1.4.2.1. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
- Uy tín, đạo đức của nguời vay: Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thuờng chỉ đua ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của nguời vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của nguời vay có thể gây nên.
Đạo đức của nguời vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của nguời vay không chỉ đuợc đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến luợc phát triển trong tuơng lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của nguời vay có thể thay đổi sau khi món vay đuợc thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tuợng kinh doanh, phuơng án kinh doanh,...Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.
Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng đuợc thể hiện duới nhiều khía cạnh đa dạng nhu: chất luợng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị truờng, chu kỳ sống của sản
phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.4.2.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường
- Môi trường kinh tế: Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những
nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng
phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công,... có thể dẫn đến những thiệt hại
cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông
hàng hoá đình trệ,.). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng
tín dụng.
- Môi trường pháp lý: Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các có quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.
- Môi trường cạnh tranh: Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuếch trương uy tín và thế
- Môi trường tự nhiên: Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,...có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.
Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tín dụng.
Qua tìm hiểu và đánh giá trên đây chúng ta thấy chất lượng tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan, vì vậy chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIAO THỦY - NAM ĐỊNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN GIAO THỦY
Giao Thủy là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, nằm ở hữu ngạn sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45km về phía Đông Nam. Huyện mới đuợc tái thành lập từ ngày 01/4/1997 theo Nghị Định 19/CP của Chính phủ, đuợc tách ra từ huyện Xuân Thủy cũ thành 2 huyện Giao Thủy và Xuân Truờng. Huyện có diện tích tự nhiên 23.797ha. Bình quân, đất nông nghiệp chiếm 569m2/nguời. Đất đai của huyện Giao Thủy đuợc phân thành hai vùng chính, vùng nội đồng trong đê trung uơng là 16.464ha, vùng bãi bồi và đất cồn Lu - cồn Ngạn là 6.562ha.
Huyện Giao Thủy có 20 xã, 2 thị trấn, 26 hợp tác xã nông nghiệp, 5 hợp tác xã muối cá. Trong đó có 9 xã ven biển với diện tích 6.754ha chiếm 30.7% diện tích toàn huyện và dân số 72.800 chiếm 37.2% cả huyện. Trung tâm huyện Giao Thủy là thị trấn Ngô Đồng năm cách thành phố Nam Định 45 km, đây là thị truờng lớn để giao luu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
Tổng dân số trên huyện là trên 200 nghìn nguời với trên 48 nghìn hộ dân, trong đó 26% theo đạo thiên chúa. Mật độ dân số khá lớn 853 nguời/km2, lao động trong độ tuổi khoảng 10,2 vạn nguời gồm lao động ngành nông nghiệp chiếm 67%, lao động sản xuất muối chiếm 17%, lao động đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản 8%, dịch vụ nghề khác 8%.
Huyện có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó nông nghiệp chiếm 61%, công nghiệp và xây
dựng chiếm 12,5%, dịch vụ chiếm 26,5%.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện tập trung cao mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, trước hết tập trung đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất nên đã nâng cao năng suất, sản lượng lúa bình quân hiện nay là 150 tạ/ha. Lương thực bình quân trên đầu người là 605 kg/người.
Chăn nuôi cũng phát triển khá mạnh. Tổng đàn lợn hàng năm đạt 56.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3.700 tấn. Đàn trâu; bò là 4.145 con, đàn gia cầm là 500.000 con.
về nuôi trồng thủy sản: Đã giao cho nhân dân trên 3.000ha khoanh đầm nuôi trồng thủy sản (tôm, cua rau câu xuất khẩu). Vùng cồn Lu- cồn Ngạn 2.800 ha.
Sản lượng nuôi trồng đạt:
+ Tôm nuôi xuất khẩu: 350- 400 tấn/năm. + Cua xuất khẩu: 100 tấn/năm
+ Rau câu xuất khẩu: 350 tấn/ năm. + Vạng xuất khẩu: 3.500 tấn/ năm.
Đặc biệt đã chú trọng khai thác tiềm năng du lịch, khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển bãi tắm Quất Lâm (thị trấn Quất Lâm), du lịch sinh thái cồn Lu, cồn Ngạn mở ra nhiều triển vọng tốt với vườn quốc gia Xuân Thủy nếu được đầu tư đúng hướng đã mang lại nhiều nguồn thu lớn cho dịch vụ du lịch của huyện nhà.
Đến nay, 100% số xã, thị trấn có đường nhựa, bê tông đến tận hộ gia đình. Đã tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế trong huyện, ngoài huyện, ngoài tỉnh và sang cả các nước bạn. Mặt khác, từ năm 1992 đến nay. Hệ thống điện lưới trong huyện đã được sửa sang, làm lại với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 50 tỷ đồng, đưa điện cao
thế đến 100% các xã, thị trấn trong huyện. Qua đó đã góp phần cải thiện nâng cao đời sông tinh thần cho nhân dân, đổi mới bộ mặt nông thôn của huyện.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Giao Thủy có một số tổ chức tín dụng đang hoạt động nhu: NHNo&PTNT, Phòng giao dịch Ngân hàng đầu tu phát triển tỉnh Nam Định, Ngân hàng Chính sách xã hội và 5 quỹ tín dụng nhân dân đuợc đặt ở 5 xã trong huyện, một chi cục kho bạc Nhà nuớc. Thực tế, các năm qua quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và các thành phần kinh tế ngày càng đuợc mở rộng. Đồng vốn tín dụng đã tham gia vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh, việc mua bán giao luu hàng hóa với các huyện bạn, tỉnh bạn ngày càng nhiều.
