Đánh giá chất lượng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (Trang 55)

Ngoại Thương Việt Nam

2.2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn, tình hình xuất nhập khẩu cả nước có nhiều biến động và thách thức. Vì vậy Vietcombank với vai trò là một tổ chức cung ứng vốn cho nền kinh tế, và cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, cũng gặp không ít những khó khăn về vốn, về công tác quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn khi cho vay. Tuy nhiên, nhờ những kinh nghiệm quản lý tài tình của Ban Điều hành, sự tận tâm của toàn thể cán bộ ngân hàng, và mục tiêu mà Vietcombank luôn đặt lên hàng đầu đó là nâng cao chất lượng cho vay. Do đó, trong ba năm 2008 - 2010, Vietcombank đã từng bước phát triển và duy trì chất lượng cho vay XNK ở mức đảm bảo an toàn, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực XNK tuy có thời điểm tăng cao song có xu hướng giảm dần. Để có được kết quả đó phải kể đến những thành công của Vietcombank ở nhiều mặt:

Quy trình tín dụng được chuẩn hóa, có hệ thống và chặt chẽ tại từng khâu, trong đó quy định các thủ tục vay vốn giúp kiểm soát rủi ro tương đối tốt, có sự phân biệt giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, thể nhân. Vietcombank đã xây dựng quy trình cho vay riêng đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và thể nhân. Với mỗi quy trình sẽ có những khác biệt để đảm bảo phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, trong quy trình tín dụng có quy định về những thủ tục khách hàng phải đáp ứng để có thể vay vốn tại Ngân hàng, ví dụ như giữa doanh nghiệp nhỏ vừa và doanh nghiệp lớn thì rủi ro khi cấp tín dụng là rất khác nhau (doanh nghiệp nhỏ và vừa rủi ro tiềm ẩn lớn hơn), vì vậy các thủ tục mà ngân hàng yêu cầu phải đáp ứng sẽ nhiều hơn. Đặc biệt đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu thì giấy tờ chứng minh sử dụng vốn có tính chất phức tạp hơn do có liên quan tới yếu tố nước ngoài, vì vậy trong quy trình cho vay, ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đáp ứng các thủ tục giấy tờ một cách nghiêm ngặt.

Chính sách cho vay xuất nhập khẩu linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường xuất nhập khẩu. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng hiện nay, Vietcombank luôn có những chính sách ưu đãi lớn về phí và lãi suất, thậm chí là miễn phí sử dụng dịch vụ, tuy lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu có giảm sút song điều đáng lưu ý là ngân hàng đã giữ lại được những khách hàng xuất nhập khẩu truyền

47

thống là các doanh nghiệp lớn và các tổng công ty và có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiêm của nhân viên trong ngân hàng cũng thường xuyên được chỉnh đốn, nhắc nhở, quán triệt phương châm coi khách hàng là thượng đế, mọi vướng mắc giữa ngân hàng và khách hàng đều được giải quyết một cách nhanh chóng trên nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích của cả hai bên.

Công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tình hình tài chính, và phê duyệt cho vay được đặc biệt chú trọng. Đối với mỗi hồ sơ vay vốn, ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phân tích tín dụng, phát hiện rủi ro tiềm ẩn. Đối với những món vay giá trị lớn sẽ có một bộ phận rà soát thẩm định lại một cách độc lập để ra quyết định cho vay. Đồng thời sau khi cấp tín dụng, ngân hàng luôn bám sát mọi hoạt động của khách hàng và định kỳ hàng quý rà soát lại tình hình tài chính của khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với doanh nghiệp có xu hướng sụt hạng theo hệ thống xếp hạng thì ngân hàng có thể sẽ tăng cường kiểm soát tình hình sử dụng vốn chặt chẽ hơn mức bình thường, và tìm cách thu nợ nhanh. Vì vậy chất lượng cho vay xuất nhập khẩu được đảm bảo.

Hoạt động kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vì thế các khoản cấp tín dụng đều được các doanh nghiệp sử dụng vốn vay một cách hiệu quả và đúng mục đích vay, từ việc nhập khẩu trang thiết bị để đổi mới, nâng cấp máy móc dây chuyền sản xuất để phục vụ kinh doanh, cho đến việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để thực hiện những phương án kinh doanh xuất nhập khẩu khả thi, mang lại lợi nhuận cao. Như vậy, chất lượng cho vay xuất nhập khẩu được đảm bảo thông qua việc vốn ngân hàng được cung ứng cho doanh nghiệp kịp thời, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đồng thời mang lại sự phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, trả lãi ngân hàng đúng hạn.

