Quy luật lượng chất

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TRIẾT học mác LENIN (Trang 28 - 31)

V. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH

1, Quy luật lượng chất

Vị trí, vai trò của quy luật

Quy luật lượng đổi-chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc

Khái niệm

Chất là tên gọi tắt của chất lượng (là chất của sự vật, hiện tượng khách quan) dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác (thể hiện sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác).

VD: Nước không màu không mùi không vị; Con người được phân biệt với con vật ở tính có ý thức.

Phân biệt chất với thuộc tính

- Chất là sự thống nhất các thuộc tính, còn thuộc tính là những trạng thái, tính chất cơ cấu nên sự vật. VD: Thuộc tính của viên phấn là dùng để viết, còn chất của viên phấn là được làm bằng thạch cao.

- Chất và thuộc tính có MQH chặt chẽ, không có chất nằm ngoài sự vật.

- Thuộc tính: cơ bản và không cơ bản. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất thay đổi, thuộc tính không cơ bản thay đổi thì chất chưa thay đổi.

- Có tính ổn định tương đối, nghĩa là khi sự vật, hiện tượng chưa chuyển hoá thì chấtcủa nó chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiềugiai đoạn; trong mỗi giai đoạn đó, chúng lại có chất riêng của mình.

VD: Quá trình từ nòng nọc thành ếch: Giai đoạn nòng nọc: có đuôi, sống dưới nước. Giai đoạn thành ếch: mất đuôi, mọc 4 chân, sống trên cạn. - Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.

VD: Sắt là một nguyên tố hóa học, Fe, số hiệu nguyên tử 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kỳ 4

Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

VD: Lớp A có 50 sinh viên, …

Đặc điểm cơ bản của lượng

- Tính khách quan vì lượng là lượng của chất, là một dạng vật chất nên chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định.

VD: Lớp A có 50 sinh viên, học ở phòng 1 từ 8h đến 11h.

- Có nhiều loại lượng khác nhau trong các sự vật, hiện tượng; có lượng là yếu tố quy định bên trong, có lượng chỉ thể hiện những yếu tố bên ngoài; sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng cũng phức tạp theo

VD: trình độ phát triển của xã hội là yếu tố bên trong, số dân cư trong một xã là yếu tố bên ngoài.

- Trong tự nhiên và xã hội, có lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong xã hội và tư duy lại có những lượng khó đo lường bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy trừu tượng.

VD: Ta có thể đếm được 1 gói kẹo có 20 cái nhưng không thể đếm được lượng kiến thức ta tích lũy được

Nội dung quy luật chuyển hóa lượng – chất

- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mối

quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.

VD: Lớp A và B có cùng sĩ số, lớp A có 20 HSG, lớp B có 30 HSG. Khi xét về trình độ học tập của 2 lớp thì lớp B tốt hơn, 30 HSG là chất. Khi so sánh số HSG 2 lớp thì 30 HSG lớp B là lượng.

này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định.

+ Độ là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là cái cũ mất đi, cái mới ra đời.

VD: 0 < t < 100 độ C nước vẫn ở thể lỏng.

Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới - thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy - được gọi là điểm nút.

VD : 0<t<100 độ C là điểm nút

+ Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện

tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là sự thay đổi về chất khi đã tích lũy đủ về lượng. Sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra một đường nút vô tận, làm cho sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ

Các hình thức của bước nhảy.

- Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, người ta chia bước nhảy thành

bước nhảy toàn bộ - là những bước nhảy làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các

yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi.

VD: chiến thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn, đất nước bước sang thời kì mới. Bước nhảy cục bộ - là loại bước nhảy chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật, hiện tượng đó.

VD: Dù xã hội đã hiện đại, bình đẳng nhưng 1 phần nhỏ vẫn chưa thay đổi, tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ,…

- Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, người ta chia bước nhảy thành bước nhảy đột biến - khi chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả mọi bộ phận cơ bản của nó. VD: Phóng xạ (radium biến đổi), núi lửa phun trào. Bước nhảy dần dần - là quá trình thay đổi về chất diễn ra do sự tích luỹ dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi chậm.

VD: tích lũy tư duy từ cấp 1 – cấp 2 – cấp 3 – đại học - …

- Quy luật lượng đổi-chất đổi không chỉ nói lên một chiều là lượng đổi dẫn đến chất đổi mà còn có chiều ngược lại, là khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng, thể hiện ở chỗ sự tác động của chất mới về quy mô, trình độ, nhịp điệu v.v… đối với lượng mới tạo nên tính thống nhất giữa chất mới với lượng mới.

VD: Sinh viên vượt qua kì thi tốt nghiệp (điểm nút), trở thành cử nhân (bước nhảy) có tấm bằng tốt và tìm được việc làm tốt (chất mới thay đổi quy mô

tồn tại của SVHT). Sau đó, sinh viên có nhu cầu học tập cao hơn – thạc sĩ (chất mới thay đổi sự vận động và phát triển)

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất với lượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở

- những thay đổi dần về lượng tới điểm nút chuyển thành những thay đổi về chất thông qua bước nhảy

- chất mới ra đời sẽ tác động tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến một mức độ nào đó lại phá vỡ chất cũ kìm hãm nó.

- quá trình tác động qua lại giữa lượng và chất tạo nên con đường vận động liên tục trong đứt đoạn, đứt đoạn trong liên tục; từ sự biến đổi dần dần về lượng tiến tới nhảy vọt về chất; rồi lại biến đổi dần dần về lượng để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo của chất, cứ thế làm cho sự vật, hiện tượng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển

ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất

- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng. Vì vậy, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất.

VD: XHPK – XHCN – CSVN

- Quy luật xã hội diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang bước thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng.

VD: tình bạn – tình yêu – hôn nhân.

- Sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào cấu trúc và phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đó.

VD: muốn duy trì nước ở thể lỏng phải để nước trong giới hạn 0 < t < 100 độ C

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TRIẾT học mác LENIN (Trang 28 - 31)