VNSTEEL giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu 1391 quản trị nguồn vốn tại tổng công ty thép VN CTCP luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 58 - 122)

80 40,8 61 (15,94 2) 12,18 1

4 Phải trả người lao động 141,3 89 162,0 25 176,4 42 20,63 6 14,41 7 5 Chi phí phải trả ngắn hạn 165,2 59 133,5 16 60,9 95 (31,74 3) (72,521 )

6 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 272 541 701 269 160 7 Phải trả ngắn hạn khác 491,7 69 510,0 73 884,2 03 8,30 5 374,130 8 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 4,431,05

3 4,670,539 3,210,076 6 239,48 (1,460,463) 9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 6,6 81 6,848 3,3 40 16 7 (3,509 ) 1

0 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 46,296

51,3 72 51,1 97 5,07 6 175 ) I

I 1 Nợ dài hạnDoanh thu chưa thực hiện dài hạn 651,174 707,259 721,143 56,086 13,883

_______ _______ 520_______ _4_________ (190) 2 Phải trả dài hạn khác 626,319 680,025 677,501 53,706 (2,524) 3 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 15,358 17,005 35,892 1,647 18,888 4 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 8,791 9,520 7,230 729_______ (2,290)

B VÓN CHỦ SỞ HỮU 6,749,962 7,599,289 8,356,197 849,327 756,908 I Vốn chủ sở hữu 6,749,962 7,599,28 9 8,356,197 849,32 7 756,908 1 Vốn góp của chủ sở hữu 6,780,000 6,780,000 6,780,000 - -

cố phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 6,780,000 6,780,000 6,780,000 - - 2 Vốn khác của chủ sở hữu 49,857 24,928 41,194 (24,929) 16,266 3 Chênh lệch đánh giá lại tài sản (654,677) (846,797

) ) (844,000 ) (192,120 2,797 4 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 182,282 206,354 249,034 24,072 42,680 5 Quỹ đầu tư phát triển 83,550 78,279 61,700 (5,271) (16,579) 6 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 2,260 1,581 1,010 (679) (571) 7 LNST chưa phân phối (156,484) 783,456 1,518,087 939,940 734,631

LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối

năm trước_________________________ (289,395) 26,065 836,173 315,461 810,108 LNST chưa phân phối năm nay 132,911 757,390 681,914 624,479 (75,477) 8 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 463,156 571,419 549,171 108,263 (22,248)

'

I

I 1 Nguồn kinh phí và quỹ khác__________Nguồn kinh phí_____________________ ___________2020 70 - 50________ (70)

___________

70 - 50 (70)

TỎNG NGUỒN VÓN 13,723,908 14,751,568 14,508,122 1,027,660 (243,446)

Nguồn: Báo cáo thường niên của VNSTEEL

2.2. Thực trạng quản trị nguồn vốn tại Tổng công ty Thép Việt Nam

2.2.1. Nguồn vốn của VNSTEEL

Bảng 2.3.Nguồn vốn của VNSTEEL giai đoạn 2015-2017

• Giai đoạn 2015-2016:

Quy mô nguồn vốn năm 2016 tăng so với năm 2015 (1.027 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu do vốn CSH tăng (849 tỷ đồng), nợ phải trả cũng tăng nhẹ ở mức 178 tỷ đồng.

Trong năm 2016, quy mô VCSH đạt mức tăng mạnh gần 850 tỷ đồng so với 2015. Trong đó, vốn góp của chủ sở hữu không đổi, đuợc duy trì ở mức 6.780 tỷ đồng. Các khoản mục vốn khác của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản và quy mô các quỹ có xu huớng giảm, mạnh nhất là mức giảm “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”, đạt 192 tỷ đồng. Tuy vậy, nguồn VCSH vẫn có mức tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng lên của LNST chua phân phối, từ mức âm của năm 2015, đã vuơn lên đạt hơn 783 tỷ đồng vào năm 2016, tăng hơn 939 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi ích của cổ đông không kiểm soát cũng tăng hơn 108 tỷ đồng và nguồn kinh phí có sự tăng nhẹ.

