Định hướng phát triển hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của Ngân

Một phần của tài liệu 1202 phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66)

Thanh Hóa

- về huy động vốn: Bám sát thị truờng và địa bàn nhằm tăng huy động vốn dân cu để đuợc nguồn vốn ổn định, duy trì mở rộng quan hệ với các khách hàng tổ

chức, tích cực tiếp thị mở rộng quan hệ khách hàng tiềm năng, tăng tỷ trọng tiền gửi thanh toán của các tổ chức trong tổng nguồn huy động vốn. Tăng cường các chính sách để thu hút khách hàng mới: tích cực triển khai chương trình khuyến mại, kết hợp với việc linh hoạt áp dụng chính sách lãi suất phụ trội để thu hút khách hàng mới, đóng góp trực tiếp vào tăng ròng HĐVDC.

- về tín dụng: Đẩy mạnh hoạt động tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng: Tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, đảm bảo an toàn và gia tăng hiệu quả, tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập ròng bán lẻ, hướng tới gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập chi nhánh. Ưu tiên các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống có NIM tín dụng cao (tiêu dùng bảo đảm bằng bất động sản, tín chấp...) và các sản phẩm thế mạnh của BIDV (cho vay nhà ở, cho vay mua ô tô).

Tập trung tiếp thị, khai thác để cho vay đối với nền khách hàng trả lương qua BIDV, khách hàng mua nhà tại các dự án do BIDV tài trợ vốn, các dự án nhà ở có thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và thực hiện linh hoạt các cơ chế khuyến khích, khen thưởng, chế tài thưởng, phạt trong hoạt tín dụng bán lẻ.

Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn và tích cực làm việc cụ thể từng khách hàng về lộ trình, kế hoạch thu hồi nợ xấu. Bám sát cam kết khách hàng đã ký, quyết liệt thu hồi nợ xấu song song với thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho KH, hạn chế tối đa phát sinh thêm nợ xấu mới.

- về dịch vụ: coi công tác dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đây sẽ là nguồn thu mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng sau tín dụng. Tập trung phát triển các dịch vụ chủ đạo của BIDV, triển khai các chương trình sản phẩm dịch vụ bán lẻ một cách đồng bộ, ưu tiên các sản phẩm dịch vụ chủ đạo, thế mạnh tại địa bàn chi nhánh như: BSMS, Smartbanking, thanh toán hóa đơn tiền điện, cước viễn thông, đặc biệt sản phẩm Pay+ là sản phẩm mới có nhiều tiện ích cho khách hàng, tăng lòng trung thành của khách hàng với BIDV. Tăng thu từ các dịch vụ truyền thống của BIDV: Đối với dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, các phòng cần tích cực thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, từ đó gia tăng thu

phí thông qua (i) Tiếp cận các công ty du học, truờng học, trung tâm tiếng Anh.. .giới thiệu về dịch vụ chuyển tiền quốc tế của BIDV; (ii) Triển khai các chuơng trình khuyến mại do HSC huớng dẫn; (iii) các địa bàn (huyện, thị, khu công nghiệp) có nhiều nguời XKLĐ, nguời lao động nuớc ngoài tại Thanh Hóa, khu du lịch.về dịch vụ chuyển/nhận tiền quốc tế của BIDV.

- về mạng lưới: mở rộng mạng luới hoạt động, đua dịch vụ ngân hàng của BIDV từng buớc đến tất cả các huyện thị trong tỉnh theo định huớng của HSC.

- về nhân lực: đáp ứng đủ nhu cầu nguồn lực cho ngân hàng, tinh giảm khối tác nghiệp và hỗ trợ tập trung nguồn lực cho khối kinh doanh trực tiếp, uu tiên khối bán lẻ. Hoàn thiện đội ngũ nhân sự có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công việc đuợc giao. Xây dựng văn hóa kinh doanh, tuân thủ nội quy lao động, không ngừng nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng.

