5. Kết cấu của luậnvăn
3.1.1. Định hướng chung
Với phương châm hoạt động là iiChat lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn ”, BIDV đã xác định từng mục tiêu phát triển dịch vụ như sau:
Chất lượng - Nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, tiện ích tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tăng trưởng bền vững - Mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ, huy động vốn, đảm bảo tăng trưởng qui mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát được rủi ro, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập tr ung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm - dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ hiện đại. Tiếp tục mở rộng và phát triển mạng lưới ở các thành phố trọng điểm, các tỉnh, vùng kinh tế.
Hiệu quả - Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ - Có theo hướng: tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất nhập khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng bán lẻ,... tập trung cho những khu vực, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lợi và nguồn thu tín dụng lớn nhằm đảm bảo tăng trưởng nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.
An toàn - Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính phấn đấu đạt chi tiêu an toàn vốn theo đúng lộ trình của NHNN, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
BIDV phấn đấu trở thành một tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính tổng hợp, trong đó BIDV chiếm lĩnh được vị trí hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ tài chính trên các phương diện: chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng tốt, đa dạng hoá danh mục sản phẩm và hiệu quả kinh doanh dịch vụ. BIDV đã xây dựng thành công chiến luợc hoạt động, đề án tái cơ cấu giai đoạn 2010 - 2012 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2015 dưới sự tư vấn của các tổ chức quốc tế. Kế hoạch chiến lược này đã được BIDV xây dựng một cách công phu, bài bản và khoa học dựa trên những phân tích đầy đủ về môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, nắm bắt cơ hội thị trường, cơ hội hợp tác kinh doanh, nhận diện sâu sắc đối thủ cạnh tranh, xác định và tập trung phát triển những lĩnh vực có tiềm năng,.. Một số chính sách điển hình có thể kể đến gồm:
- Nâng cao năng lực tài chính, đưa hoạt động của ngân hàng vào chuẩn mực chung, kinh doanh có hiệu quả, các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh phải được phản ánh một cách phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ chức, quản trị điều hành, phát triển thông tin quản lý tập trung và quản lý rủi ro độc lập.
- Xác định rõ chiến lược khách hàng và thị trường, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại với mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tập trung đẩy mạnh, hiện đại hóa công nghệ và khai thác ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh.