KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu 1260 phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 112)

TOÁN QUỐC

TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN

HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 1.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước

Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam là một trong những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thuơng mại phát triển nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Hơn 50 năm qua, Vietcombank luôn đuợc đánh giá là ngân hàng thuơng mại hàng đầu trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó TTQT là một lĩnh vực chủ chốt của Vietcombank.

Đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động của Trung tâm Tài trợ thuơng mại là nguồn nhân lực có nhiệt huyết với nghề, cùng trình độ chuyên môn đã đuợc công nhận: 20% cán bộ Trung tâm Tài trợ thuơng mại đạt chứng chỉ Chuyên gia Tín dụng chứng từ (CDCS). Vietcombank đặt mục tiêu đến năm 2020, 60% chuyên viên

31

Trung tâm Tài trợ thương mại được thành lập nhằm chuẩn hóa quy trình, chuẩn hóa chất lượng giao dịch Tài trợ thương mại cung ứng đến khách hàng; xây dựng chính sách và phát triển sản phẩm thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại, nhằm mục đích đa dạng hóa và chuyên biệt hóa các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu kinh doanh của khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế.

Dựa trên các phương thức thanh toán quốc tế truyền thống như: chuyển tiền, thư tín dụng chứng từ, nhờ thu chứng từ, Vietcombank không ngừng xây dựng các sản phẩm chuyên biệt nhằm hướng tới việc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như bao thanh toán chuyên biệt, thư tín dụng nội địa, thư tín dụng nội bộ, thư tín dụng nội bộ được thanh toán trước hạn EPLC, UPAS L/C, chiết khấu nhanh...

Đây là các giải pháp tiên phong, tạo ra phương thức thanh toán mới trên thị trường. Vietcombank đã thành lập đội ngũ chuyên trách phát triển sản phẩm cho khách

hàng DN, sẵn sàng cung ứng sản phẩm chuyên biệt theo từng nhu cầu khách hàng Cụ thể, tính chuyên nghiệp trong xử lý hồ sơ được nâng cao, giao dịch được xử lý một cách chuẩn hóa, đảm bảo được tiêu chí “Kịp thời - An toàn - Chính xác”, lượng giao dịch nhiều giúp cán bộ hiểu sâu hơn về nghiệp vụ, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để tư vấn, đưa ra các khuyến nghị hợp lý cho khách hàng, cảnh báo trước những yếu tố mang tính rủi ro, lừa đảo quốc tế trước khi khách hàng tiến hành thực hiện giao dịch.

Có thể nói, TTQT&TTTM chính là thế mạnh của để Vietcombank thu hút và giữ chân khách hàng, và cũng là kênh tham vấn quan trọng cho DN Việt Nam khi thực hiện các giao dịch quốc tế. Ngoài ra, Vietcombank đang triển khai các chính sách cam kết chất lượng dịch vụ với một số khách hàng lớn và được các khách hàng đánh giá rất cao.

Bên cạnh các dịch vụ thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại truyền thống, Vietcombank cũng đã nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu, bao thanh toán chuyên biệt, thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS), chia sẻ rủi ro, chuyển tiền KRW đi Hàn Quốc...

Ngoài ra, chính sách giá của Vietcombank cũng rất hấp dẫn, đảm bảo mức phí cạnh tranh so với nhiều ngân hàng khác. Hiện nay, Vietcombank đã triển khai áp dụng biểu phí linh hoạt với từng nhóm khách hàng và ưu đãi giảm phí để thu hút các khách hàng mới.

Với nền tảng truyền thống là ngân hàng chuyên doanh về hoạt động ngoại thương của Việt Nam, nên Vietcombank có lợi thế trong việc xây dựng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. Đến nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 2.000 ngân hàng tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Bên cạnh việc tiếp tục phát huy lợi thế trên, thời gian qua, Vietcombank cũng không ngừng nỗ lực nâng cao uy tín và tạo dựng vị thế ở trong và ngoài nước thông qua các giải thưởng quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế của Vietcombank trong hoạt động đối ngoại, và là một thế mạnh của Vietcombank trong hoạt động TTQT&TTTM.