3.2. Giải pháp phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện sản phẩm, quy trình cấp tín dụng:

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống:

Qua việc thực hiện công tác khảo sát thị truờng, phân tích số liệu báo cáo quá khứ, phân tích xu huớng thị truờng... để có thể đánh giá chính xác nhu cầu và xu huớng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của khách hàng ở hiện tại và tuơng lai, từ đó đua ra đề xuất với Hội sở chính để nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ có chất luợng cao nhất, đem lại mức hài lòng tối đa cho khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV cũng cần không ngừng hoàn thiện các sản phẩm hiện có bằng phong cách giao dịch, thái độ và thời gian phục vụ khách hàng. ,

3.2.1.2. Tiếp tục phát triển những sản phẩm thế mạnh, giới thiệu đa dạng các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng

BIDV Thanh Hóa đang giới thiệu tất cả các sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống hiện có đến khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế mới có một số sản phẩm chính đuợc khách hàng biết đến và sử dụng. Những sản phẩm này đang là thế

mạnh của chi nhánh và đang được phát huy. Sản phẩm thế mạnh hiện có ở BIDV Thanh Hóa có thể kể đến đó là sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà cửa. Bên cạnh sản phẩm cho vay mua nhà thương mại trong dân cư, chi nhánh đã hợp tác cho vay các dự án như: Nhà ở thương mại H1, H2, Nhà ở xã hội C5, CT1,2,3,4 do HUD4, chung cư Xuân Mai, Tân Thành.... Chi nhánh cần tiếp cận tăng cường mở rộng mối quan hệ với các chủ đầu tư để từ đó mở rộng thị phần cho vay nhà ở đối với các dự án lớn đang triển khai như: Khu đô thị Đông Hải, Khu đô thị Đông Sơn, Dự án FLC Sầm Sơn...

- Cho vay mua ô tô: Thanh Hóa với gần 3,5 triệu dân, khi hạ tầng được đầu tư phát triển và nhu cầu của con người ngày càng tăng là điều kiện tốt để phát triển sản phẩm cho vay ô tô. Chi nhánh có thể thu hút khách hàng đến với ngân hàng bằng cách ký kết hợp đồng hợp tác với các cửa hàng đại lý, showroom ôtô: Honda, Toyota, Mazda, Kia, Hyundai, ... khi khách hàng đến mua xe tại các showroom có nhu cầu vay vốn sẽ giới thiệu đến BIDV Thanh Hóa đồng thời phối hợp tổ chức các chương trình khuyến mại mua xe tặng bảo hiểm thân vỏ, lệ phí trước bạ, ưu đãi về lãi suất, phương thức thanh toán.. .để tăng hiệu quả quảng bá.

- Cho vay thấu chi: Là một sản phẩm hết sức linh hoạt, giúp khách hàng có thể hoàn toàn chủ động trong việc chi tiêu phục vụ nhu cầu đời sống. Sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng để đảm bảo sản phẩm được sử dụng đúng mục đích.

- Cho vay lương: Sản phẩm này dành cho khách hàng chi trả lương qua BIDV thường là các công nhân viên chức, các cán bộ nhân viên làm việc tại những công ty có quan hệ tín dụng với BIDV có nhu cầu mua sắm tiêu dùng, hạn mức cho vay lương thường là thấp và lãi suất cao hơn so với các sản phẩm khác.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: Mỗi khách hàng được cấp hạn mức nhất định và sử dụng thẻ để thanh toán các giao dịch thương mại điện tử, như: mua vé máy bay, mua sắm hàng online, trả tiền taxi, tiền ăn uống tại các điểm chấp nhận thẻ. Đảm bảo an toàn và tiện ích cho khách hàng. Hiện nay với cơ cấu dân số vàng,Việt Nam thực sự là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển sản

phẩm thẻ tín dụng.

