5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Hiện tại, theo mô hình TA2 mới của hệ thống BIDV, đội ngũ cán bộ liên quan trực tiếp tới công tác thẩm định dự án đầu tư gồm Cán bộ QHKH và
Cán bộ QLRR, trong đó cán bộ QHKH - là người trực tiếp với nhiệm vụ làm đầu mối trong việc quan hệ giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm từ khâu tiếp thị khách hàng, thẩm định dự án và đề xuất cho vay, thu hồi nợ vay; Cán bộ QKRR có nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng trong việc tái thẩm định dự án (cán bộ quản lý rủi ro). Do vậy, để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cần phải xây dựng được đội ngũ CBTĐ có đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khó khăn, phức tạp của công việc. Mỗi CBTĐ cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức, cụ thể: các CBTĐ phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, phải là người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thẩm định, tham gia theo dõi, quản lý tài chính một số dự án cụ thể trước khi được làm công tác thẩm định; phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao. Để làm được điều đó phải thực hiện tốt các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của cán bộ, cụ thể:
- Đối với khâu tuyển dụng: Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Tuyển dụng nhân viên mới vào làm công tác tín dụng (thẩm định) phải là người tốt nghiệp đại học hệ chính quy theo đúng chuyên ngành phù hợp. Công tác tổ chức thi tuyển phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng để có thể lựa chọn được những người giỏi. Việc kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người được dự tuyển phải do các CBTĐ có kinh nghiệm, thâm niên công tác trực tiếp tiến hành.
Những người vượt qua được kỳ thi tuyển phải qua thời gian thử việc thích hợp (có thể những công việc hỗ trợ cho CBTĐ trong thẩm định dự án đầu tư) để đánh giá khả năng ứng dụng các kiến thức trong công việc thực tế.
Hết sức tránh việc thuyên chuyển cán bộ: kế toán, kiểm ngân, văn thư sang làm công tác thẩm định.
- Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ cho CBTĐ. CBTĐ cần được cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, địa phương, chiến lược phát triển ngành, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cũng như những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực liên quan. Chi nhánh cần thiết phải tăng cường đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn ngoài giờ hành chính cho nhân viên về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định. Việc này có thể được thực hiện dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Cuối mỗi khoa học cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả được để rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau đạt kết quả tốt hơn.
- Coi trọng và khuyến khích khả năng tự đào tạo của mỗi CBTĐ. Chi nhánh có thể hỗ trợ quá trình tự đào tạo bằng cách cung cấp những tài liệu, sách báo mới nhất trong các lĩnh vực có liên quan, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo để khuyến khích động viên cho can bộ.
- Chi nhánh phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức mỗi CBTĐ. Phẩm chất đạo đức có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Đây là việc làm khó khăn nhất, đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức và vật chất. Chi nhánh cần quy định mức khen thưởng xứng đáng với một dự án phức tạp được thẩm định tốt, hoạt động hiệu quả, đồng thời phải có mức phạt thích đáng trong các trường hợp vi phạm nguyên tắc tín dụng, móc ngoặc với doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
- Tiến hành đánh giá trình độ CBTĐ thường xuyên qua hoạt động thực tiễn và thi tuyển định kỳ để có kế hoạch điều chuyển vị trí công tác cũng như xét duyệt mức lương hợp lý. Mức lương được hưởng phải căn cứ vào năng lực thực sự chứ không phải thâm niên công tác. Điều này sẽ góp phần tạo động
lực rất lớn để cho Cán bộ cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao.