2.3.1.1. Doanh sổ TTQT
Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng trưởng nhanh, đúng định hướng của Agribank - Chi nhánh SGD bằng cách đưa ra các giải pháp, kết hợp chặt chẽ gữa công tác khách hàng, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ.. .nhằm tăng thu hút khách hàng xuất khẩu, tăng khả năng tái tạo ngoại tệ, từng bước cân đối giữa xuất khẩu (XK) và nhập khẩu (NK). Tỷ trọng hàng xuất khẩu trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Agribank - Chi nhánh SGD đang tăng cũng là một yếu tố tích cực giúp phát triển nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ.
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua Agribank - Chi nhánh SGD
Số liệu trong vòng 3 năm từ 2018 - quý I/2020 cho ta thấy hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của Agribank - Chi nhánh SGD có sự tăng trưởng tốt. Năm 2019 doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tăng 10,71 triệu USD, tức tăng 60,2% so với năm 2018, quý I năm 2020 tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán hàng XK năm 2020 là tương đối tốt nếu so với tốc độ tăng trưởng hàng xuất khẩu chung toàn hệ thống (18,1%).
Bảng 2.3a: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2018 - Quý I/2020
Năm 2018 năm 2017 Năm 2019 năm 2018 Quý
I/2020 với QI/ 2019
Doanh số
nhập khẩu 6 110,3
1,2
2 112,4 2,04 18,24 -3,85
(Nguồn: Phòng Thanh toán quôc tê - Agribank - Chi nhánh SGD)
Việc tăng trưởng doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu trong thời gian qua có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, kim ngạch XNK gia tăng. Thứ hai, chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước ngày càng thông thoáng khuyến khích xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Thứ ba, mạng lưới Chi nhánh được mở rộng nhanh chóng, chất lượng dịch vụ ngày càng đa dạng, khả năng cạnh tranh của Agribank - Chi nhánh SGD với các NHTM khác được nâng cao...
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua Agribank - Chi nhánh SGD
Bảng dưới đây thể hiện doanh số thanh toán hàng XNK của Agribank - Chi
nhánh SGD giai đoạn 2018 đến quý I/2020:
Bảng 2.3b: Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu qua Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2018 - Quý I/2020
2. Lợi nhuận TTQT/ Doanh thu phí TTQT 10,0 % 9,7% 10,6 % 11,2% 13,8%
(Nguồn: Phòng Thanh toán quôc tê - Agribank - Chi nhánh SGD)
Năm 2019, doanh số thanh toán hàng NK đạt 102% so với năm 2018. Doanh số thanh toán hàng nhập chiếm khoảng 1,8% doanh thu toàn hệ thống. Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do: Agribank là một NH được các tổ chức quốc tế tin tưởng cũng như nhiều công ty nước ngoài tin cậy lựa chọn giao dịch. Nhờ đó, uy tín của Agribank - Chi nhánh SGD trên trường quốc tế cũng được xác lập và củng cố, đồng thời mở rộng thêm quan hệ với rất nhiều ngân hàng các nước trên thế giới. Các nhà xuất khẩu trên thế giới chấp nhận Agribank - Chi nhánh SGD là ngân hàng mở L/C và chuyển tiền ngày càng tăng.
Trong Quý I năm 2020, doanh số thanh toán hàng NK giảm nhẹ, chỉ đạt 18,24 triệu USD, giảm 3,85 triệu USD so với quý I năm 2019. Điều này là do năm 2019 công ty Hạ Long thanh toán 4,9 triệu USD, năm 2020 chưa phát sinh. Việc giảm này cũng do xu thế chung của nền kinh tế thế giới khi việc xuất nhập khẩu đang bị hạn chế.
2.3.1.2. Lợi nhuận TTQT
Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank - Chi nhánh SGD không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng doanh số thanh toán XNK qua các năm, mà còn thể hiện thông qua lợi nhuận được ổn định, ngày một tăng. Bảng dưới đây thể hiện lợi nhuận TTQT tại Agribank - Chi nhánh SGD trong giai đoạn 2016 đến quý I/2020:
Bảng 2.3c: Lợi nhuận TTQT tại Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2016 - Quý I/2020
2. Thu TTQT bình quân /1 cán bộ 390,08 284,0 2 362,13 450,19 30,7 8
(Nguồn: Phòng Thanh toán quôc tê - Agribank - Chi nhánh SGD)
Lợi nhuận TTQT trong năm 2016 đạt 893 triệu đồng, sau đó giảm vào năm 2017 do 1 số công ty lớn giảm thực hiện các hoạt động TTQT. Đến năm 2018 dịch vụ TTQT hồi phục và tăng truởng mạnh mẽ đến 2019. Trong năm 2019, lợi nhuận Agribank - Chi nhánh SGD thu đuợc từ dịch vụ TTQT là 1.02 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Trong Quý I năm 2020, mặc dù gặp khó khăn do bất lợi từ dịch bệnh Covid-19, dịch vụ TTQT tăng 3,6% so với năm 2019, đạt 2,24 tỷ đồng.
Ngoài ra, lợi nhuận TTQT trên doanh thu phí TTQT cũng tăng đều theo từng năm. Trong năm 2016-2017, Chi nhánh phát triển hoạt động Marketing để quảng bá các sản phẩm TTQT, vì thế chi phí Marketing tăng cao nên tỷ lệ lợi nhuận thu đuợc từ TTQT so với chi phí giảm, đạt ở mức duới 10%. Năm 2019, tỷ lệ này tăng 0,6% so với năm 2018 và quý I năm 2020 tăng 2,6% so với năm 2019. Điều này thể hiện trong những năm gần đây, Chi nhánh đã cân bằng giữa doanh thu và chi phí TTQT 1 cách hiệu quả, giảm các chi phí liên quan đến TTQT nhu chi phí hoạt động, chi phí trích lập rủi ro, Marketing,...
2.3.1.3. Tỷ lê doanh thu phí dịch vụ TTQT trên tổng số cán bộ TTQT
Chỉ tiêu về thu phí dịch vụ TTQT tại Chi nhánh đã tăng trong những năm gần đây cho thấy chất luợng thanh toán quốc tế đã đuợc nâng cao đáng kể. Vì chất luợng TTQT có cao thì chỉ tiêu này mới tăng. Điều này đuợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3d: Doanh thu phí dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2016 - Quý I/2020
Chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng liên tục của doanh thu phí dịch vụ TTQT qua các năm. Thu phí dịch vụ của Agribank - Chi nhánh SGD chỉ giảm trong năm 2017 do công ty CP tập đoàn Long Hải giảm các dịch vụ TTQT do thay đổi cơ cấu tổ chức. Các năm còn lại đều đạt mức tăng trưởng tốt: năm 2018 tăng 28% so với năm 2017, năm 2019 tăng 14% so với năm 2018 và quý I năm 2020 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019. Thu phí từ dịch vụ TTQT năm 2019 đạt 9,4 tỷ đồng, chiếm 23,65% trong tổng thu phí dịch vụ tại Chi nhánh. Tính đến hết quý I năm 2020 thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 708 triệu đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 6% trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng cao là do số lượng khách hàng mới thuộc thành phần DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên đáng kể, cùng với sự tăng trưởng tốt của các khách hàng truyền thống.
Chất lượng TTQT tại Agribank - Chi nhánh SGD tăng lên còn được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như Thu phí TTQT bình quân/Cán bộ. Thu phí TTQT bình quân năm 2017 có giảm nhẹ so với 2016 và duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020 là trên 350 triệu đồng/người. Chỉ tiêu này tăng trưởng cao một phần do chính sách ưu đãi phí đối với một số khách hàng lớn của Agribank - Chi nhánh SGD. Chỉ tiêu thu phí dịch vụ TTQT bình quân trên 1 cán bộ trong quý I/2020 giảm nhẹ do trong giai đoạn này, Agribank - Chi nhánh SGD chú trọng bổ sung và đào tạo cán bộ TTQT trẻ, chưa có kinh nghiệm để chuẩn bị lực lượng thanh toán quốc tế cho giai đoạn phát triển sau này. Nhìn chung, chỉ tiêu tăng qua từng năm chứng minh năng suất, hiệu quả công việc của các cán bộ TTQT có tăng lên, qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng TTQT tại Agribank - Chi nhánh SGD.