- Cho vay chứng minh tài chính du học: Khi bản thân chúng ta hoặc con cái có nhu cầu đi du học cần cung cấp đầy đủ hồ sơ về tài sản đảm bảo, thu nhập và hồ sơ liên quan khóa học BIDV sẽ hỗ trợ trong việc mua bán ngoại tệ đi du học và chi phí liên quan đến khóa học.

Tại địa bàn Thanh Hoá, những sản phẩm nhu thấu chi, thẻ tín dụng, cho vay chứng minh tài chính du học tuy không còn mới mẻ đối với khách hàng, nhung vẫn chua đuợc nhiều nguời biết đến. Nếu CB QLKH giới thiệu những tính năng, uu việt của sản phẩm đến từng đối tuợng khách hàng phù hợp, đây sẽ là sản phẩm có triển vọng góp phần phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại chi nhánh Thanh Hoá. Đối với vay luơng, chi nhánh kết hợp với các lãnh đạo công ty, giám đốc Sở ban ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận nhu cầu của khách hàng từ đó lựa chọn khách hàng uy tín và có thu nhập ổn định để cấp hạn mức phù hợp cho khách hàng. Đối với sản phẩm cho vay du học nên kết hợp với các văn phòng đại diện, các công ty du học. Đối với sản phẩm cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: chi nhánh tiếp cận cán bộ quản lý doanh nghiệp, các Sở ban ngành thuờng xuyên đi công tác nuớc ngoài, các du học sinh và những nguời thuờng xuyên có thói quen đi du lịch. Hiện nay NHNN đã thắt chặt việc mua bán ngoại tệ bên ngoài đối với cá nhân và tổ chức nếu ngân hàng biết phát huy tối đa lợi thế của mình đây là cách để tăng nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ.

3.2.1.3. Mở rộng đối tượng cho vay và tăng hạn mức cho vay

Đối tuợng khách hàng BIDV Thanh Hóa chủ yếu vẫn là khách hàng bán buôn, quan hệ lâu năm với ngân hàng. Tận dụng nguồn lực từ khách hàng bán buôn để góp phần gia tăng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ chính là huớng đi hiệu quả để thực hiện mực tiêu. Chi nhánh cần có chính sách khách hàng bán lẻ phù hợp với những đối tuợng này, chú trọng cạnh tranh bằng chất luợng sản phẩm, phong cách và thái độ phục vụ đặt lên hàng đầu làm sao để đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng, tạo dựng mối quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

khoa học, tiện tra cứu. Các dữ liệu về làm giàu thông tin khách hàng cần đuợc cập nhật kịp thời đầy đủ để cán bộ có thể khai thác dữ liệu về thu nhập, trình độ học vấn, giới tính, năm sinh, thời gian quan hệ với BIDV từ đó đua ra các phân khúc khách hàng để chăm sóc một cách thuận tiện. Bên cạnh việc tiếp cận khách hàng mới lần đầu đến quan hệ với BIDV, việc kích hoạt những khách hàng đã từng có quan hệ BIDV nhung ở trạng thái “ngủ đông” sẽ nhanh chóng và tốn ít chi phí về thời gian, tiền bạc và công sức hơn so với việc tiếp cận khách hàng mới.

Tâm lý khách hàng đôi khi còn e dè với thủ tục ngân hàng vì sợ mất thời gian, CB QLKH cần huớng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để hạn chế việc khách hàng phải đi lại nhiều lần.

Nâng hạn mức cho vay: đối với từng khách hàng và uy tín mà khách hàng mang lại để có thể nâng hạn mức cho vay lên mức tối đa. Thông thuờng sản phẩm cho vay luơng BIDV đang quy định 15 lần thu nhập, tại chi nhánh để bảo đảm tính an toàn chi nhành thuờng cho vay từ 8-10 lần thu nhập.

