Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 1157 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 34)

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

- Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi nhận hồ sơ va vốn của khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Vì vậy Cán bộ tín dụng phải tuân thủ một số nguyên tắc tín dụng để nhìn nhận khách hàng một cách đầy đủ và khái quát nhất từ đó có thể đánh giá nên cho khách hàng nào vay và vay bao nhiêu, thời hạn tín dụng như thế nào. Mặc dù đánh giá chất lượng quản lý của một khách hàng là rất khó nhưng lại rất quan trọng. Việc chấp hành quy trình tín dụng sẽ nâng cao an toàn cho khoản vay. Thực hiện quy trình tín dụng cần phải thực hiện các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định từ khi chuẩn bị hồ sơ đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc các loại cho vay, mà quy trình tín dụng khác nhau đối với từng tổ chức tín dụng.

- Mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ tín dụng: Theo Ngân

hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá về mặt định tính được coi là tốt khi khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn hài lòng với cách thức vay vốn, lãi suất, các mức phí dịch vụ và thời gian xử lý hồ sơ của Cán bộ tín dụng thì chất lượng tín dụng của Ngân

các chỉ tiêu đó là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách

hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất,

phí, thời gian phục vụ, ... cùng với đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán

bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ và phối hợp tốt với các cơ quan chức năng nhu công chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo, ... Các chỉ tiêu này rất

khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và nguời quản lý cũng nhu các mối quan hệ của họ với khách hàng.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là một phần hay toàn bộ du nợ (gốc và lãi) vay vốn đã đến thời hạn thanh toán với ngân hàng nhung khách hàng không thanh toán đuợc mà vẫn chua đuợc ngân hàng xử lý cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn cho vay và tổng du nợ cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định.

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp = _____C-_________

Tổng du nợ

Xét về mặt bản chất, cho vay là quan hệ vay muợn dựa trên cơ sở ngân hàng tin tuởng nguời vay có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vào một thời điểm nhất định trong tuơng lai, do vậy tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá chất luợng tín dụng. Khi một khoản vay không đuợc trả đúng hạn nhu đã đuợc cam kết trong hợp đồng tín dụng mà không có lý do chính đáng, nó bị chuyển nợ sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất vay truớc đó. Trên thực tế, nếu các khoản nợ quá hạn cho vay càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và lợi nhuận giảm. Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì hiệu quả cho vay càng cao.

tiêu thức khác nhau để phân chia:

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhung có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nợ nhóm 3 (nợ duới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-Ngân hàng Nhà nước ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

- Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 dựa trên phân loại nợ của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc. Nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trung sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã đến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều huớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu đuợc đầy đủ gốc và lãi.

+ Tài sản bảo đảm đuợc đánh giá là giá trị phát mại không đủ thanh toán nợ gốc và lãi.

+ Thông thuờng là những khoản nợ đã đuợc cơ cấu lại, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

, Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ________________________ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu đánh giá chính xác chất lượng cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này cho biết khả năng mất vốn của ngân hàng là bao nhiêu trong tổng số vốn mà ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn và vì thế chất lượng cho vay doanh nghiệp của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

- Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng.

Tổng dư nợ tín dụng = Dư nợ tín dụng đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

Doanh số cho vay trong kỳ phản ánh lượng vốn mà ngân hàng giúp cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, cải tiến xây dựng công nghệ mới, mở rộng sản xuất hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Con số và tốc độ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của việc đầu tư của ngân hàng mở rộng hay thu hẹp trong kỳ. Tuy nhiên không phải bất cứ thời điểm nào việc tăng doanh số cho vay là tốt và việc giảm doanh số cho vay là xấu. Bời vì trong mỗi thời kỳ khác nhau tốc độ phát triển kinh tế, định hướng phát triển các ngành nghề cũng khác nhau... vì thế ngân hàng phải nhạy bén để thay đổi hướng đầu tư cho phù hợp và hiệu quả.

Doanh số thu nợ trong kỳ phản ánh lượng vốn đã được hoàn trả cho ngân hàng trong kỳ. Doanh số thu nợ phản ánh hai trạng thái trái ngược nhau: có thể khách hàng đúng thời hạn do khách hàng có nguồn để trả nợ đúng hợp đồng hoặc có thể ngân hàng thu khi nhận thấy những dấu hiệu khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng hay làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán. Vì thế để tránh tình trạng mất vốn thì ngân hàng đẩy nhanh công tác thu

hồi và trong cả hai trường hợp này thì doanh số thu nợ càng cao càng tốt. Khi ngân hàng tăng dư nợ tín dụng thì buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng và cũng không phải tăng quy mô bằng mọi giá vì tăng quy mô tín dụng đồng nghĩa với rủi ro cao hơn.

- Tính đa dạng hoá của tài sản và sự phù hợp giữa cơ cấu vốn huy động và cho vay

Trong danh mục đầu tư của ngân hàng thì phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro đồng thời phải xây dựng một cơ cấu kỳ hạn hợp lý. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận tối ưu cho ngân hàng. Ngân hàng thương mại ngoài xây dựng cấu trúc hợp lý cho riêng mình còn phải thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về các quy định trong việc đa dạng hóa tài sản và sự phù hợp giữa huy động vốn và cho vay.

- Thu nhập ròng từ lãi cho vay

Thu nhập ròng từ lãi cho vay = Lãi thu từ cho vay - Chi từ lãi cho vay

Chênh lệch này phản ánh quy mô sinh lời từ hoạt động cơ bản của ngân hàng: Huy động vốn, cho vay và đầu tư. Chênh lệch càng lớn, thu nhập ròng của ngân hàng càng cao. Ở đây chi từ lãi cho vay bao gồm cả chi từ huy động vốn và các khoản chi khác liên quan đến công tác huy động vốn, còn thu từ lãi cho vay chỉ bao gồm thu từ hoạt động cho vay đó.

- Thu nhập từ lãi cho vay/Tổng dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của ngân hàng từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đó làm ăn có hiệu quả. Khi đánh giá chỉ tiêu này thì các ngân hàng sẽ so sánh đánh giá tỷ lệ này qua các tháng, các kỳ, các năm khác nhau để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như so sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống, ngoài hệ thống và tỷ lệ trung bình của toàn hệ thống ngân hàng để đánh giá tốc độ phát triển của ngân hàng mình với ngân hàng khác và sự phát triển của ngân hàng mình so với toàn hệ

thống ngân hàng.

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển theo, tỷ trọng thu lãi cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm và thu từ các dịch vụ khác tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng thu từ lãi cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng nhất là đối với các ngân hàng ở Việt Nam. [20]

Một phần của tài liệu 1157 nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP ngoại thương VN chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w