1.4.2. Ngân hàng nước ngoài

1.4.2.1. Ngân hàng Bangkok Thái Lan

Để thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển, NH Bangkok Thái Lan đã rất tích cực trong việc hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (chủ yếu là tài trợ vốn), từ đó góp phần cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế, mở rộng thị trường của ngân hàng. Hoạt động xuất khẩu của Thái Lan phát triển kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng cùng phát triển, như hoạt động: bảo lãnh, TTQT và các hoạt động khác. Ngân hàng Bangkok còn rất chú trọng tới việc huy động các nguồn vốn ngoại tệ thông qua các chi nhánh của ngân hàng ở trong và ngoài nước bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

Cùng với việc gia tăng của các nguồn vốn ngoại tệ là việc mở rộng của các hoạt động cho vay. Ngân hàng Bangkok đã thực hiện việc cho vay đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng, đồng thời tăng cường các khoản đầu tư chứng khoán quốc tế, củng cố các mối quan hệ để góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

33

1.4.2.2. Ngân hàng HSBC

Để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng HSBC luôn chú trọng phát triển các hoạt động tài trợ thuơng mại, phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhu tên gọi của ngân hàng này. Cụ thể:

+ Xây dựng quy trình tài trợ thuơng mại rõ ràng cho từng nghiệp vụ và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Xây dựng cẩm nang tài trợ thuơng mại.

+ Xây dựng chuyên biệt bộ phận xuất khẩu và nhập khẩu.

Theo quy định của HSBC, bộ phận quan hệ khách hàng chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến hồ sơ tài trợ thuơng mại của khách hàng, trong đó có tất cả các vấn đề liên quan đến cho vay. Chỉ khi hồ sơ đủ, chính xác phòng tài trợ thuơng mại mới tiếp nhận và xử lý. Khi dùng L/C làm tài sản đảm bảo thế chấp, phòng tài trợ thuơng mại chỉ chịu trách nhiệm xác nhận các thông tin có trong L/C, chịu trách nhiệm luu ý các điều khoản đặc biệt trong L/C đối với cán bộ quan hệ khách hàng.Mỗi bộ chứng từ xuất khẩu của khách hàng đuợc kiểm qua ba tay: nhân viên, kiểm soát viên và truởng bộ phận xuất khẩu. Quy định thời gian tối đa cho việc kiểm mỗi bộ chứng từ là ½ ngày làm việc. Việc kiểm chứng từ sai cho khách, đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng truyền thống khi gửi ngân hàng nuớc ngoài bị bắt lỗi sai sót thì nhân viên, cán bộ kiểm bộ chứng từ đó phải tự chịu phí sai sót. HSBC quy định thời gian tra soát ngân hàng nuớc ngoài về việc nhận chứng từ, chấp nhận thanh toán và xác nhận thời hạn thanh toán đối với bộ chứng từ hàng xuất dù là theo nhờ thu hay L/C là không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đuợc bộ chứng từ. Việc các ngân hàng trả tiền trả lời đuợc yêu cầu phải thực hiện bằng điện xác thực..

Đầu tu công nghệ cao: hiện nay HSBC sử dụng Corebanking là Ipcas - hệ thống core khá hiện đại hiện nay. Vì vậy, tất cả các thao tác trong hoạt động tài trợ thuơng mại đuợc thực hiện trên hệ thống, theo dõi trên hệ thống và hệ thống tự động báo lỗi khi có sự cố xảy ra. Các báo cáo, thông báo L/C, thu đòi tiền, tra soát hệ thống tự động in và báo. Mỗi sản phẩm trên Core banking quy định các loại phí với cách đặt tên thống nhất.

Phân loại khách hàng: HSBC chú trọng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ngoại tệ. HSBC thực hiện phân nhóm khách hàng căn cứ theo doanh số giao dịch, thường xuyên có những món quà, thiếp hỏi thăm khách hàng các dịp lễ tết. Tiến hành mua bán ngoại tệ với khách hàng theo tỷ giá thoả thuận ở mức có lợi cho khách hàng.

Thường xuyên cho ra đời các sản phẩm tài trợ mới: Trong thời điểm mà lãi suất VNĐ cao,HSBC tung ra các gói tài trợ lãi suất dành cho doanh nghiệp xuất khẩu như tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi, và tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ; Cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói từ tư vấn bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu đến cung cấp dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi...

