Kinh nghiệm thanh tra ngân hàng thương mại của một sốNgân hàng

Một phần của tài liệu 0881 hoạt động thanh tra giám giám sát các NHTM tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh xiêng khoảng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 40)

hàng Nhà nước trên thế giới

1.5.1. Kinh nghiệm thanh tra ngân hàng thương mại của một số Ngânhàng Nhà nước trên thế giới hàng Nhà nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Hồng Kông

Trong số các cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát hệ thống tài chính - ngân hàng, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (Hong Kong Monetary Authority - HKMA) được các tổ chức xếp hạng thế giới đánh giá là cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tương đối hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ và ứng phó hợp lý với các diễn biến bất lợi của thị trường.

Khuôn khổ thanh tra, giám sát hiện tại của HKMA là khá toàn diện, khi có thể nhận diện được các rủi ro chủ yếu đối với hệ thống và từng tổ chức tín dụng đơn lẻ, được các tổ chức quốc tế đánh giá là hiệu quả, dễ tiếp cận, linh hoạt, không chỉ ở cấp độ khu vực mà còn trên toàn cầu.

Hiện tại, khuôn khổ thanh tra, giám sát tài chính của HKMA được xây dựng trên 5 cấu phần chính: Hệ thống xếp hạng CAMELS; Tiếp cận thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (Risk-based supervisory approach - RSA); Quy trình đánh giá thanh tra, giám sát (Supervisory review process - SRP); Đánh giá an toàn vi mô (micro-prudential) và đánh giá an toàn vĩ mô (macro-prudential); và Các chương trình kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing programme).

Năm cấu phần trên đưa ra đánh giá tổng thể về các loại hình rủi ro mà tổ chức tín dụng phải đối mặt, chất lượng hệ thống quản trị rủi ro và khả năng chịu đựng các cú sốc của tổ chức tín dụng. Hạt nhân của khuôn khổ là hệ thống thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, thực hiện đánh giá hồ sơ rủi ro của

tổ chức tín dụng thông qua 8 loại rủi ro: tín dụng, thị trường, thanh khoản, lãi suất, hoạt động, pháp lý, danh tiếng và chiến lược.

Đối với mỗi loại rủi ro, HKMA đánh giá cấp độ rủi ro tiềm ẩn và chất lượng của hệ thống quản trị rủi ro kiểm soát các rủi ro đó, nhằm đạt được đánh giá hồ sơ rủi ro tổng thể. Kết quả này sau đó được đưa lên hệ thống SRP.

Tiếp đó, SRP được dùng làm đầu vào để đánh giá tổng quan về sự an toàn và hợp lý của các tổ chức tín dụng này theo hệ thống CAMELS. Các đánh giá được thu gọn lại thành hệ thống xếp hạng các tổ chức tín dụng gồm 13 vấn đề, tó m lược cái nhìn của HKMA đối với tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, đánh giá an toàn vĩ mô là công cụ giám sát từ xa định kỳ được lập 6 tháng/lần, tập trung vào nhận diện các loại hình rủi ro xuất hiện trên toàn bộ hệ thống tín dụng; xem xét các xu hướng an toàn vi mô liên quan đến hoạt động ngân hàng, giám sát tình hình th ực hiện các khung ổn định tài chính.

Mặt khác, báo cáo đánh giá an toàn vi mô hàng quý tập trung vào rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng thông qua việc tập trung vào các đơn vị có thay đổi diễn biến xấu hoặc duy trì hoạt động tương đối yếu kém so với trung bình ngành. Các đánh giá này được tăng cường bằng các chương trình kiểm tra sức chịu đựng, dùng để giám sát, theo dõi hoạt động của một số tổ chức tín dụng chọn lọc.

Áp dụng những công cụ nêu trên, HKMA có thể nhận diện các tổ chức tín dụng nổi bật dễ bị tổn thương trước áp lực, cũng như các lĩnh vực rủi ro cao chủ chốt là tác nhân gây ra áp lực đ .

- Kinh nghiệm của Hunggari: C ó hai cơ quan giám sát và thanh tra ngân hàng là: Cơ quan giám sát ngân hàng và thị trường vốn; Vụ thanh tra thuộc ngân hàng quốc gia Hunggari.

Cơ quan giám sát ngân hàng và thị trường vốn nằm ngoài ngân hàng quốc gia Hunggari là cơ quan độc lập, người đứng đầu cơ quan này được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm với nhiệm kỳ sáu năm (nhiệm kỳ của Thủ tướng bốn năm). Cơ quan này c ó kinh phí riêng để đảm bảo chủ động và độc lập trong hoạt động. Kinh phí này hình thành từ hai nguồn: Thu từ các Tổ chức tín dụng (0,3%) tổng tài sản có và tiền phạt vi phạm. Ngoài lương theo bậc công chức, thanh tra viên c òn được khuyến khích nếu làm tốt, nhưng cơ quan giám sát sẽ bị bồi thường nếu đối tượng thanh tra kiện và thắng kiện.

Cả hai cơ quan thanh tra đều sử dụng hai phương pháp kiểm tra là: Kiểm tra tại chỗ và Giám sát từ xa.

