Nội dung kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh

Một phần của tài liệu KẾ TóaN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẾN XE HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 38 - 109)

kinh doanh trong doanh nghiệp

1.3.2.1. Hệ thống dự toán

Căn cứ điểm 5.1 Điều 5 Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 hệ thống các chỉ tiêu dự toán bao gồm:

- Chỉ tiêu dự toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Chỉ tiêu dự toán sản lượng sản xuất sản phẩm, dịch vụ; - Chỉ tiêu dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ;

- Chỉ tiêu dự toán hàng tồn kho; - Chỉ tiêu dự toán chi phí bán hàng;

- Chỉ tiêu dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp; - Chỉ tiêu dự toán vốn bằng tiền;

- Chỉ tiêu dự toán Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh; - Chỉ tiêu dự toán Bảng cân đối kế toán

-I- Dự toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Xây dựng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ là một việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả hoạt động kinh tế. Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Trong các doanh nghiệp dự toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ là bộ phận dự toán quan trọng trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh được lập đầu tiên là cơ sở để xây dựng các dự toán khác.

Dự toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trình bày chi tiết việc tiêu thụ sản phẩm trong các kỳ sắp tới cho tất cả các mặt hàng, nhóm hàng và được xem xét là chìa khoá của toàn bộ quá trình lập dự toán vì tất cả các dự toán khác đều phụ thuộc vào

dự toán này. Dự toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được soạn thảo dựa trên các dự báo về tiêu thụ sản phẩm. Khi dự báo về khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng như:

- Khối lượng và kết cấu hàng hoá tiêu thụ còn tồn tại của kỳ trước. - Chính sách giá cả kỳ tới của doanh nghiệp

- Các đơn đặt hàng chưa thực hiện trong khả năng cung cấp của doanh nghiệp. - Chính sách tiếp thị, quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm, khuyến mại. - Xu hướng của ngành kinh doanh.

- Các chính sách kinh tế hiện hành.

- Các phương thức tiêu thụ, phương thức, phương tiện đã có của doanh nghiệp với khách hàng của doanh nghiệp.

- Các sản phẩm mới của doanh nghiệp cùng ngành.

Các nhà dự báo nghiên cứu các số liệu tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ với các nhân tố khác nhau và dự toán doanh thu được lập bằng cách nhân số lượng tiêu thụ dự kiện với giá bán. Trong đó:

- Dự toán về số lượng tiêu thụ phải xây dựng chi tiết theo từng nhóm, mặt hàng, cho từng bộ phận kinh doanh.

- Dự toán về đơn giá bán phải được xây dựng chi tiết trong các trường hợp chưa đạt tới điểm hoà vốn, tại điểm hoà vốn, vượt điểm hoà vốn trong điều kiện bình thường và trong trường hợp có những thay đổi về chi phí khả biến, chi phí bất biến, ảnh hưởng của tỷ giá, điều kiện giao hàng, lãi vay ngắn hạn.

Dự toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được lập chi tiết theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng bán ra phải xét trên mối quan hệ chặt chẽ với kết càu bán hàng để có thể thu được lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra thấp nhất. Việc lập dự toán doanh thu phải khoa học, hợp lý, là cơ sở để xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau nay, lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn, liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ khác nhau. Chính vì vậy, dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

-I- Dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ

Bao gồm dự toán số lượng mua và chi phí giá vốn hàng bán.

Dự toán số lượng mua là việc dự kiến số hàng hóa cần phải mua để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ. Lập dự toán về số lượng mua cần phải căn cứ vào dự toán tiêu thụ về khối lượng hàng hóa tiêu thụ, sản phẩm tồn kho đầu kỳ và sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo dự kiến.

Dự toán chi phí sản xuất, dịch vụ: bao gồm trị giá mua và chi phí thu mua. Chi phí mua hàng bị ảnh hưởng bởi số lượng mua, đơn giá mua. Khi lập dự toán mua hàng ngoài việc chú ý đến đến các yếu tố ảnh hưởng nói trên cần phải xem xét đến lượng hàng hóa mua vào, tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ.

-I- Dự toán chi phí bán hàng

Khi lập dự toán chi phí, nhà quản trị cần phải căn cứ vào dự toán tiêu thụ, các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đó và tình hình thực hiện chi phí đó của kỳ trước. Dự toán được lập ra giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ đó có thể đưa ra hiệu quả tốt hơn.

Dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của một đơn vị sản phẩm tiêu thụ.

Dự toán biến phí thường được xây dựng cho từng hoạt động dựa trên định mức biến phí cho một đơn vị sản phẩm tiêu thụ.

Dự toán biến phí Dự toán số lượng Định mức biến phí bán

= x

bán hàng sản phẩm tiêu thụ hàng 1 đơn vị sản phẩm

Hoặc xây dựng dựa trên tỷ lệ biến phí theo dự kiến cà dự toán biến phí trực tiếp.

Dự toán biến phí Dự toán biến phí Tỷ lệ biến phí bán

= x

bán hàng trực tiếp hàng theo dự kiến

Dự toán định phí bán hàng thường căn cứ vào giới hạn phạm vi hoạt động, sản lượng tiêu thụ, các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. Dự toán định phí bán hàng có thể căn cứ vào mức độ tăng giảm của các quyết định dài hạn liên quan tới các định phí của kỳ tới của doanh nghiệp.

-I- Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của ban giám đốc. Lập dự toán định phí và biến phí quản lý doanh nghiệp tuơng tự nhu lập dự toán chi phí bán hàng.

Ta có dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán chi phí quản Dự toán biến phí quản Dự toán định phí quản

= +

lý doanh nghiệp lý doanh nghiệp lý doanh nghiệp

Căn cứ vào mức độ hoạt động doanh nghiệp có dự toán biến phí và định phí quản lý cho cả năm và tổng hợp lại thành dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chia đều cho 4 quý.

Trên cơ sở lập dự toán chi phí, kế toán quản trị chi phí quan tâm đến việc kiểm tra và đánh giá việc tập hợp chi phí. Đánh giá quá trình thực hiện chi phí so với dự toán nhằm đánh giá biến động chi phí và hoàn thiện các định mức chi phí. Nếu làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chi phí sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí, giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Song trong thực tế, hoạt động của doanh nghiệp, khâu kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chi phí chua đuợc quan tâm và thực hiện một cách triệt để.

-I- Dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là dự toán mang tính tổng hợp đuợc xây dựng trên cơ sở dự toán doanh thu, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh và các dự toán khác có liên quan. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp số liệu về lợi nhuận dự kiến thu đuợc phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhằm khai thác những khả năng tiềm tàng và khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác dự toán này còn cung cấp các thông tin về biến phí, định phí, lợi nhuận của kỳ dự toán làm cơ sở ra quyết định của nhà quản trị. Tuỳ thuộc yêu cầu của nhà quản trị, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh có thể đuợc xác định theo phuơng pháp chi phí toàn bộ (xác định kết quả kinh doanh theo chức năng) hoặc theo phuơng pháp chi phí trực tiếp (xác định kinh

doanh theo mô hình ứng xử chi phí).

- Dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí toàn bộ

+ Nội dung của dự toán bao gồm các chỉ tiêu: Do anh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thuần trước thế TNDN.

+ Cơ sở xây dựng dự toán: căn cứ vào các dự toán: tiêu thụ, giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...

- Dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp chi phí trực tiếp

+ Nội dung của dự toán: bao gồm các chỉ tiêu: doanh thu bán hàng, tổng biến phí, tổng định phí, lợi nhuận trước thuế TNDN..

Căn cứ điểm 5.2, điều 5 Thông tư 53, trình tự lập dự toán như sau:

-I- Thu nhận, xử lý thông tin bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Mô hình kế toán Việt Nam hiện nay cơ bản là thuộc loại kế toán động. Vì thế thu nhận thông tin kế toán quản trị gồm việc ghi nhận các thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin tương lai.

Các thông tin quá khứ là các thông tin đã xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thông tin này được phản ánh trong các chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán của thời kỳ trước kỳ báo cáo. Việc thu nhận các thông tin quá khứ có tác dụng trong công tác dự toán, dự báo thông qua công tác thống kê kinh nghiệm và tài liệu lịch sử quan trọng làm căn cứ khi sử dụng phương pháp ngoại suy để tính toán các chỉ tiêu dự báo cho kỳ tương lai.

Thông tin quá khứ là thông tin về các giao dịch, các sự kiện đã phát sịnh và thực sự hoàn thành. Đó là thông tin về tình hình phát sinh các khoản doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Nguồn thông tin quá khứ về doanh thu vừa phục vụ cho việc hệ thống hoá, tính toán các chi tiêu trên báo cáo tài chính mang tính chất bắt buộc vừa phục vụ cho mục đích kiểm soát, điều hành và quản trị nội bộ doanh nghiệp. Để thu thấp thông tin quá khứ, kế toán phải dựa vào thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể thông qua quá trình thu thấp của bộ phận kế toán tài chính để thu thập thông tin trong quá khứ theo quy trình.

Để thu thập thông tin này cần phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình thu nhận thông tin.

- Thu thập thông tin tương lai: Thông tin tương lại là những thông tin đặc thu của kế toán quản trị. Đó là các thông tin dự báo về tình hình phát sinh doanh thu trong tương lại. Các thông tin này được tạo ra từ việc vận dụng tổng hợp các phương pháp của kế toán quản trị trên cơ sở dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải coi đây là nguồn thông tin quan trọng. Việc thu nhận những thông tin này phải là nhiệm vụ của tất cả các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Bộ phận kế toán là nơi tập hợp, hệ thống hoá thông tin tương lai đáp ứng yêu cầu sử dụng trong từng tình huống của nhà quản trị. Việc tổ chức thu thạp thông tin ban đầu phải phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo các bộ phận nghiệp vụ nên việc thu thập thông tin phải xuất phát từ các bộ phận trực tiếp thực hiện. Để thu thập thông tin tương lại, nhà quản trị cần thực hiện những trình tự sau:

Khi thu thập thông tin tương lai kế toán chủ yếu dựa vào nguồn thông tin ngoài doanh nghiệp bao gồm như sau:

- Nguồn sơ cấp của thông tin là gốc phát sinh thông tin. Thông tin từ nguồn ban đầu thường tự bản thân tổ chức phải thực hiện thu thập trực tiếp bằng nhiều hình thức như quan sát sự kiện, trực tiếp phỏng vấn.

- Nguồn thứ cấp của thông tin là nguồn cung cấp thông tin đã qua xử lý như sách báo, bài viết, bài báo...

Nhân viên kế toán quản trị sẽ tổ chức thu thập thông tin thật chi tiết về doanh thu của nhiều kỳ. Các số liệu, thông tin trong quá khứ với thông tin hiện hành sẽ đuợc ghi nhận và so sánh. Các chênh lệch sẽ đuợc nhân viên kế toán quản trị tính toán và ghi nhận.

-I- Phân tích thông tin

Phân tích các thông tin đã thu nhận đuợc, bao gồm tổ chức phân tích các thông tin quá khứ, hiện tại và các thông tin tuơng lai.

Phân tích các thông tin quá khứ, chủ yếu tập trung phân tích tình hình thực hiện dự toán, kế hoạch và tình hình thực hiện kỳ này so với kỳ truớc.

Phân tích thông tin tuơng lai, chủ yếu tập trung phân tích các thông tin thuộc mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

Căn cứ vào các tài liệu kế hoạch, mục tiêu phuơng án kinh doanh, kế toán quản trị thiết lập hệ thống chi tiêu phân tích gồm dự toán tiêu thụ, dự toán giá vốn hàng bán (gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể ra đuợc các quyết định phù hợp để đầu tu mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị truờng, đứng vững trong cạnh tranh và để đạt mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối đa.

-I- Lập báo cáo kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả quản trị là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách chi tiết, cụ thể tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, công nợ và kết quả kinh doanh hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý cụ thể của các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp (không cung cấp ra bên ngoài doanh nghiệp), giúp các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự toán tình hình tài chính, kết quả hoạt động SXKD, trên cơ sở đó đua ra các quyết định cho quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cho các kỳ tiếp theo.

- Báo cáo chi phí, doanh thu và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Báo cáo khối luợng hàng hóa mua vào, bán ra trong kỳ theo đối tuợng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác.

- Báo cáo phân tích các nhân tố ảnh huởng tình hình kinh doanh trong kỳ.

Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chuơng 1, Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong DN bao gồm các khái niệm, nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung duới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị, áp dụng trong lĩnh vực thuơng mại & dịch vụ ngành vận tải nói riêng.

Những vấn đề lý luận này là cơ sở, nền tảng quan trọng để đối chiếu. Qua đó, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội tại chuơng 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

Một phần của tài liệu KẾ TóaN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẾN XE HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 38 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w