2.3.1.4. Mức độ đa dạng các dịch vụ và cơ cấu thanh toán quốc tế
a. Mức độ đa dạng các dịch vụ TTQT
2016 nhánh SGD đã thực hiện tương đối đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc tế66,21 - - 38 truyền thống như chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, mở, thanh toán L/C trả ngay, trả chậm, sửa L/C, xác nhận L/C thông báo, UPAS L/C, chiết khấu, thanh toán L/C xuất khẩu, thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu séc. Ngoài ra, Agribank - Chi nhánh SGD còn cung cấp các sản phẩm khác như mở thư tín dụng dự phòng, phát hành bảo lãnh ra nước ngoài, thanh toán biên mậu, chuyển tiền đa tệ với các NH nước ngoài....
Agribank - Chi nhánh SGD đã phát triển các sản phẩm, dịch vụ TTQT được Agribank Việt Nam bố sung khi kết hợp với các Ngân hàng nước ngoài như: truy cập hệ thống Trade Platform để thực hiện chuyển tiền nhanh, tra cứu thông tin về L/C, dịch vụ tư vấn trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền nguyên món, dịch vụ chia sẻ phí, dịch vụ thanh toán sớm, dịch vụ thanh toán giá trị thấp,...Đến 31/12/2019, Agribank - Chi nhánh SGD đang duy trì và sử dụng hiệu quả hơn 40 sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng những mong muốn khách hàng, tăng doanh thu dịch vụ của toàn chi nhánh.
b. Cơ cấu thanh toán quốc tế
- Doanh số TTQT theo phương thức thanh toán
Agribank - Chi nhánh SGD là Chi nhánh loại I trong hệ thống Agribank, thực hiện các dịch vụ TTQT thông qua mạng SWIFT của Agribank Việt Nam. Hiện nay, với vài trò chi nhánh loại I, dịch vụ TTQT hầu như thông qua 3 phương thức: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Theo phương thức chuyển tiền
- Quy trình thanh toán:
Ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng SWIFT, telex hoặc bằng thư theo yêu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng không yêu cầu hình thức cụ thể thì Chi nhánh thực hiện chuyển tiền bằng điện SWIFT.
• Chuyển tiền đi:
Giao dịch viên là người chịu trách nhiệm hướng dẫn và đảm bảo khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về yêu cầu chuyển tiền cùng thông tin người thụ hưởng cũng như cung cấp chữ kí vào lệnh chuyển tiền đã in sẵn của chi nhánh. Số dư tài khoản giao dịch của khách hàng cần được kiểm tra kĩ lưỡng bởi giao dịch viên, so sánh chữ kí và mẫu dấu của tài khoản với chữ kí và mẫu giấu đăng kí giao dịch tại chi nhánh. Giao dịch viên nhập hệ thống dựa trên chỉ dẫn thanh toán trên lệnh chuyển tiền của khách hàng theo mẫu MT103, lựa chọn ngân hàng thanh toán dựa trên danh sách tài khoản NOSTRO.
• Chuyển tiền đến:
Theo quy định, khách hàng được nhận tiền sẽ nhận được thông báo từ giao dịch viên ngay khi Ngân hàng nhận được yêu cầu chuyển tiền hoặc báo cáo có từ Phòng SWIFT. Trong cùng ngày làm việc đó, khoản tiền khách hàng được nhận sẽ được sở giao dịch xử lý và chuyển vào tài khoản của khách hoặc tài khoản trung gian. Sau khi bộ phận mật mã hoàn tất quy trình kiểm tra, rà soát thông tin người nhận và nhận được tờ trình có chữ ký của người có thẩm quyền phê duyệt giao dịch thì chi nhánh sẽ hoàn tất quy trình thanh toán và thông báo cho người nhận tiền.
- Kết quả thanh toán theo phương thức chuyển tiền:
Đây là một phương thức thanh toán được khách hàng TTQT sử dụng thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn tại ngân hàng.
Bảng 2.3e: Kết quả doanh số thanh toán chuyển tiền qua Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2016 - Quý I/2020
72,01 10 1,1 4,1
2016 Do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, khiến sự tăng trưởng của các nền1879 - - 21 kinh tế đang phát triển và các thị trường mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề, giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền cũng có biến động. Năm 2017 doanh số thanh toán đạt 60,32 triệu USD, giảm 9% so với năm 2016, sang năm 2018 doanh số phục hồi trở lại, đạt 65,64 triệu USD tăng khoảng 9% so với năm 2017. Nguyên nhân cũng là do trong thời gian 2017-2018 lượng ngoại tệ qua ngân hàng giảm sút. Song Agribank - Chi nhánh SGD đã liên tục tìm kiếm giải pháp đó là phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do. Vì vậy, doanh thu năm 2019 tăng trưởng nhanh chóng, đạt 72,01 triệu USD, gấp 1,1 lần so với năm 2018.