Nhiệm vụ của cơ quan giám sát và thị trường vốn là quy định các tiêu chu n vốn cho các ngân hàng, tiêu chu n cho vay, an toàn trong ngân hàng, thực hiện việc giám sát và thanh tra đối với tất cả các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo tôn trọng các quyết định của ngân hàng quốc gia Hunggari, duy trì an toàn hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính (thực hiện mục tiêu chung của thanh tra ngân hàng).

Nhiệm vụ của Thanh tra thuộc Ngân hàng quốc gia Hunggari là kiểm tra để hỗ trợ việc điều hành thực thi chính sách tiền tệ và các hoạt động khác của ngân hàng quốc gia (công cụ để chủ động và thường xuyên), kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt buộc, kiểm soát thông tin (yêu cầu cung cấp) để phân tích tình hình và phục vụ điều tiết lượng tiền giao dịch, kiểm tra ngoại hối và kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của các NHTM ở 39 ngân hàng, 241 quỹ tiết kiệm, 8 hợp tác xã tín dụng, 3 hợp tác xã cung cấp tín dụng mua nhà, 132 công ty môi giới đầu tư.

Tại Hungary, các cuộc thanh tra tại chỗ thường được tiến hành một lần trong ba năm đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính phi ngân hàng; C òn các định chế tài chính thuộc sở

hữu tập thể được thanh tra hai năm một lần ...Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một cuộc thanh tra báo trước còn lại sẽ là thanh tra đột xuất, bất ngờ, điều này làm tăng hiệu quả thanh tra của NHNN vì khi đó các NHTM sẽ khó có thể che dấu những sai phạm của mình.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng

Thứ nhất, từ kinh nghiệm của Hồng Kông, Ngân hàng NN CHDCND Lào nói chung và chi nhánh Xiêng Khoảng nói riêng cần thực hiện đánh giá, rà soát hiệu quả quá trình triển khai một cách nghiêm túc, từ đó củng cố, xem xét, sửa đổi tiến trình thích hợp với các diễn biến thị trường mới, tối ưu hoá nguồn lực và thời gian triển khai.

Áp dụng thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là quy trình tích hợp chặt chẽ, do đó, NHNN cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các đơn vị thanh tra, giám sát trên cơ sở hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Quá trình phối hợp giữa các cục, vụ, phòng ban cần được triển khai thành quy định, quy chế cụ thể, không chỉ dừng ở hỗ trợ mà còn phải xây dựng các kênh chính thức tích hợp vào hệ thống công cụ làm việc. Quá trình chia sẻ này cần đúng người, đúng việc, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật thông tin.

Thứ hai, qua nghiên cứu mô hình và hoạt động của Thanh tra NHNN của Hungary cho thấy, hoạt động thanh tra đều dựa trên hai phương pháp chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, giám sát từ xa được thanh tra NHNN các nước hết sức coi trọng, bởi vì giám sát từ xa mới là cách thức kiểm tra thường xuyên và liên tục nhất đối với các NHTM. Khi số lượng NHTM thành lập ngày càng nhiều, nếu bộ máy thanh tra phát triển theo sự tăng lên của số lượng các NHTM thì sẽ trở nên quá cồng kềnh, chi phí hoạt động tốn kém. Do đó vấn đề quan trọng là phải tinh nhuệ bộ máy thanh tra,

làm sao để các NHTM mặc dù ít bị thanh tra tại chỗ nhưng vẫn biết rằng mình luôn bị theo dõi và sẽ bị thanh tra tại chỗ bất cứ lúc nào khi NHNN phát hiện dấu hiệu vi phạm thông qua các kênh thông tin từ xa. Đây chính là hiệu quả của

phương pháp giám sát từ xa.

Thêm vào đó , hoạt động thanh tra tại chỗ của thanh tra NHNN của Hungary thường không quy định lịch trình thanh tra cụ thể, có thể một NHTM bị thanh tra nhiều lần trong một năm cũng c ó thể có NHTM không bị thanh tra trong thời gian dài hơn. Thanh tra NHNN sẽ không thông báo trước mà sẽ bất ngờ ập vào NHTM và yêu cầu dừng hầu hết các hoạt động của NHTM tại thời điểm đó để tiến hành thanh tra. Sau khi tiến hành xong các nghiệp vụ thanh tra (thường chỉ trong 1 buổi hoặc có thể ngắn hơn) NHNN sẽ rút đi nhanh chóng và không gây phiền hà cho NHTM. Tác dụng của phương pháp này là sẽ khiến cho NHTM không kịp che dấu những bằng chứng vi phạm và luôn ở trong tình trạng lo sợ bị thanh tra bất ngờ nên sẽ phải chấp hành quy định pháp luật một cách nghiêm chỉnh và thường xuyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hó a cơ sở lý luận về thanh tra, giám sát ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước, theo đó tác giả đã đưa ra các khái niệm, nội dung, mục tiêu, hình thức, nguyên tắc, các nhân tố ảnh hưởng.. .của hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn của một số ngân hàng Nhà nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CHI NHÁNH TỈNH XIÊNG KHOẢNG

Một phần của tài liệu 0881 hoạt động thanh tra giám giám sát các NHTM tại NH nhà nước chi nhánh tỉnh xiêng khoảng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w