a. Đặc điểm trong cho vay DNNVV
Các DNNVV có nhu cầu vốn lớn trong nền kinh tế, tuy nhiên xét về quy mô từng doanh nghiệp thì khoản vay đó thực sự không lớn đối với các ngân hàng. Về khả năng, các ngân hàng luôn đáp ứng được các nhu cầu này tại bất kỳ thời điểm nào mà không gặp một khó khăn gì về thanh khoản. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam, việc cấp tín dụng cho những DNNVV luôn gặp những khó khăn mang tính quy luật là rủi ro mất vốn cao, các DN không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của ngân hàng. Với vai trò ngày càng tăng của mình, các DNNVV đã tạo được sự chú ý của ngân hàng và chính bản thân ngân hàng cũng nhận thấy rằng cần phải xem xét lại tính hiệu quả đối với việc cho vay các đối tượng này nhằm có một chiến lược phát triển ổn định và bền vững. Hoạt động cho vay đối với DNNVV của các ngân hàng mang những đặc điểm chung như sau:
S về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ: Do quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh của DNNVV không lớn nên hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này cũng có quy mô nhỏ và vừa, các khoản vay thường có giá trị thấp, nhỏ lẻ, thuộc thị trường bán lẻ của các ngân hàng. Tuy dư nợ của
từng doanh nghiệp có thể nhỏ so với số vốn của ngân hàng nhưng số lượng đông đảo, xét trong toàn bộ nhóm thì dư nợ của đối tượng khách hàng này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của ngân hàng.
•S Mục đích sử dụng vốn vay: Các DNNVV vay vốn với rất nhiều
mục đích khác nhau, nhưng có một số mục đích chủ yếu sau: Vay để bổ sung vốn lưu động tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong ngắn hạn, vay để thực hiện các dự án đầu tư trong trung và dài hạn.
S Thời gian các khoản vay: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn
vay, nhưng nhìn chung các DNNVV thường vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
S Tài sản đảm bảo: Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng quyết
định cho DN vay vốn vì nó là nguồn tài trợ cho ngân hàng. Giá trị của TSĐB phụ thuộc vào quy mô khoản vay và mức độ quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. TSĐB phải luôn có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay. Nhưng trên thực tế, phổ biến tại Việt Nam, đó là không có và không đủ TSĐB cho việc vay vốn, nếu có thì không đáp ứng đầy đủ quy định về tài sản đảm bảo cho vay của ngân hàng.
S Khả năng sinh lời: Ngân hàng có nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ
hoạt động cho vay với DNNVV, đặc biệt là DN làm ăn hiệu quả. Với nhóm DNNVV, ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với doanh nghiệp lớn. Giá trị của một món vay tuy không cao nhưng các ngân hàng có khả năng lấy số lượng bù quy mô. Bên cạnh các khoản lãi thu được thì ngân hàng có thể khai thác tốt từ nhiều nguồn lợi khác như nguồn tiền gửi, nguồn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, các khoản phí dịch vụ có liên quan như thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh,... Đối với nguồn lợi này, nhất là các khoản phí, ngân hàng thu được nhiều hơn từ các DNNVV, đồng thời ngân hàng cũng không phải chịu áp lực từ phía khách hàng như việc đáp ứng các
dịch vụ này cho doanh nghiệp lớn.
b. Rủi ro đối với cho vay DNNVV
Thứ nhất, cho vay không thu hồi được nợ, mất vốn, giảm uy tín của
ngân hàng.
Thứ hai, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn, chậm trả gốc và lãi tiền
vay. Hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nên phần lớn nguồn vốn ngân hàng dùng để cho DN vay được huy động từ nền kinh tế với thời hạn và mức lãi suất đã được xác định, việc không thu hồi được nợ từ người vay sẽ khiến ngân hàng không có nguồn tiền để trả nợ cho người gửi tiền gây mất lòng tin, giảm uy tín của ngân hàng và phát sinh nhiều chi phí khác có liên quan cho ngân hàng.
Tuy việc cho vay các DNNVV có rủi ro nhiều hơn so với các DN lớn nhưng thường là những rủi ro có thể phân tán được và không mang tính hệ thống. Hơn nữa quy mô một món vay nhỏ khi phát sinh nợ quá hạn thì chủ yếu tác động đến thu nhập của ngân hàng, thường là không tạo thành các rủi ro như rủi thanh khoản, rủi ro phá sản. Mặt khác, ngân hàng luôn yêu cầu có tài sản thế chấp đối với các khoản vay này nên phần nào giảm bớt tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn về thanh toán cũng như dẫn đến phá sản là do sự đổ bể trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tạo nên. Trên một khía cạnh nhất định, cho vay đối với các DNNVV làm giảm bớt rủi ro phá sản cho ngân hàng.