Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 29)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là BVĐK hạng I. Bệnh viện có quy mô 1500 giường bệnh, trong đó 1000 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hoá. Tổng số cán bộ viên chức bệnh viện là 1460 người, trong đó bác sĩ là 600 người. Bệnh viện có 43 khoa, phòng (35 khoa, 7 phòng chức năng và 1 trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao 11 tầng).

Hình 2.1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D - 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động…). Chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Phú Thọ và khu vực.

Khoa Ngoại Thần Kinh hiện có 27 cán bộ, trong đó có 09 Bác sĩ (01 Tiến Sĩ, 01 bác sĩ chuyên khoa II, 01 bác sĩ nội trú, 06 bác sĩ), 17 Điều dưỡng (01

điều dưỡng CKI, 12 cử nhân điều dưỡng đại học, 04 cao đẳng điều dưỡng) và 01 hộ lý.

Chức năng điều trị của khoa Ngoại Thần Kinh là khám bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống.

Là một khoa thuộc khối điều trị ngoại khoa với nhiều lĩnh vực mới được triển khai nên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Sở Y tế, Đảng ủy bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và các phòng ban chức năng của bệnh viện.

Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ.

Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, khoa đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình như: khám và điều trị nội trú các bệnh thuộc chuyên khoa hệ ngoại, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống, tham gia giảng dạy và là cơ sở đào tạo cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ. 2.2. Nhận xét thực trạng công tác chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Khoa Ngoại Thần Kinh.

Qua khảo sát chăm sóc 24 người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy:

Hàng ngày đội chăm sóc đi đến từng buồng bệnh để nhận định tình trạng hiện tại. Ghi chép những khó khăn, vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh, sau đó đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống hàng ngày. Đối với công tác chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật TVĐĐCSTL, ĐD tại khoa đã và đang thực hiện công

tác chăm sóc đó là:

Vận động đúng sau phẫu thuật TVĐĐCSTL sẽ giúp cho NB tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, yếu cơ, teo cơ, loãng xương, viêm tắc tĩnh mạch... Hầu hết ĐD đã nhận thức được tầm quan trọng của tập vận động cho NB sau phẫu thuật TVĐĐCSTL, chính vì vậy đa số NB được hướng dẫn vận động sau mổ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng viên.

NB được hướng dẫn vận động và phát giấy hướng dẫn tập vận động cho NB để NB và gia đình biết cách tập luyện.

Chỉ có vài trường hợp NB được mời chuyên khoa Phục Hồi Chức Năng (PHCN) đến tập vận động do phẫu thuật TVĐĐCSTL là phẫu thuật thường quy tại khoa Ngoại Thần Kinh nên hầu hết ĐD đã biết quy trình tập luyện cho NB. Còn những NB được mời chuyên khoa PHCN là những NB nặng, teo cơ trước mổ và có những bệnh lý kèm theo.

ĐD đã thực hiện tư vấn cho người bệnh trong và sau khi ra viện. ĐD viên tư vấn cho người nhà hiểu rõ về tầm quan trọng của tập vận động sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, về bệnh lý thoát vị đĩa đệm phải đến khám sớm ở các bệnh viện có chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của người ĐD cho người bệnh sau PT TVĐĐCSTL còn hạn chế. Thực tế qua theo dõi cho thấy NB không thường xuyên được ĐD luyện tập cho vận động, mà hoàn toàn để người nhà tập luyện, và không được hướng dẫn kỹ từng thao tác. Người nhà tập cho NB nhưng không hiểu được bản chất của những động tác luyện tập dó do không được ĐD giải thích rõ.

2.2.1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn

- Dấu hiệu sinh tồn được theo dõi tùy theo tình trạng NB, giai đoạn bệnh, tùy vào loại phẫu thuật. Người ĐD theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu sau mổ 30-60 phút/ lần và thời gian theo dõi có thể 8 giờ hoặc 24 giờ sau phẫu thuật.

- Người ĐD còn chưa chủ động theo dõi DHST cho NB, vẫn phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ.

- Ngày thứ hai NB được theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ 3h/lần và được theo dõi bằng máy nên người bệnh được theo dõi chính xác. Tuy nhiên trong những ngày tiếp theo dấu hiệu sinh tồn được theo dõi ngày 01 lần và các chỉ số được người ĐD kiểm tra bằng tay, chính vì thế mà đôi lúc còn bỏ qua các bước, hay thời gian đếm nhịp thở, đếm mạch không đủ thời gian theo quy định và đôi khi còn bỏ qua không đếm mạch và nhịp thở cho NB.

