Tham gia hội chợ nhằm mục đích quảng bá về sản phẩm, công ty, tìm đường dây tiêu thụ mới, gặp gỡ khách hàng mới và đưa hàng cho khách hàng sẵn có.
2.6.4 Quan hệ công chúng. 2.6.4.1. Khái niệm. 2.6.4.1. Khái niệm.
Công chúng là mọi nhóm người quan tâm hay ảnh hưởng thực tế hay tiềm ẩn đến khả năng công ty để đạt được những mục tiêu của mình.
Quan hệ công chúng là xác định, thiết lập và duy trì các mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp và dư luận công chúng. Vì công chúng có thể tạo ra thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp. Muốn có được sự ủng hộ nơi công chúng, doanh nghiệp cần làm cho công chúng hiểu biết thêm về các hoạt động của doanh nghiệp, những lợi ích mà doanh nghiệp đem lại cho công chúng và những lợi ích xã hội nói chung để tạo nên hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp, xử lí các tin đồn, kích thích lực lượng bán hàng và trung gian bán hàng khác cho công ty.
2.6.4.2. Các hoạt động quan hệ công chúng cơ bản. a. Hoạt động giao tiếp. a. Hoạt động giao tiếp.
Là các giao dịch trực tiếp được thực hiện giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng thông qua các buổi gặp gỡ, đối thoại, điện thoại…
Qua giao tiếp tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện các mục tiêu như:
o Nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng.
o Duy trì sự trung thành của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
o Thu thập thông tin thị trường. o Tạo cơ hội mở rộng thị phần.
Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải:
o Xác định được nhu cầu mong muốn của khách hàng, đặc biệt các khách hàng tiềm năng.
o Cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn, biết cách giải thích, khuyến khích khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
Tuyên truyền các hoạt động của ngân hàng trong xã hội dưới các hình thức:
o Các bài diễn thuyết của lãnh đạo ngân hàng. o Tổ chức hội thảo theo chuyên đề.
o Các ấn phẩm, tờ rơi.
o Tham gia các hoạt động từ thiện. o Các bài viết trên báo, tạp chí,…