Đặc điểm tổ chức quản lý ở công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may mặc LATHUSO". doc (Trang 43 - 45)

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 1 Khái quát chung về doanh nghiệp.

3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty

3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý ở công ty

Do không ngừng đổi mới, cải tiến bộ máy quản lý và phong cách làm việc, bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp khá tinh giám đảm bảo được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban của công ty có liên hệ chặt chẽ với nhau cùng chịu sự quản lý của ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với các tổ chức kinh tế khác và đối với nhà nước. Giám đốc cùng với phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng điều hành hoạt động và đưa ra các quyết định mang tính chất chiến lược đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty.

- Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc và được giám đốc giao phó một số công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và những công việc mà giám đốc giao.

Có 3 phó giám đốc:

+ Phó giám đốc xuất nhập khẩu. + Phó giám đốc hành chính.

+ Phó giám đốc kế hoạch sản xuất.

Các phòng ban chức năng gồm:

+ Phòng kế hoạch: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư XDCB, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thượng mại trong nước và ngoài nước, lập các hợp đồng xuất khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh cân đối, đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, tổ chức việc vận chuyển, chuyên chở sản phẩm hàng hoá vật tư đạt hiểu quả cao nhất.

+ Phòng tổ chức tiền lương: có nhiệm vụ quản lý nhân sự toàn công ty, tiếp nhận các công nhân mới giao xuống cho phân xưởng, tổ chức sản xuất và giải quyết các vấn đề chế độ hành chính, đồng thời lập các kế hoạch đào tạo tiếp nhận nhân sự và nâng cao tay nghề công nhân.

+ Phòng kế toàn:

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc đồng thời quản lý và huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty.

Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, chịu trách nhiệm đòi nợ, thu hồi vốn đồng thời lập các báo cáo như: BCKQKD, báo cáo tổng kết tài sản…

Ngoài ra phòng kế toán còn phải phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho nhà quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty.

+ Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng(KCS): 44

Tiếp nhận và phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới nhất, tiến hành nghiên cứu chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty và tổ chức các cuộc kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân viên…

Mỗi phòng ban chức năng tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho công tác sản xuất và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty nhằm đạt hiệu quả cao.

Mối quan hệ đó được thể hiện:

SƠ ĐỒ II.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Giám đốc PGĐ xuất nhập khẩu Phòng kinh doanh PGĐ hành chính PGĐ kế hoạch sản xuất Phòng tổ chức tiền lương Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật và KCS

Một phần của tài liệu Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may mặc LATHUSO". doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w