Ở giai đoạn này, nợ phải trả tăng lên chủ yếu bởi mức tăng của nợ ngắn hạn là 122 tỷ đồng. Trong đó, các khoản mục nợ ngắn hạn có sự điều chỉnh giảm bao gồm: phải trả nguời bán ngắn hạn, nguời mua trả tiền truớc ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nuớc, chi phí phải trả ngắn hạn. Lý do chủ yếu là do TCT đã thực hiện thanh toán truớc thời hạn để huởng chiết khấu thanh toán nên quy mô nguồn vốn chiếm dụng từ phía nhà cung cấp giảm đáng kể. Bên cạnh đó, các khoản mục nợ ngắn hạn tăng bao gồm: phải trả nguời lao động, doanh thu chua thực hiện ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dự phòng phải trả ngắn hạn, quỹ khen thuởng, phúc lợi. Trong đó, khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” có mức tăng mạnh nhất, đạt mức hơn 239 tỷ đồng. Nợ dài hạn của TCT cũng chứng kiến mức tăng nhẹ trong giai đoạn này, ở mức 56 tỷ đồng, tron g đó các khoản mục đều có xu huớng tăng, mạnh nhất là ở khoản mục phải trả dài hạn khác, đạt mức tăng 53 tỷ đồng.

• Giai đoạn 2016-2017:

Bước sang năm 2017, quy mô nguồn vốn của TCT có sự giảm nhẹ khoảng 243 tỷ đồng. Quy mô nợ phải trả giảm mạnh 1.014 tỷ đồng. Các khoản mục của nợ ngắn hạn hầu hết có sự điều chỉnh ngược chiều so với giai đoạn trước. Trong đó, thay đổi lớn nhất là ở khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn”, khoản mục này giảm tới 1.460 tỷ đồng so với năm 2016, bên cạnh đó, “Chi phí phải trả ngắn hạn” cũng tiếp tục giảm sâu thêm 72 tỷ đồng. Nợ dài hạn có sự tăng nhẹ gần 14 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bởi khoản mục “Vay và nợ thuê tài chính dài hạn” tiếp tục tăng gần 19 tỷ đồng, các khoản mục còn lại có sự giảm nhẹ.

Trong khi nợ phải trả giảm mạnh, quy mô nguồn VCSH vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong năm 2017, đạt mức tăng 757 tỷ đồng. Vốn góp của chủ sở hữu ổn định ở 6.780 tỷ đồng. Các khoản mục có sự tăng nhẹ gồm: vốn khác của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái. Khoản mục LNST chưa phân phối năm 2017 giảm so với năm trước (trên 75 tỷ đồng) do kết quả kinh doanh có phần giảm sút. Tuy nhiên, chính nhờ phần lợi nhuận chưa phân phối được bổ sung trong năm đã góp phần tăng đáng kể nguồn vốn CSH của TCT. Các khoản mục khác về lợi ích cổ đông không kiểm soát, các quỹ và nguồn kinh phí trong năm này có giảm không đáng kể.

STT CHỈ TIÊU Tổng nguồn vốn 13.723.90 8 100% 14.751.56 8 100% 14.508.122 100% 1.027.660 0% (243.446) 0% A Nợ phải trả 6.973.945 51% 7.152.279 48% 6.151.925 42% 178.334 -2% (1.000.354) -6% 1 Nợ ngắn hạn 6.322.772 46% 6.445.020 44% 5.430.783 37% 122.248 -2% (1.014.237) -6% 2 Nợ dài hạn 651.174 5% 707.259 5% 721.143 5% 56.086 0% 13.88 3 0% B VCSH________ 6.749.962 49% 7.599.289 52% 8.356.197 58% 849.327 2% 8 756.90 6% 1 VCSH________ 6.749.942 49% 7.599.219 52% 8.356.197 58% 849.277 2% 756.97 8 6% 2 Nguồn kinh phí và các quỹ 20 0% 70 0% - 0% 50 0% (70) 0%

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốntheo quan hệ sở hữu của VNSTEEL giai đoạn 2015-2017

Giai đoạn 2015-2016

Theo báo cáo chung về ngành Thép của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), năm 2016 là năm ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước đối với các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam. Điển hình là các vụ điều tra gian lận C/O của Liên minh Châu Âu đối với sản phẩm tôn mạ màu xuất sang EU từ năm 2013, điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ, Australia, điều tra chống bán phá giá của Malaysia, Thái Lan, Indonesia ... đối với tôn màu.