Tóm lại: Về kinh tế - xã hội của huyện Giao Thủy tuy đã có những thay đổi sâu sắc sau nhiều năm đổi mới nhung vẫn là một huyện nghèo, sản xuất hàng hóa chua thực sự phát triển, kinh tế huyện vẫn mang nặng tính thuần nông, độc canh cây lúa là chủ yếu. Mặc dù trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch theo huớng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tỷ trọng nông lâm ngu nghiệp giảm xuống nhung rõ ràng sự chuyển dịch kinh tế vẫn còn chuyển biến chậm so với tiểm năng thế mạnh của huyện. Vì vậy việc phát triển một nền kinh tế toàn diện là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và nhân dân huyện Giao Thủy, trong đó có vai trò rất lớn của NHNo&PTNT huyện Giao Thủy để khai thác những tiềm năng vốn có của huyện đang rất cần vốn và kỹ thuật để đầu tu.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GIAO THUỶ - NAM ĐỊNH
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Giao Thủy là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, có trụ sở chính tại Khu 5 A - Thị trấn Ngô Đồng, có tiền thân là NHNo&PTNT huyện Xuân Thủy. Năm 1997 huyện
Xuân Thủy chia tách hành chính thành 2 huyện Giao Thủy và Xuân Truờng. Cùng thời gian đó, ngày 01/4/1997 NHNo&PTNT Việt Nam đã có quyết định chính thức tách NHNo&PTNT huyện Xuân Thủy ra thành 2 đơn vị kinh doanh độc lập là: NHNo&PTNT huyện Giao Thủy và NHNo&PTNT huyện Xuân Truờng.
Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang cơ chế thị truờng có sự quản lý của Nhà nuớc đồng thời tiến hành chuyển hệ thống Ngân hàng 1 cấp thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp, trong đó có hệ thống NHNo&PTNT với sự tách bạch về chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nuớc thì hệ thống Ngân hàng thuơng mại thực sự ra đời. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thị truờng, NHNo&PTNT huyện Giao Thuỷ đã thực sự hoà mình vào nền kinh tế thị truờng.
Cho đến nay, bên cạnh việc cho các thành phần kinh tế trong huyện vay vốn, NHNo&PTNT huyện Giao Thuỷ còn thực hiện thêm các dịch vụ: Chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối weston union, thu hộ, bảo lãnh, bán chéo sản phẩm bảo hiểm Abic. NHNo&PTNT huyện Giao Thuỷ có địa bàn hoạt động lớn, bao gồm 22 xã; thị trấn. Trụ sở đóng tại trung tâm huyện thuộc địa bàn thị trấn Ngô Đồng và 3 phòng giao dịch trực thuộc đó là: Phòng giao dịch Giao Phong (trụ sở tại xã Giao Phong), địa bàn quản lý gồm có 5 xã và thị trấn Quất Lâm; Phòng giao dịch Hồng Thuận (trụ sở tại xã Giao Thanh), địa bàn quản lý gồm có 6 xã; Phòng giao dịch Xuân Long Hải (trụ sở tại xã Giao Xuân), địa bàn quản lý bao gồm 3 xã. Đuợc sự lãnh đạo của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể từ ban lãnh đạo đến toàn thể nhân viên trong chi nhánh, nhiều năm qua NHNo&PTNT huyện Giao Thuỷ đuợc Chính phủ, Thống đốc NHNN tặng bằng khen, là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.
trong định biên. Mặc dù địa bàn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là ở huyện
Giao Thuỷ song Ngân hàng đã bố trí một cách thích hợp với chức năng nhiệm
vụ của từng thành viên nhằm phát huy hiệu quả cao nhất nhằm đua Ngân hàng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng nhu thúc đẩy nền kinh tế huyện Giao Thuỷ ngày một đi lên. Sau nhiều lần chia tách bổ sung, cơ cấu tổ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Giao Thủy
Giám đốc có vai trò phụ trách chung, điều hành mọi công việc, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phó giám đốc phụ trách công tác kế toán ngân quỹ là phó giám đốc thường trực, điều hành cơ quan thay cho giám đốc khi giám đốc không có mặt.
Phó giám đốc kinh doanh phụ trách công tác tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Phòng hành chính có nhiệm vụ quản lý hoạt động của ngân hàng, công tác quản trị hành chính, công tác xã hội, thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ tiền lương bảo đảm công tác xã hội, công tác văn thư lưu trữ...