Trên thực tế thì hiện nay hoạt động chuyển tiền là hoạt động thanh toán không được ưa chuộng. Vì vậy các DN phần lớn đã chuyển sang hoạt động khác thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận phí dịch vụ thu từ thanh toán theo phương thức chuyển tiền đã đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng. Tổng phí dịch vụ thu được trong năm 2019 là 4,1 tỷ đồng chiếm 43,38% tổng phí dịch vụ từ TTQT.
Theo phương thức nhờ thu
- Kết quả thanh toán theo phương thức nhờ thu:
Agribank - Chi nhánh SGD chủ yếu thực hiện hình thức nhờ thu làm chứng từ. Do còn nhiều khó khăn, và sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ này của
khách hàng còn hạn chế nên khách hàng hiếm khi tìm đến thanh toán theo phương thức này. Năm 2018, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán nhờ thu
là 19,14 triệu USD tăng 24 % so với năm 2017 (15,46 triệu USD), đến năm 2019
là 21,46 triệu USD tăng 12% so với năm 2018. Tuy nhiên đến quý I/2020, doanh
Bảng 2.3f: Kết quả doanh số thanh toán nhờ thu qua Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2016 - Quý I/2020
2016 44,12 - - 2,9
2017 40,23 (9) 0,91 2,1
2018 43,35 8,11 1,08 2,5
2019 47,41 9,36 1,09 3,05
Quý I/2020 8,6 - - 0,24
(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Agribank - Chi nhánh SGD)
Qua phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng hoạt động thanh toán nhờ thu của Agribank - Chi nhánh SGD còn rất hạn chế, nó phản ánh xu thế chung của hoạt động này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì phương thức thanh
toán nhờ thu không đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu, tỉ lệ rủi ro cao so với
phương thức tín dụng chứng từ, thủ tục không nhanh chóng, tiện lợi như phương
thức chuyển tiền. Do không tạo được nhiều mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ liên quan như: nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ huy động vốn, Marketing..., Agribank - Chi nhánh SGD chưa có được mối quan hệ với các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài. Cùng với đó là các chính sách chưa hợp lý đối với từng loại khách hàng, việc nắm bắt thông tin, hiểu về khách hàng còn hạn chế dẫn đến điều chỉnh chính sách khách hàng chưa
linh hoạt. Mặt khác thời gian qua đánh dấu sự biến động về tỷ giá hối đoái, lạm
phát tăng dẫn đến việc các nhà xuất khẩu, nhập khẩu đều tìm cho mình một SGD cần đẩy phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhờ thu để đạt được doanh số tương xứng với dịch vụ TTQT của chi nhánh.
Theo phương thức tín dụng chứng từ
- Quy trình thanh toán:
Việc mở L/C thực hiện đầy đủ các quy trình như tỷ lệ ký quỹ, hồ sơ hợp lệ, phương án kinh doanh của khách hàng khả thi....
- Kết quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:
So sánh với các phương thức TTQT khác trong nghiệp vụ TTQT tại việt Nam thì phương thức thanh toán tín dụng được ưa chuộng và yêu cầu cao nhất với giá trị lớn nhất. Tuy Agribank - Chi nhánh SGD đang phát triển thanh toán tín dụng chứng từ và phương thức này đang chiếm tỷ lệ trung bình trong cơ cấu thanh toán quốc tế, việc thực hiện qua phương thức tín dụng chứng từ vẫn được chú trọng phát triển nhất trong dịch vụ thanh toán quốc tế.
Bảng 2.3g: Kết quả doanh số thanh toán tín dụng chứng từ qua Agribank - Chi nhánh SGD giai đoạn 2016 - Quý I/2020
trong giai đoạn 2016- Quý I 2020 tăng trưởng qua từng năm. Điển hình, năm 2019 tổng doanh thu qua phương thức tín dụng chứng từ đạt 47,41 triệu USD,