Doanh số sử dụng thẻ 230 310 450 675 1046 46,2 Số lượng thẻ tín dụng 270 390 520 753 978 38,1 Doanh số thanh toán thẻ 110 145 230 388 629 55,3
49
Doanh số thanh toán thẻ đạt 629 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 155,3%.
Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng, doanh số thẻ BIDV Thăng Long từ năm 2012 - 2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 190,2 196,5 244,5
Chi phí hoạt động 64,2 65,5 81,5
Lợi nhuận trước thuế 126 131 163
Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người 0,894 0,903 1,032
(Nguồn: Phòng kế hoạch - tài chính BIDV Thăng Long)
Các hoạt động dịch vụ khác như phí tín dụng, BSMS, dịch vụ phái sinh, dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền nhanh WU, các hoạt động dịch vụ khác:
Các hoạt động này của BIDV đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể: dịch vụ BSMS năm 2014 thu được 0,93 tỷ đồng, năm 2015 thu được 1,01 tỷ đồng, năm 2016 thu 1,02 tỷ đồng, các dịch vụ mà BIDV cung cấp thông qua BSMS rất đa dạng và tiện ích cho khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản tiền gửi, tiền vay, tỷ giá, lãi suất, địa điểm đặt máy ATM, các thông tin về sản phẩm mới của ngân hàng, vấn tin và nhận tin nhắn tự động về chứng khoán...; Phí tín dụng năm 2016 thu ròng đạt 3,81 tỷ đồng, các dịch vụ khác còn đem lại nguồn thu 9,01 tỷ đồng trong năm .
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long tăng trưởng qua các năm. Cụ thể xem xét qua Bảng 2.6:
50
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long
(Nguồn: Phòng kê hoạch - tài chính BIDV Thăng Long)
Lợi nhuận của BIDV Thăng Long tăng trưởng qua các năm. Năm 2015 tăng 3,97% so với năm 2014, năm 2016 tăng 24,4% so với năm 2015. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động qua các năm luôn ở mức phù hợp so với tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, BIDV Thăng Long đã có sự quản lý rất tốt trong việc phát động các phong trào tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực hoạt động. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người liên tục được cải thiện qua từng năm: năm 2015 lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 0,903 tỷ đồng, tăng 1,01% so với năm 2014; năm 2016 lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 1,032 tỷ đồng, tăng 14,28% so với năm 2015.
2.1.4. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
2.1.4.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xin vay vốn tại ngân hàng BIDV Thăng Long
Các dự án đầu tư tại ngân hàng BIDV Thăng Long thường được chia thành hai nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó số dự án của các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp khoảng 31% trong tổng số dự án được duyệt
51
song số tổng mức vốn mà các doanh nghiệp này vay lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng 45% trên tổng dư nợ theo dự án tại Ngân hàng tính tới thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số dự án chiếm tỷ trọng rất cao 69%/ tổng số dự án được duyệt nhưng tổng số vốn vay chỉ chiếm khoảng 55%/ tổng dư nợ vay. Các con số có thể thấy được nhiều hơn về quy mô, tính chất của các dự án thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau trên.
Đặc điểm của các dự án như sau:
- Về hồ sơ dự án: Thông thường hồ sơ dự án thường thiếu các giấy tờ cần thiết cho việc ra quyết định giải ngân. Chứng tỏ các doanh nghiệp chưa thực sự chuẩn bị tốt và chưa chuyên nghiệp. Thông thường ngân hàng cần phải tư vấn và yêu cầu khách hàng hoàn thành hồ sơ còn thiếu đảm bảo đủ điều kiện. Điều này dẫn đến tình trạng tốn kém về vật chất và thời gian, từ đó có thể dẫn đến nản lòng nhiều khách hàng và giảm hiệu quả của dự án vì mất quá nhiều thời gian làm giảm đi tính thời cơ của dự án.
-Về dự án đầu tư: Các dự án vay vốn đặc biệt là các dự án quy mô vốn nhỏ thường rất sơ sài và đơn giản trong việc lập dự án. Đôi khi dự án được lập nên không theo quy hoạch kinh tế ngành và địa phương. Trong phân tích, đánh giá các khía cạnh của dự án còn thiếu tính chuyên nghiệp, số liệu thường sai lệch, không ăn khớp khiến cho công tác thẩm định gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các dự án thường đưa ra mức hiệu quả của dự án cao hơn so với thực tế và đánh giá của ngân hàng để tăng thêm sức hấp dẫn cho dự. Đây là tình trạng khiến rất nhiều ngân hàng phải đau đầu không riêng tại BIDV Thăng Long.
- về quy mô vốn vay: Các dự án thuộc các doanh nghiệp quốc doanh thường có quy mô vay vốn lớn khoảng từ 9,5 - 50 tỷ VND và nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường nhỏ hơn khoảng từ 1 - 10 tỷ VND. Ngân hàng có quy định cụ thể về mức vốn đối ứng phải có của
52
khách hàng và dựa trên quy định này các doanh nghiệp luôn đua ra mức vốn đối ứng đạt mức thấp nhất sao cho luợng tiền vay từ ngân hàng là cao nhất, song về phía ngân hàng thì lại không đánh giá cao điều này. Vì vốn đối ứng thấp có nghĩa là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thấp.
- về thời gian cho vay: Tùy từng đặc điểm của dự án, quy mô vốn mà thời gian cho vay là khác nhau. Thời gian cho vay là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, tính toán rủi ro với dự án vì thông thuờng thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn mà vì thế lãi suất phải đuợc xác định sao cho hợp lý nhất.