Hình 2.2: Điều dưỡng chăm sóc dấu hiệu sinh tồn 2.2.2. Chăm sóc vết mổ

- Việc chăm sóc vết mổ ngày đầu bằng việc theo dõi băng vết mổ có thấm dịch và thấm máu không để phát hiện sớm biến chứng chảy máu vết mổ để báo ngay cho Bác sĩ để xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng tới tính mạng NB.

- Ngày thứ 14 sau mổ vết mổ liền tốt, không có hiện tượng nhiễm trùng, tiến hành cắt chỉ cách theo y lệnh. Tuy nhiên NB, người nhà NB chưa được ĐD tư vấn các dấu hiệu để phát hiện nhiễm trùng vết mổ.

- ĐD thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng đã được ban hành theo Bộ Y tế quy định.

Hình 2.3: Điều dưỡng chăm sóc vết mổ có dẫn lưu 2.2.3. Chăm sóc dinh dưỡng

- Sau phẫu thuật cắt thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đặc biệt trên NB già yếu suy kiệt, chế độ ăn cần được chú trọng ngay sau khi phẫu thuật xong, chế độ ăn phải được cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng. Tốt nhất là NB ăn theo chế độ ăn bệnh lý ( Bệnh viện cung cấp xuất ăn hàng ngày cho người bệnh ).

- Những ngày đầu NB được truyền dịch và dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

- Nhưng ngày tiếp sau khi NB có nhu động ruột thì cho người bệnh ăn thêm cháo hoặc sữa. Với những NB già yếu suy kiệt cần nuôi dưỡng thêm bằng đường tĩnh mạch.

- Trong chuyên đề này phản ánh việc chăm sóc dinh dưỡng cho NB đã được đảm bảo. Trong ngày những đầu khi chưa có nhu động ruột NB phải nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch rất tốt. Nhưng khi NB có nhu động ruột việc ăn uống qua đường miệng lại do người nhà đảm nhiệm, không ăn theo chế độ ăn bệnh lý do bệnh viện cung cấp, chính vì vậy dinh dưỡng của NB người ĐD không kiểm soát được chất lượng bữa ăn vì thế gây ảnh hưởng đến sự phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh. Khoa dinh dưỡng của bệnh viện đã triển khai

suất ăn bệnh lý nhưng trên thực tế NB không ăn theo chế độ bệnh lý đã hướng dẫn mà tự phục vụ theo nhu cầu sở thích cá nhân.

- Bác sĩ dinh dưỡng chưa phối hợp tốt với đơn vị, chưa thường xuyên lên đơn vị để tư vấn, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của NB để đưa ra chế độ ăn cho phù hợp với từng mặt bệnh, từng NB.

Hình 2.4: Người bệnh nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch 2.2.4. Chăm sóc tình trạng tiêu hoá

- Chăm sóc NB nếu có nôn: giúp NB nằm nghiêng sang một bên đảm bảo cố định chặt cột sống thắt lưng ở tư thế cơ năng. Nếu NB buồn nôn và nôn nhiều, báo bác sỹ can thiệp.

- Thực trạng chăm sóc tình trạng tiêu hoá người bệnh sau phẫu thuật TVĐĐCSTL ở khoa cho thấy ĐD thực hiện tốt chăm sóc này.

2.2.5. Chăm sóc vận động

- Vận động đúng sau phẫu thuật TVĐĐCSTL sẽ giúp cho NB tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, yếu cơ, teo cơ, loãng xương, viêm tắc tĩnh mạch... Hầu hết ĐD đã nhận thức được tầm quan trọng của tập vận động cho NB sau phẫu thuật TVĐĐCSTL, chính vì vậy đa số NB được hướng dẫn vận động sau mổ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng viên.

- Sau phẫu thuật ngày thứ nhất: cứ 30 phút đến 1h thay đổi tư thế 1 lần, xoa bóp, tập vận động tay chân các động tác cơ bản: gấp, duỗi…

- Sau phẫu thuật ngày thứ hai: HD cho NB tự tập vận động tay chân, giúp NB thay đổi tư thế 2h/lần.

- Sau 24 - 72h cho NB nẹp thắt lưng chặt, tập ngồi dậy, đi lại. Chú ý đề phòng tụt huyết áp tư thế (chóng mặt, vã mồ hôi, choáng ngã…). Tập vận động tay chân sớm: tập gấp, duỗi, xoay… các động tác cơ bản của tay chân, tránh teo cơ, cứng khớp.

Hình 2.5: Ảnh ĐD hướng dẫn NB tập vận động sau PT 2.2.6. Chăm sóc vệ sinh

- Người bệnh được Bệnh viện cho mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định tại khoa phòng.

- Vệ sinh cá nhân cho người bệnh lại do người nhà người bệnh đảm nhiệm nên điều dưỡng hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hốc tự nhiên hàng ngày.