Bên cạnh đó, năm 2016 cũng là năm Chính phủ đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (tự vệ đối với phôi thép và thép dài, tôn màu và chống bán phá giá đối với tôn mạ và thép hình H) để bảo vệ ngành thép trong nước. Các biện pháp này đã có tác dụng tích cực đối với ngành thép. Cùng với đó, sự phát triển nhanh của ngành xây dựng nói chung cũng mang lại những kết quả kinh doanh khả quan đối với các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành thép.

Nhận định được những cơ hội cũng như thách thức đặt ra trong năm 2016, ngay từ đầu năm, TCT đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các Bộ ngành, đồng thời TCT cũng chủ động bám sát tình hình thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của từng đơn vị để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT nói chung và từng đơn vị trong hệ thống TCT nói riêng.

Năm 2016, TCT tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tái cơ cấu, chú trọng công tác đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đổi mới và nâng cao công tác quản trị, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các đơn vị trong hệ thống.

Với các quyết sách chỉ đạo đúng đắn của Lãnh đạo TCT và sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của các đơn vị, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của TCT không ngừng được nâng cao, về cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch

đề ra, sản lượng sản xuất - tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng so với cùng kỳ 2015. Số lượng các đơn vị bị lỗ giảm dần qua các tháng, nhiều đơn vị có kết quả lợi nhuận tăng trưởng cao so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2016 là năm thứ ba Công ty mẹ tiếp tục hoạt động kinh doanh có lãi. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 170 tỷ đồng, vượt 20,5% so với kế hoạch.

Cùng với những điều kiện chung của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, TCT đã thực hiện mở rộng quy mô tổng nguồn vốn đồng thời gia tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn đồng thời duy trì tỷ trọng nợ dài hạn ở mức 5%.

Hệ số nợ của TCT trong giai đoạn này có xu hướng giảm 2% (từ 51% xuống 48%). Trong đó, tổng giá trị nguồn vốn tăng 1.027 tỷ đồng, nợ phải trả tăng 178 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng của nợ phải trả là chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.

Trong khoản mục nợ phải trả, nợ dài hạn tăng 56 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn duy trì mức tỷ trọng là 5%. Do đó, việc hệ số nợ của TCT trong giai đoạn này có sự biến động là do phụ thuộc vào sự biến động tỷ trọng của nợ ngắn hạn. Giá trị nợ ngắn hạn trong giai đoạn này tăng 122 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng giảm 2% (từ 46% xuống 44%) trên tổng nguồn vốn. Cụ thể, trong cơ cấu nợ phải trả, nợ ngắn hạn trong cả năm 2015 và 2016 đều chiếm tỷ trọng lớn ( 46% và 44% trên tổng số nợ phải trả 51% và 48% tính trên tổng nguồn vốn mỗi năm). Trong đó, khoản mục “ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn” chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm 2016 so với đầu năm.

Nhìn chung, hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này là tương đối cân bằng. Việc giảm hệ số nợ, đồng thời tăng tỷ trọng VCSH đã cho khả năng tự chủ tài chính của TCT đã có sự cải thiện. Để đối mặt với

những thách thức trong nền kinh tế nói chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của TCT nói riêng, việc lựa chọn chính sách tài trợ an toàn chính là thế mạnh giúp TCT nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ thúc đẩy tăng truởng tốt.

Giai đoạn 2016-2017

Hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT trong năm 2017 đuợc thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế trong nuớc ổn định, môi truờng đầu tu kinh doanh đuợc cải thiện, lạm phát ở mức thấp, tỷ giá và lãi suất ổn định, tạo thuận lợi cho các DN ngành Thép có sự tăng truởng tốt do nhu cầu trong nuớc đuợc giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên, các DN ngành Thép nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức phát sinh bởi sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nuớc và áp lực cạnh trạnh gay gắt với nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016, luợng sắt thép mà Việt Nam đã nhập khẩu tăng cả về số luợng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong năm 2017, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép tiếp tục có xu huớng tăng so với năm 2016. Mặc dù hiện nay, các DN thép trong nuớc đã sản xuất đuợc nhiều chủng loại thép khác nhau, nhung số luợng thép nhập khẩu vẫn tăng mạnh nhu: phôi thép, tôn mạ và sơn phủ màu và chiếm tới trên 50% thị phần nội địa, gây áp lực cạnh tranh lớn đối với ngành Thép trong nuớc.

