảm bảo thuận
tiện và tạo sự hài lịng cho khách hàng. Một quy trình lỏng lẻo, có sự chồng chéo nhau
sẽ gây ra rủi ro ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của ngân hàng.
Chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy mỗi ngân hàng đều phải chú trọng vào công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, kiểm tra khách hàng và kiểm tra chính trong nội bộ ngân hàng.
Muốn nâng cao chất luợng tín dụng Ngân hàng cần phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật có ảnh huởng đến hoạt động của ngân hàng. Muốn vậy thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt là một vấn đề quan trọng cần đuợc chú trọng ở các Ngân hàng.
Chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng
Cán bộ tín dụng chính là nguời trực tiếp tiếp xúc, cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng vì vậy chất luợng cán bộ tín dụng cũng ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng tín dụng.
Khi cán bộ tín dụng yếu kém về chuyên môn sẽ không đánh giá đúng về phuơng án cũng nhu khách hàng vay điều nảy ảnh huởng đến chất luợng khoản vay, có thể gia tăng nợ xấu cho ngân hàng. Mặt khác thực tế những năm qua đã chứng minh, đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trị quan trọng, cán bộ thơng đồng với khách hàng trục lợi, "vay ké", cho vay để huởng hoa hồng sẽ thẩm định sai
chính xác. Ngân hàng có chất lượng tín dụng cao khi tuyển chọn được những cán bộ tín dụng vừa giỏi chun mơn và có đạo đức trong cơng việc.
Chất lượng hệ thống công nghệ của ngân hàng
Cùng với sự phát triển ngày càng cao xã hội, cơng nghệ ngày càng chứng minh vai trị quan trọng của nó trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng. Trình độ cơng nghệ càng cao càng trợ giúp nhiều cho ngân hàng trong việc sàng lọc những khách hàng, ngành nghề đang có mức độ rủi ro cao cũng như thu thập đủ các cơ sở dữ liệu thông tin về từng khách hàng. Ở các nước phát triển, công nghệ ngân hàng rất phát triển.
Công nghệ ngân hàng thể hiện ở mức độ tập trung thơng tin, ở khả năng phân tích, xử lý thơng tin, từ đó rút các kết luận, nhận định phục vụ cho quản trị ngân hàng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tình hình phân bổ tài sản, mức độ tập trung rủi ro.... Cơng nghệ của ngân hàng cịn thể hiện khả năng chi phối, kiểm soát đối với hoạt động của các bộ phận tác nghiệp. Ở mỗi trình độ cơng nghệ khác nhau đều phải đòi hỏi một cơ chế quản lý khác nhau.