Chất lượng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn tại Vietcombank khá tốt, thể hiện ở xếp hạng tín dụng của các doanh nghiệp này ở mức khá trở lên chiếm tỷ lệ lớn. Theo thống kê, dư nợ của các khách hàng có xếp hạng tín dụng từ mức AAA- A chiếm ~ 75,8% tổng dư nợ, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp có xếp hạng từ BBB - B chiếm ~23,48%, dư nợ của các doanh nghiệp có xếp hạng từ CCC trở xuống rất thấp ~ 0,72%. Hiện nay, Vietcombank chỉ lựa chọn cấp tín dụng đối với khách hàng có xếp hạng tín dụng ở mức trung bình khá trở lên (thông thường là hạng BBB trở lên), các doanh nghiệp có xếp hạng

48

tín dụng thấp, hoặc sụt hạng theo rà soát định kỳ thì Vietcombank sẽ không cho vay hoặc giảm dần dư nợ. Với cách thức lựa chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đủ điều kiện tiên quyết mới xem xét cho vay đã giúp cho chất lượng cho vay xuất nhập khẩu được đảm bảo.

Danh mục ngành/mặt hàng mà Vietcombank đang cho vay khá đa dạng, điều này giúp phân tán rủi ro do tập trung vào một số ngành nghề nhất định. Đồng thời, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Vietcombank cũng đang thay đổi theo hướng tăng dần dư nợ kì hạn ngắn và giảm dư nợ kì hạn trung và dài, đây là một sự thay đổi có ý nghĩa làm giảm áp lực tới vấn đề huy động vốn trung dài hạn của Vietcombank.

Công tác thu nợ quá hạn, nợ xấu đã được quan tâm đúng mức, công tác phân loại nợ được tiến hành thường xuyên hàng quý. Đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, Vietcombank luôn tích cực tìm biện pháp trên cơ sở hợp tác với doanh nghiệp để tìm ra phương án để thu hồi nợ tối ưu nhất, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với doanh nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm rõ rệt trong năm 2010 so với năm 2009. Đây chính là một thành công lớn mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua đối với công tác thu hồi nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh cho thấy chất lượng cho vay xuất nhập khẩu được cải thiện đáng kể.

2.2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực trong việc tăng trưởng về quy mô cho vay XNK, chất lượng cho vay xuất nhập khẩu của Vietcombank luôn ở mức đảm bảo song vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:

Dư nợ xấu XNK có sự tăng đột biến tại một số thời điểm và vẫn ở mức cao so với mục tiêu kiểm soát chất lượng cho vay mà Ban điều hành của Vietcombank đã đặt ra. Tỷ lệ nợ xấu cho vay XNK/ Dư nợ XNK biến động trong khoảng 1,2% - 2,5% qua ba năm 2008 đến năm 2010, tương đương dư nợ xấu ~ 1.000 tỷ. Trong khi mục tiêu đề ra của Ban điều hành trong những năm qua là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nợ xấu cho vay XNK/ Dư nợ XNK dưới 1%, và phấn đấu không để phát sinh thêm nợ xấu.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay xuất nhập khẩu chưa cao và có phần giảm sút qua các năm. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay XNK/ tổng dư nợ cho vay XNK giảm dần từ 2,12% trong năm 2008 xuống còn 2,06% trong

49

năm 2010. Đồng thời, lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay chưa tương xứng với tỷ trọng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu trong tổng dư nợ cho vay của Vietcombank.

Vòng quay vốn cho vay xuất nhập khẩu của Vietcombank còn thấp và đang có xu hướng giảm dần trong ba năm qua, điều này thể hiện khả năng quay vòng vốn của Vietcombank còn thấp, tốc độ thu hồi nợ vay chậm.

Cơ cấu dư nợ xuất nhập khẩu của Vietcombank có sự mất cân đối nghiêm trọng. Tỷ trọng cho vay nhập khẩu là chủ yếu, chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay XNK qua các năm, mặc dù chính sách tín dụng của Vietcombank trong nhiều năm qua luôn định hướng điều chỉnh lại tỷ trọng cho vay XNK theo hướng tăng dư nợ xuất khẩu và giảm dư nợ nhập khẩu.

Mặc dù quy mô cho vay XNK của Vietcombank khá lớn và có sự tăng trưởng nhanh chóng, song phần lớn chỉ các doanh nghiệp có quy mô lớn mới tiếp cận được nguồn vốn vay của Vietcombank, trong khi còn một số lượng lớn các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của Vietcombank. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm từ 15% - 20% tổng dư nợ cho vay XNK.

2.2.4.3. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan

-I- Hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn

Trong một số giai đoạn, Vietcombank gặp khó khăn rất lớn về tính thanh khoản, đặc biệt là đối với tiền USD. Trong những giai đoạn khó khăn đó, Vietcombank chỉ có thể cân đối ngoại tệ cho một số nhu cầu thực sự thiết yếu cho sản xuất kinh doanh như xăng dầu, phân bón, thuốc chữa bệnh... Mặt khác, do nguồn ngoại tệ trên thị trường không ổn định, khách hàng vay ngoại tệ không thể mua được ngoại tệ để trả nợ ngân hàng, dẫn tới nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietcombank tăng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của Vietcombank nói chung và chất lượng cho vay XNK nói riêng.