1.4.3. Bài học kinh nghiệm

Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng là:

Thứ nhất, cần tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường, có những sản phẩm chuyên biệt cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, xây dựng đội ngũ tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, đưa ra mức biểu phí cạnh tranh cũng như những tiện ích đi kèm vượt trội, có như vậy mới tạo được sự khác biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Thứ hai, xây dựng quy trình thanh toán quốc tế chặt chẽ để có thể vừa đảm bảo được phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhưng vẫn hạn chế được rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Thứ ba, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ để có thể thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhanh chóng hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Thứ tư, lựa chọn khách hàng mục tiêu và phân loại khách hàng một cách cẩn thận cụ thể, từ đó có những phương án tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả

Thứ năm, luôn luôn quan tâm chú trọng đầu tư vào nhân sự, đào tạo nhân sự làm việc một cách chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng để có thể giữ chân khách hàng.

35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, theo đó đưa ra khái niệm, vai trò, các phương thức thanh toán quốc tế, khái niệm về phát triển thanh toán quốc tế, các chỉ tiêu phát triển thanh toán quốc tế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán quốc tế.

Bên cạnh hệ thống hóa cơ sở lý luận, tác giả cũng hệ thống lại kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trong hoạt động phát triển thanh toán quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngân hàng VPBank. Cơ sở lý luận chương 1 sẽ là tiền đề để tác giả tiến hành phân tích chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động ngân hàng số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng. Tại thời điểm thành lập, ngân

hàng có tên là ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Năm 2010, VPBank được ngân hàng nhà nước chấp thuận đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Cùng với việc đổi tên, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

Năm 2012 chứng kiến nhiều sự chuyển mình của VPBank. Tháng 08/2012, VPBank công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và là 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Năm 2017 khép lại hành trình 5 năm (2012-2017) với những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận, đưa VPBank trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Tiếp bước thành công, VPBank tiếp tục triển khai chiến lược 5 năm tiếp theo với tầm nhìn đến năm 2022 trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và trở thành 1 trong 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam. VPBank được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và là một trong 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017. Đặc biệt, năm 2017 là một cột mốc có tính lịch sử của ngân hàng khi gần 1,5 tỷ cổ phiếu chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút sự quan tâm lớn của nhà

37

Tính đến ngày 31/12/2018, VPBank có 01 Hội sở chính, 57 Chi nhánh, 164 Phòng giao dịch trên cả nước và 02 công ty con với đội ngũ hơn 27.400 cán bộ nhân viên. Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31/12/2018 là 25.299 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2017 là 15.706 tỷ đồng .

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

VPBank là một trong những ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Xuất phát điểm là ngân hàng tư nhân với quy mô vừa và nhỏ, VPBank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu từ các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án... và lĩnh vực thương mại quốc tế cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử... không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

- Chức năng chính:

Tổ chức cung cấp các dịch vụ thu, chi tiền mặt, dịch vụ thanh toán góp phần cùng với ngân hàng Nhà nước điều hòa lưu thông tiền tệ và đảm bảo tốt vai trò là trung gian thanh toán

Đảm bảo tốt vai trò trung gian tín dụng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư dự án và chế biến các mặt hàng góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.

- Nhiệm vụ của VPBank:

Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đơn vị, tổ chức kinh tế, cung ứng vốn ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế. Cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, thu đối ngoại tệ, Séc du lịch, thanh toán thẻ... Chiết khấu và thanh toán các bộ chứng từ hàng xuất nhập khẩu.

Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của pháp luật như ngoại hối, phái sinh, lưu ký chứng khoán, ủy thác, tư vấn tài chính, mua bán trái phiếu...

2.1.3. Mô hình tổ chức

Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy quản lý của VPBank được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Hội đồng quản trị: Có chức năng triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại

hội đồng cổ đông; quản trị, giám sát hoạt động của Ban điều hành

Ủy ban nhân sự: có nhiệm vụ như Ủy ban đề cử và lương thưởng, tham mưu

cho HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT và Ban Kiểm soát; tham mưu cho HĐQT xử lý các vấn đề nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, người điều hành của VPBank; tham mưu, đề xuất mức lương thưởng và các lợi ích khác của các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, UBNS là cơ quan có chức năng giúp việc, tham mưu cho HĐQT trong công tác quản trị nhân sự của VPBank

Ban kiểm soát thực hiện các chức năng, nhiệm vụ bao gồm: Giám sát việc

tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ VPBank trong quản trị, điều hành; thẩm định báo cáo tài chính định kỳ; thực hiện hoạt động kiểm soát thông qua việc

Một phần của tài liệu 1260 phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP VN thịnh vượng luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 42 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w