3.2.1.4. Phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ

Hiện tại BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng để giúp khách hàng tại bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối Internet là có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong thời đại công nghệ 4.0, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử càng phải đuợc chú trọng và giới thiệu đến khách hàng. BIDV Smartbanking với nhiều tính năng mới nhu thanh toán QRPAY, mua sắm hàng hóa dịch vụ, mua, bán ngoại tệ trực tuyến , ứng dụng BIDV PAY+ cho phép nguời sử dụng rút tiền tại ATM không cần thẻ ... Đồng thời gia tăng tuơng tác với khách hàng thông qua Trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7 và trung tâm mạng xã hội BIDV. Tại chi nhánh Thanh Hoá, tuy những sản phẩm này đang còn khá mới, và việc thay đổi nhận thức của nguời dân trong việc tiếp cận công nghệ là khó khăn, nhung trong xu thế hiện tại thì việc giới thiệu những sản phẩm dịch vụ đến khách hàng là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh sự gia tăng các dịch vụ hỗ trợ tại chi nhánh Thanh Hóa còn cần phát triển các dịch vụ tiện ích: thanh toán tiền điện, nuớc, internet, truyền hình cáp...

thông qua ATM. Hiện tại BIDV Thanh Hóa đã phối hợp với công ty điện lực để thanh toán tiền điện, trung tâm chăm sóc Vinaphone, Viettel để thanh toán cước dịch vụ viễn thông, di động. Trong thời gian tới BIDV Thanh Hóa sẽ tiếp tục đàm phán với công ty cấp thoát nước để cung cấp sản phẩm thanh toán tiền nước qua tài khoản hoặc ATM. Việc bán chéo sản phẩm là yếu tố cần thiết để giữ vững khách hàng trung thành và phát triển khách hàng mới.

Các phòng trong chi nhánh và các phòng giao dịch thống nhất quy trình để tránh tình trạng khách hàng nhận được nhiều nguồn thông tin cùng một loại hình, cá bộ phận hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc và giới thiệu sản phẩm, không ngừng nâng cao hình ảnh ngân hàng đối với khách hàng.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khoản vay:

Bất kì một khoản vay nào của khách hàng muốn được Ngân hàng chấp nhận thì đều phải trải qua một quá trình đánh giá, thẩm định thật kĩ càng trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Quá trình này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng tín dụng. Để tăng hiệu quả của công tác này, đảm bảo an toàn cho các khoản vay, trong khi xét duyệt cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện cơ bản sau:

- Coi trọng tính pháp lý của các chủ thể vay vốn

- Đánh giá chính xác năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng,

Đối với chi nhánh Ngân hàng BIDV Thanh Hóa, công tác thẩm định cần phải được hoàn thiện và đổi mới ở một số khâu, cụ thể như:

- Tăng cường thu thập thông tin từ nhiều nguồn đảm bảo độ khách quan và chính xác. Cán bộ Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ những nguồn cơ bản như từ hồ sơ giấy tờ của khách cung cấp; qua việc xem xét thực tế, ngoài ra có thể còn thu thập từ các nguồn khác.

3.2.1.6. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng cho vay khách hàng bán lẻ tại Chi nhánh, giữ vững và tăng trưởng ổn định nền khách hàng cá nhân cần phải đảm bảo chặt chẽ, thận trọng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Cần có các biện pháp thực hiện như:

- Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động cho vay. Trong đó, từng thời kỳ cần đưa ra các lĩnh vực, loại hình cho vay cần kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình cho vay cần khuyến khích, mở rộng.

- Thực hiện chấm điểm định hạng tín dụng với 100% khách hàng, đảm bảo việc xác định hạn mức tín dụng, phân tích và định lượng rủi ro tại các chi nhánh thống nhất, tránh tình trạng khách hàng vay nhiều nơi, hạn mức khác nhau, loại trừ được các khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu do kết quả xếp hạng khác nhau.

- Rà soát, chỉnh sửa, xây dựng hệ thống văn bản chế độ liên quan như chính sách cấp tín dụng bán lẻ, quy trình phát triển sản phẩm bán lẻ theo hướng phù hợp

Một phần của tài liệu 1202 phát triển cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w