Nguồn vốn huy động của Vietcombank chủ yếu vẫn là vốn huy động ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động trung dài hạn của Vietcombank huy động được chiếm tỷ lệ không cao, do cá nhân doanh nghiệp thường chỉ gửi tiền trong thời gian ngắn vì lo ngại vấn đề lạm phát.gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối nguồn để cho vay các dự án tài trợ trung dài hạn có giá trị lớn cho các doanh nghiệp lĩnh

50

vực xuất nhập khẩu. Đây là một vấn đề khá nan giải cho Vietcombank cũng như cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.

Hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về ngành, lĩnh vực kinh tế của Vietcombank cho đến nay còn hạn chế. Quá trình thu thập thông tin ngành hàng, lĩnh vực đầu tư còn riêng lẻ, chỉ tập trung vào một số ngành, mặt hàng lớn. Hiện nay, tại Vietcombank đã có một số báo cáo rủi ro về ngành, mặt hàng quan trọng như lương thực, thủy sản, sắt thép, dược phẩm, gỗ... song thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật. Vì vậy, các báo cáo ngành mà Vietcombank hiện đang thiết kế, xây dựng chưa thể là một công cụ để hỗ trợ cho quá trình thẩm định rủi ro cho khoản vay... Các cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay phải tự tìm kiếm, thu thập thông tin qua các phương tiện như internet, báo chí...dẫn tới thời gian thẩm định có thể kéo dài và quyết định cho vay sẽ mang tính chủ quan khá lớn.

-I- Công tác quản lý tài sản bảo đảm gặp khó khăn. Ngân hàng rất khó quản lý đối với những tài sản hoặc hàng hóa được dùng để bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng bởi các kho bãi chuyên dụng để bảo quản hàng hoá còn hạn chế, khiến hàng hóa dễ hỏng hoặc mất mát.ảnh hưởng tới khả năng trả nợ khoản vay của doanh nghiệp tại Vietcombank. Việc không có đảm bảo nợ vay là một trong những lý do mà Vietcombank sẽ không cấp tín dụng. Vì thế nhiều khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng. Hơn nữa, trong quá trình cấp tín dụng, việc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm tài sản bảo đảm chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, dẫn tới ngân hàng sẽ gặp rủi ro không thể thu hồi đủ nợ cho vay khi khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh.

-I- Trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều và thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định khoản vay. Cán bộ của Vietcombank có tuổi đời còn khá trẻ, tuy năng động và nhiều nhiệt huyết song còn thiếu kinh nghiệm thực tế về hoạt động thanh toán quốc tế và về thẩm định khách hàng và các phương án kinh doanh để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn xảy ra trong từng thương vụ mua bán giữa khách hàng của mình và đối tác nước ngoài.

-I- Quy trình tín dụng quá chặt chẽ với các yêu cầu về thủ tục giải ngân đầy đủ là một ưu điểm lớn để Vietcombank kiểm soát rủi ro tín dụng, song đôi

51

khi chính những điều kiện nghiêm ngặt này trong thực tế lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp đầy đủ những hóa đơn chứng từ tài chính để phục vụ cho việc giải ngân cho phía Ngân hàng, và kéo theo kết quả là doanh nghiệp không thể được Vietcombank cấp vốn tín dụng trong khi thực tế phương án sản xuất là khả thi. Đồng thời, trong quá trình giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian để thu thập hóa đơn chứng từ.. .dẫn tới chậm tiến độ giải ngân thanh toán tiền hàng hóa.

-I- Hình thức đầu tư tín dụng và các dịch vụ thanh toán của Vietcombank đang cung cấp chưa đa dạng và thiếu linh hoạt. Vietcombank chỉ đang cho vay theo các sản phẩm truyền thống, trong khi hoạt động thương mại trên thế giới luôn phức tạp và biến đổi nhanh chóng dưới nhiều hình thức mới. Vì vậy, với nhiều hình thức mua bán mới trong hoạt động ngoại thương, Vietcombank còn e ngại trong việc tài trợ vốn do không thể lường hết những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, đồng thời bộ phận nghiên cứu chưa kịp có văn bản hướng dẫn nội bộ xử lý các trường hợp phát sinh mới trong thực tiễn, gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ khi thực hiện.

b) Nguyên nhân khách quan

-I- Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của NHNN thiếu linh hoạt.

Chính sách điều hành tỷ giá chưa linh hoạt theo diễn biến cung cầu của thị trường ngoại tệ. Vì vậy, tỷ giá hối đoái VNĐ/USD trên thị trường tự do thường có chênh lệch lớn so với tỷ giá niêm yết tại NHTM, và tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân cư và các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ, dẫn tới Vietcombank không thể mua bán được ngoại tệ với khách hàng, từ đó gặp khó khăn khi cân đối cho các nhu cầu nhập khẩu hoặc sử dụng ngoại tệ của khách hàng.

Chính sách lãi suất trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, các quyết định về lãi suất thay đổi nhanh và bất ngờ khiến các NHTM trong đó có Vietcombank bị động và gặp khó khăn trong điều chỉnh chính sách đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, hiệu quả. Mức lãi suất huy động thấp khiến các NHTM không thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác ở cả tiền VNĐ và tiền USD, vì vậy giảm khả năng cân đối nguồn

Một phần của tài liệu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w