2.1.4.2. Quy trình thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh được tuân thủ theo các bước sau
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, kiểm tra hồ sơ:
Khi có nhu cầu vay tín dụng trung và dài hạn, khách hàng gửi đến BIDV Thăng Long các giấy tờ sau:
* Hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu pháp luật quy định phải có); - Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tu nhân);
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc (Giám đốc), kế toán truởng; Quyết định công nhận Ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã;
- Đăng ký kinh doanh;
- Quy chế tài chính (nếu có);
- Giấy phép/chứng chỉ hành nghề (đối với những ngành nghề theo quy định phải có);
- Giấy chứng nhận đầu tu;
- Quyết định giao vốn; Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);
53
- Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh);
- Văn bản cho phép vay vốn, thế chấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo điều lệ doanh nghiệp, điều lệ Hợp tác xã;
- Các loại hồ sơ khác. * Hồ sơ kinh tế
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất;
- Báo cáo quyết toán của hai năm liền kề (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo luu chuyển tiền tệ); Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh) thời
điểm gần nhất (truờng hợp doanh nghiệp mới thành lập chua đuợc hai năm phải có báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm gần nhất); Báo cáo quyết toán hàng năm sau khi cho vay (nếu khách hàng còn du nợ);
- Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính (nếu có);
- Bảng kê số du tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nuớc đến thời điểm đề nghị vay vốn;
- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn (nếu thấy cần thiết); - Các loại hồ sơ khác.
* Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn (bản chính);
- Dự án, phuơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Các loại hợp đồng về mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ (nếu có); - Các chứng từ có liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi vay vốn); - Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (bản chính);
54 quyền nhận tiền bồi thường (nếu có);
- Các hồ sơ, tài liệu liên quan khác.
Cán bộ tín dụng được phân công phụ trách thẩm định dự án sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ thì yêu cầu khách hàng hoàn thiện, nếu đã đầy đủ hợp lệ thì tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định.
Cán bộ tín dụng phụ trách thẩm định dự án sẽ tiến hành thẩm định các nội dung sau:
*Thẩm định khách hàng vay vốn: xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của khách hàng trên các khía cạnh: quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện, địa chỉ liên hệ, năng lực kinh doanh, năng lực tài chính...
*Thẩm định dự án vay vốn: xem xét các khía cạnh sau: -Các căn cứ xây dựng dự án, kế hoạch đầu tư
-Tổng chi phí cần thiết đầu tư -Phương án khai thác sau đầu tư -Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án -Khả năng trả nợ của dự án
-Phân tích độ rủi ro của dự án và các khả năng kiểm soát *Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Bước 3: Cán bộ tín dụng lập báo cáo kết quả thẩm định trong đó nêu rõ ý
kiến của mình đồng ý hay không đồng ý cho vay và lí do, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét đánh giá, cho ý kiến. Cuối cùng trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt ra quyết định.
Bước 4: Nếu dự án được giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt ra
quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân và lưu sổ theo dõi hoạt động của khách hàng.
55
2.1.4.3. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại BIDV Thăng Long
Có nhiều phương pháp để thẩm định một dự án đầu tư như: Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích rủi ro. Các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long thường sử dụng các phương pháp sau để thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn:
a. Thẩm định theo trình tự
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
-Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô tầm quan trọng của dự án, vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện các vấn đề cần phải bãi bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ xung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện.
-Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế - xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc có thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.
Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị
56
bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp theo.
Trước tiên, cán bộ thẩm định xem xét tổng quát các nội dung sau: khái quát về dự án và chủ đầu tư, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng, hoạt động kinh doanh của công ty để qua đó có những đánh giá khái quát về dự án.
Sau đó mới đi vào thẩm định chi tiết từng nội dung của dự án: Các căn cứ xây dựng dự án, kế hoạch đầu tư; Sự cần thiết phải đầu tư; Tổng chi phí cần thiết đầu tư; Phương án khai thác sau đầu tư; Hiệu quả của dự án để đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình trong từng nội dung và nêu lên những đề xuất giúp hoàn thiện dự án và tăng khả năng đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.
b. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
Các cán bộ tín dụng sử dụng những kinh nghiệm của mình được rút ra qua quá trình thẩm định các dự án tương tự để đối chiếu, so sánh, kiểm tra tính hợp lý và tính thực tế của dự án xin vay vốn. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu:
-Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
-Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
-Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. -Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
-Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công, tiền lương, chi phí quản lý ... của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
57
-Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với các hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Ví dụ: Khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng khách sạn Cường Việt của công ty TNHH Cường Việt, cán bộ thẩm định của chi nhánh đã sử dụng các tiêu chuẩn về thiết kế công trình và suất đầu tư do nhà nước quy định để xem xét đánh giá các chỉ tiêu, đặc biệt là để xem xét vấn đề chi phí đầu tư đã được người lập dự án tính toán chính xác chưa. Bên cạnh đó, vì sản phẩm của dự án là một khách sạn 3 sao nên cán bộ thẩm định cũng sử dụng những tiêu chuẩn về khách sạn 3 sao theo quy định của Tổng cục Du lịch để đối chiếu xem xét, đánh giá dự án.
c. Phương pháp phân tích độ nhạy
Được sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án xin vay vốn. Các cán bộ thẩm định sẽ xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Muốn vậy, trước hết phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến 1 số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi... Qua đó đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án đang xem xét.