2.2.7. Theo dõi biến chứng có thể xảy ra

- Theo dõi biến chứng là điều vô cùng quan trọng trong chăm sóc NB sau phẫu thuật cột sống thắt lưng. Những giờ đầu sau PT cần theo dõi biến chứng suy hô hấp, chảy máu vết mổ… từ ngày tiếp theo theo dõi tình trạng vết mổ xem có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ để báo cáo bác sĩ có hướng xử trí kịp thời.

- Qua theo dõi chúng tôi thấy ĐD trong khoa đã theo dõi chặt chẽ NB để phát hiện sớm các biến chứng có thể sảy ra sau phẫu thuật.

2.2.8. Giáo dục sức khỏe

- Giáo dục sức khỏe phải được người ĐD thực hiện thường xuyên và liên tục. Điều dưỡng cần tư vấn cho người bệnh trong và sau khi ra viện về tầm quan trọng của tập vận động sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, về bất thường sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần đến sớm chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

- Tuy nhiên công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng chưa được quan tâm đúng mức cụ thể: Trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn còn một số Điều dưỡng chưa có kiến thức chuyên sâu về bệnh cột sống nên giải thích còn rất chung chung, chưa cụ thể được cho người bệnh.

- Khi tham gia chăm sóc người bệnh điều dưỡng chưa chú trọng tới trạng thái, tinh thần, tâm lý của người bệnh. Chưa nắm bắt được hết hoàn cảnh của từng người bệnh để có cách động viên, tư vấn cho người bệnh và người nhà hợp lý.

- Điều dưỡng chưa thực sự dành hết tâm tư, tình cảm của mình cho công tác chăm sóc người bệnh toàn diện mà chỉ tập trung vào công tác chuyên môn.

Hình 2.6: Ảnh ĐDV tư vấn giáo dục sức khỏe

Chương 3 BÀN LUẬN

3.1. Ưu điểm

- Thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.

- ĐDV không chỉ thực hiện y lệnh của Bác sĩ mà chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh.

- Sự phối hợp tốt giữa Bác sĩ và điều dưỡng nên công việc chăm sóc bệnh nhân luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót.

- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

3.2. Nhược điểm

- Người điều dưỡng còn chưa chủ động theo dõi DHST cho NB, vẫn phụ

thuộc vào y lệnh của bác sĩ.

- Việc ăn uống của NB do người nhà đảm nhiệm, không ăn theo chế độ ăn bệnh lý do bệnh viện cung cấp, chính vì vậy dinh dưỡng của người bệnh người Điều dưỡng không kiểm soát được chất lượng bữa ăn vì thế gây ảnh hưởng đến sự phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh.

- Việc tập vận động cho NB chủ yếu do người nhà tập luyện, và không được hướng dẫn kỹ từng thao tác.

3.3. Nguyên nhân

- Có 80,6% ĐDV có trình độ cao đẳng và đại học. Nhưng đội ngũ ĐD này cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình. Chưa lập được kế hoạch cho từng nhóm, chỉ có ĐDT lập kế hoạch cho các ĐDV, tính chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của một số ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

- Nhân lực ít mà lượng người bệnh đông thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến điều dưỡng chủ yếu thực hiện y lệnh, còn chưa trực tiếp tập vận động cho NB mà chỉ hướng dẫn người nhà tập vận động cho NB.

- ĐDV chưa được đào tạo chuyên khoa sâu về Phục Hồi Chức Năng, 100% là ĐDV đa khoa.

- Vật tư trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác chăm sóc tập vận động cho NB.

3.4. Khuyến nghị

Dựa trên những ưu nhược điểm tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tôi đưa ra những khuyến nghị sau nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc người bệnh, cụ thể như sau:

Xây dựng quy trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân lực cho quy trình này, phát triển quy trình một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho Điều dưỡng bằng các khóa học chuyên khoa để có đủ kiến thức chăm sóc, tư vấn chuyên sâu hơn nữa cho người bệnh.

Trang bị thêm các trang thiết bị như Mornitor tại khoa để tiết kiệm thời gian cho điều dưỡng viên và theo dõi được kịp thời, liên tục (nhất là những bệnh nhân sau mổ và bệnh nhân nặng).

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quy trình điều dưỡng. Cần có chế độ khen thưởng thích hợp để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

Khi người bệnh xuất viện phải dặn người bệnh tái khám định kỳ, chú trọng công tác giáo dục tư vấn sức khỏe, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm.

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vì vấn đề chống nhiễm khuẩn chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện tại tất cả các cơ sở y tế quan tâm.

Đề xuất thêm nhân lực chăm sóc làm việc để không gây quá tải cho điều

Một phần của tài liệu Chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)