NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam
3.1.1.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp và người dân (Ngân hàng Nhà nước, 2018).
Riêng với hoạt động tín dụng, NHNN điều hành các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng theo hướng
Thứ hai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có
hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực uu tiên. Theo dõi sát tình hình cấp tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhu tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, các dự án giao thông để kịp thời đề xuất những giải pháp tăng cuờng kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nhu cầu vay vốn ngoại tệ bảo đảm phù hợp
với chủ truơng của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế
Thứ tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng
ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ năm, chủ động phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện
cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chuơng trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ truơng của Chính phủ.
3.1.1.2. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, nắm bắt tình hình kinh tế vĩ mô, khai thác tiềm năng tăng truởng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, NHTMCP Công thuơng Việt Nam bám sát các mục tiêu đề ra của ngành và ngân hàng, tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng truởng có chọn lọc, gắn với hiệu quả; cải thiện mạnh mẽ chất luợng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập.
Đối với công tác kinh doanh, ngân hàng triển khai mạnh mẽ các giải pháp thúc đẩy kinh doanh, bảm sát định huớng tăng truởng theo kế hoạch kinh doanh trung hạn, gắn tăng truởng với hiệu quả, huớng tới mục tiêu tăng truởng ổn định, bền vững, có chọn lọc, giữ vững vai trò là ngân hàng thuơng mại nhà nuớc chủ lực, trụ cột trong cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng hco nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tỏng đó tăng truởng mạnh với khu vực kinh tế tu nhân, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và phân khúc bán lẻ. Duy trì thị phần có chọn lọc ở khu vực doanh nghiệp nhà nuớc, phát triển mạnh nhung có trọng điểm, hiệu quả và an toàn đối với khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tu nuớc ngoài. Tập trung tăng
trưởng cho khu vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển.
Nâng cao năng lực tài chính và tăng vốn điều lệ thông qua cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro trên cơ sở thiết lập hạn mức về tài sản có rủi ro với từng phân khúc khách hàng, ưu tiên tăng trưởng đối với các khoản tín dụng có hệ số rủi ro thấp và tăng cường các biện pháp bảo đảm đối với các khoản tín dụng, kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, thoái vốn ngoài ngành và các khoản đầu tư hiệu quả không cao
Đối với hoạt động quản trị rủi ro, ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là những rủi ro công nghệ mới phát sinh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên phạm vi toàn hệ thống, nâng cao hiệu quả mô hình ba vòng kiểm soát, tăng cường nhận thức và văn hóa tuân thủ. Chủ động nhận diện sớm các dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm, phòng ngừa và có kế hoạch xử lý kịp thời. Triển khai đánh giá cho vay trên cơ sở rủi ro, áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng.
3.1.2. Ke hoạch kinh doanh và mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà Nội
3.1.2.1. Kế hoạch kinh doanh
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam và trên cơ sở đánh giá những thuận lợi, khó khăn, Chi nhánh thành phố Hà Nội đề ra kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới như sau:
Tăng trưởng nguồn vốn ổn định, duy trì lãi suất hợp lý: Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức và biện pháp, kết hợp với chính sách tiếp thị khuyến mại hợp lý, nhằm thu hút vốn tại các kênh hiện tại và tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới; Nâng cao khả năng phân tích, dự báo diễn biến và cung cầu vốn trên thị trường để chủ động điều hành nguồn vốn một cách linh hoạt, hiệu quả; Rà soát và theo dõi sát nguồn tiền gửi của các khách hàng lớn, nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty để có biện pháp giữ và thu hút nguồn vốn mới khi đơn vị có nguồn thu; Làm tốt hơn nữa công tác huy động tiền gửi dân cư, gắn liền với cải tiến chất lượng dịch vụ và phong cách giao dịch, nhằm duy trì và thu hút thêm nhiều khách hàng tiết kiệm; Tiếp tục triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động theo định hướng để tăng cường huy động vốn, phát triển dịch vụ thanh tóan, chuyển tiền, kinh doanh thẻ...
bám sát chỉ đạo về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và diễn biến thực tế của thị trường để cho vay đúng hướng, đúng khách hàng, ngành hàng, trong đó ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp, lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước định hướng; Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra giám sát tín dụng và quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng, an toàn, hiệu quả; Đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình sản xuất có phương án kinh doanh hiệu quả, có triển vọng phát triển lâu dài; Theo dõi sát kế hoạch trả nợ, trả lãi của các khoản vay để chủ động thu nợ gốc và lãi kịp thời, không để phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn mới; Tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng cũ.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ: Chi nhánh tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có, chú ý đến chất lượng các sản phẩm dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn; Thường xuyên theo dõi mức phí các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác để điều chỉnh kịp thời, tận thu mọi khoản phí phát sinh; Tìm kiếm, khai thác mọi nguồn mua ngoại tệ để phục vụ khách hàng nhập khẩu; Đẩy mạnh công tác phát triển thẻ: ATM, thẻ tín dụng quốc tế và cơ sở chấp nhận thẻ, đồng thời tích cực làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp, các trường đại học để mở thẻ ATM, thẻ tín dụng.
Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động: Chi nhánh tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ, hiện đại cho các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Cải tạo, sửa chữa khang trang sạch đẹp tại các phòng giao dịch và điểm giao dịch, tạo ấn tượng tốt và thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch; Tìm kiếm địa điểm thích hợp để mở rộng mạng lưới giao dịch, để chiếm lĩnh thị phần và tăng các sản phẩm dịch vụ cho mọi đối tượng khách hàng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Chi nhánh đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; Đặc biệt chú trọng làm tốt công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ; Làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch cán bộ, đồng thời đánh giá và sử dụng cán bộ phù hợp với vị trí, năng lực chuyên môn của mỗi người; Có chính sách hợp lý, công bằng để thu hút cán bộ giỏi đảm nhận những vị trí mũi nhọn trong kinh doanh; Xây dựng văn hóa kinh doanh công sở để nâng cao uy tín và thương hiệu của
ngân hàng; Tiếp tục điều chỉnh cơ chế nội bộ đảm bảo việc chi tiền lương, tiền thưởng gắn với kết quả và chất lượng công việc.
Tăng cường kiểm tra kiểm soát, quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động: Chi nhánh kết hợp nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất; kiểm tra từ xa, thanh
tra tại chỗ các mặt hoạt động, nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng
cao ý thức chấp hành quy chế, quy trình nghiệp theo tiêu chuẩn; Chú trọng kiểm tra việc
áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động kinh doanh.
3.1.2.2. Kế hoạch mở rộng tín dụng
Trong thời gian tới, hoạt động tín của chi nhánh bám sát chỉ đạo của NHTMCP Công thương Việt Nam và diễn biến thực tế thị trường, bảo đảm cấp tín dụng đúng hướng, đúng khách hàng và lĩnh vực. Chi nhánh tích cực tìm kiếm khách hàng tốt, phương án và dự án tốt, tập trung giải ngân đối với các khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, hiệu quả kinh tế và khả năng trở nợ cao. Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện vai trò của một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nắm cổ phần chi phối khi cấp tín dụng các lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển.
Đối với công tác bảo đảm chất lượng tín dụng, chi nhánh tập trung vào công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của khác hàng, đánh giá thường xuyên khả năng trả nợ, chủ động thu lãi và nợ gốc kịp thời, hạn chế tối đa phát sinh nợ gia hạn, nợ quá hạn mới. Chi nhánh thực hiện quyết liệt các biện pháp để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, nợ đã được xử lý rủi ro thông qua vận dụng các quy định của Chính phủ, NHNN.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp
3.2.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý danh mục tín dụng
Danh mục tín dụng là tập hợp các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng, được phân loại theo các tiêu thức nhằm mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng và mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng là các hoạt động thiết lập cơ cấu danh mục tín dụng mục tiêu, sử dụng công cụ để hướng tín dụng thực tế vào cơ cấu mục tiêu, đánh giá và phát hiện sớm các rủi ro
chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng; phân tích triển vọng và rủi ro của các ngành nghề kinh tế, và định hướng của Trụ sở chính, chi nhánh tự xây dựng cho mình cơ cấu tín dụng mục tiêu theo các tiêu chí. Cơ cấu danh mục tín dụng này cần có một tỷ trọng cố định và tỷ trọng linh hoạt đối với từng tiêu chí phân loại, nhằm vừa tạo ra sự chặt chẽ, vừa tạo ra sự chủ động và linh hoạt cho bộ phận thực thi. Toàn bộ các phòng ban nghiệp vụ và phòng giao dịch trong chi nhánh khi thực hiện cấp tín dụng không chỉ xem xét tới các yêu cầu tín dụng chung mà cần quan tâm tới yêu cầu về danh mục tín dụng.
Bộ phận quản lý danh mục tín dụng lựa chọn, theo dõi và phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động tới danh mục tín dụng mục tiêu. Khi phát hiện cơ cấu tín dụng lệch ra khỏi mức mục tiêu, bộ phận quản lý tín dụng đưa ra cảnh báo và tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh các biện pháp điều chỉnh để đưa danh mục về mức mục tiêu bằng các biện pháp như thương lượng với khách hàng, điều chỉnh mức lãi suất và các chi phí tín dụng, tăng cường thu hồi nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn, bán nợ, tăng hoặc giảm mức bảo đảm tiền vay...
3.2.1.2. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm tín dụng
Thứ nhất, hoàn thiện sản phẩm tín dụng hiện tại đang được chi nhánh cung ứng
cho khách hàng
Trước tiên, ngân hàng cần thực hiện đánh giá các sản phẩm tín dụng hiện tại trên hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là mức độ hài lòng của khách hàng đối với từng sản phẩm tín dụng, nhóm sản phẩm tín dụng mà khách hàng đang sử dụng tại chi nhánh. Các cuộc khảo sát được thực hiện đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình hiện đang là khách hàng của chi nhánh, trước đây là khách hàng của chi nhánh nhưng đã chuyển sang chi nhánh khác, trước đây là khách hàng của chi nhánh nhưng đã chuyển sang ngân hàng khác để tìm ra mức đánh giá của khách hàng về các sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp, nhưng điểm nào khách hàng hài lòng, chưa hài lòng, với mức độ tương ứng và gợi ý những cải thiện cần được thực hiện. Kết quả khảo sát sẽ được tổng hợp, phân tích để đưa ra các biện pháp với từng sản phẩm tín dụng, trong đó có sản phẩm tín dụng sẽ bị loại bỏ khỏi danh mục, có sản phẩm tín dụng được điều chỉnh, và có sản phẩm tốt, đáp ứng tốt như cầu của khách hàng được tiếp tục triển khai.
Khía cạnh thứ hai là mức độ hiệu quả, thể hiện qua mức thu nhập, chi phí, lợi nhuận và rủi ro tuơng ứng mà sản phẩm tín dụng tác động tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ngoài việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, sản phẩm tín dụng phải bảo đảm đem lại mức lợi nhuận hợp lý, tuơng ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chấp nhận. Một sản phẩm tín dụng sẽ có chu kỳ sống riêng, và ở mỗi giai