Một số mặt hàng sắt thép nhu thép cuộn cán nóng, Việt Nam vẫn chua thể tự sản xuất nên phải hoàn toàn nhập khẩu từ nuớc ngoài. Các sản phẩm ngành thép nội địa tạo ra chua thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cả về khối luợng lẫn chất luợng. Bên cạnh đó, các DN ngành thép nội địa nói chung còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn với hàng hóa của nuớc ngoài, đặc biệt là với sắt, thép Trung Quốc. Việc nhập khẩu luợng lớn thép từ Trung Quốc cho tình trạng nhập siêu tiếp tục tăng, gây ảnh huởng đến việc sử dụng luợng lớn

ngoại tệ cho nhập khẩu, gây áp lực đối với công tác điều hành tỷ giá. Đồng thời, làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài, trong khi hàng sản xuất trong nuớc bị mất dần thị truờng do không còn có đủ khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, ngành thép Việt Nam trong năm 2017 còn phải đối mặt với những vụ kiện thuơng mại quốc tế bởi có hiện tuợng tăng nhập khẩu các mặt hàng thép không chịu thuế tự vệ và giảm nhập khẩu đối với thép chịu thuế tự vệ.

Truớc tình hình nền kinh tế nói chung và những thách thức tồn tại trong ngành Thép nói riêng, TCT Thép Việt Nam đã điều chỉnh thu hẹp quy mô vốn so với năm 2016 là 243 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là khoản mục nợ phải trả có sự điều chỉnh giảm nhiều nhất (hơn 1.000 tỷ đồng) làm cho hệ số nợ giảm tuơng ứng là 6%. Cụ thể hơn, mức giảm của nợ phải trả hoàn toàn là mức giảm của nợ ngắn hạn. Trong giai đoạn này, quy mô nợ ngắn hạn của TCT giảm hơn 1 nghìn tỷ đồng từ mức 6,4 nghìn tỷ đồng xuống còn 5,4 nghìn tỷ đồng, tuơng ứng mức tỷ trọng giảm 6%. Trong khi nợ dài hạn có sự điều chỉnh tăng nhẹ, hơn 13 tỷ đồng, vẫn duy trì tỷ trọng ở mức xấp xỉ 5%. Nguyên nhân của những thay đổi này phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi của các khoản mục “Vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn” và “Vay nợ và thuê tài chính dài hạn”, cũng là các khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Mặt khác, 6% lại là mức tăng hệ số vốn VCSH. Trong đó, khoản mục “Lợi nhuận chua phân phối lũy kế đến cuối năm trước” có sự tăng mạnh. Như vậy, tỷ trọng nợ phải trả và VCSH đã có sự chênh lệch hơn so với giai đoạn trước, ở mức tương ứng là 42% và 58%. Trong giai đoạn này, TCT tiếp tục điều chỉnh cơ cấu theo hướng giảm nợ phải trả và tăng VCSH, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài trợ bên ngoài, đồng thời tăng sự tự chủ về việc đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của TCT.

Để đánh giá sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của VNSTEEL có phù hợp hay không, chúng ta thực hiện so sánh hệ số nợ của TCT với hệ số nợ trung bình của Ngành Thép Việt Nam trong cùng giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.5. Hệ số nợ của VNSTEEL và trung bình các DN ngành Thép giai đoạn 2015-2017

huớng giảm dần và luôn nhỏ hơn mức trung bình ngành. Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của TCT hiện đang ở mức an toàn hơn so với các DN cùng ngành, tính tự chủ tài chính, giảm thiểu rủi ro và mức độ sự phụ thuộc vào chủ nợ. Việc giảm hệ số nợ cũng giúp TCT củng cố đuợc thế mạnh cạnh tranh và duy trì tăng truởng tốt trong những điều kiện khó khăn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, hệ số nợ giảm cũng có nghĩa là mức độ sử dụng đòn bẩy tài

Một phần của tài liệu 1391 quản trị nguồn vốn tại tổng công ty thép VN CTCP luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 58 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w