Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Trang 78)

a. Môi trường kiểm soát

Chi nhánh được giao mức phê duyệt tín dụng khá cao và quyền hạn lớn trong phê duyệt tín dụng vẫn được đặt ở Giám đốc các chi nhánh. Hội sở chính chi tái thẩm định, phê duyệt những khoản tín dụng lớn, dài hạn. Trong khi hệ thống giám sát từ xa của Ban Kiểm soát còn non yếu dẫn đến các quyết định cho vay sai tại Chi nhánh không bị phát hiện trong thời gian dài.

Sự phân công cán bộ tín dụng vẫn có sự kiêm nghiệm, cán bộ tín dụng cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi trình lên lãnh đạo để xét duyệt kí quyết định giải ngân , điều này làm cho quyết định cho vay không mang tính khách quan , khó khăn trong việc nhận diện các rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

b. Đánh giá rủi ro tín dụng

Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro chưa phân tích và định lượng một cách đầy đủ các loại tín dụng

xét duyệt cho vay phần nhiều dựa trên tài sản thế chấp và dựa trên sự trình bày của Cán bộ tín dụng về khách hàng, thiếu sự kiểm tra , tái thẩm định lại thông tin.

Năng lực quản trị rủi ro tín dụng còn yếu, cán bộ làm công tác tín dụng còn thiếu về số luợng, về trình độ hoạt động, công tác thẩm định, cho vay, giám sát hồ sơ vay vốn của khách hàng chua chặt chẽ. Do trong thời gian gần đây nhiều cán bộ có trình độ và có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác tín dụng đã chuyển công tác đi nơi khác.

c. Hoạt động kiểm soát

Hạn chế lớn nhất đó là hoạt động kiểm soát trong quy trình tín dụng, quy trình này chỉ kiểm tra bề nổi, kiểm tra về số luợng và các biểu hiện bên ngoài với các đối tuợng tín dụng, chỉ phát hiện đuợc các sai sót nhỏ về mặt hồ sơ mà không phát hiện đuợc các sai phạm lớn là các mấu chốt của vấn đề dẫn đến nợ xấu.

❖ Nguyên nhân: là do KSNB trong quy trình tín dụng nguồn nhân lực cụ thể là

những cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng, kiểm soát truớc khi cho vay, kiểm soát trong khi cho vay và kiểm soát sau khi cho vay đồng thời cũng là những nguời phán quyết để đầu tu tín dụng và trực thuộc trong phòng tín dụng.

d. Hệ thống thông tin và truyền thông

Thực tế cho thấy các thông tin thu thập chua đuợc sắp xếp, phân loại để đến các bộ phận liên quan, do đó chất luợng thông tin chua đảm bảo chi tiết, đủ để có thể ra quyết định kịp thời, việc thu thập thông tin từ bên ngoài còn hạn chế, các kênh truyền thông còn hạn chế; việc truyền thông tin chỉ mới một chiều là từ cấp trên xuống cấp duới, còn sự phản hồi từ cấp duới lên thì còn yếu, các nhân viên không mạnh dạn đua ra ý kiến sáng tạo cải tiến hay tình bày những vấn đề nghi ngờ sai phạm.

e. Giám sát kiểm soát tín dụng

Hoạt động kiểm soát này là kiểm soát thuờng xuyên, CBTD tự kiểm soát dẫn đến sự kiểm soát mang tính hình thức không phát hiện đuợc những sai phạm cơ bản, quan trọng. Do nguồn nhân lực mà HDBank Hoàn Kiếm tập trung cho hoạt động tín dụng rất ít so với tổng số cán bộ trong toàn chi nhánh dẫn đến CBTD hầu

như đã bị quá tải trong công việc, kết hợp với việc các CBTD đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác KSNB hoạt động tín dụng.

KSNB hoạt động tín dụng thực hiện ngoài quy trình tín dụng là do nhân viên KSNB của phòng kiểm soát nội bộ tại chi nhánh thực hiện, quy trình này độc lập không liên quan đến quy trình cho vay nhưng chỉ diễn ra khi khoản vay đã được giải ngân nên cũng không mang lại hiệu quả cao và không ngăn ngừa được nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ KSNB này trong HDBank Hoàn Kiếm chỉ có 02 cán bộ (một người là nhân viên, một người là lãnh đạo phòng KTKS) nên cũng không kiểm soát hết được toàn bộ dư nợ tín dụng trong chi nhánh. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập với phòng tín dụng nhưng cũng vẫn chịu sự chi phối của Ban Giám Đốc.

Công tác kiểm tra sau cho vay của cán bộ tín dụng tại HDBank Hoàn Kiếm chưa sát sao, chưa kịp thời phát hiện các khoản vay của khách hàng có vấn đề trong thanh khoản, để kịp thời ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

Hoạt động KSNB hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng vì ngân hàng huy động vốn để cho vay và lợi nhuận phụ thuộc vào nguồn thu rất lớn đó là thu lãi từ hoạt động tín dụng. KSNB hoạt động tín dụng tốt thì mới đảm bảo an toàn được vốn, tín dụng mới an toàn và hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã đề cập đến lịch sử hình thành của HDBank nói chung cũng như HDBank Hoàn Kiếm nói riêng cùng với bộ máy tổ chức của chi nhánh hiện nay. Tình hình hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2017 - 2019 theo Báo cáo tài chính của HDBank Hoàn Kiếm. Cùng với đó là việc tác giả đã phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ của HDBank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2017 - 2019. Qua chương 2 ta có thể đánh giá tình hình kiểm soát nội bộ của HDBank Hoàn Kiếm như sau:

HDBank Hoàn Kiếm đã triển khai và chấp hành đầy đủ các quy trình của KSNB hoạt động tín dụng. Hoạt động kiểm soát ngoài quy trình tín dụng đã thực hiện tương đối tốt theo quy định của ngân hàng cũng như quy định của ngân hàng nhà nước và pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác KSNB hoạt động tín dụng.

Tác giả cũng đánh giá các ưu điểm và hạn chế trong công tác kiểm soát nội bộ của HDBank Hoàn Kiếm, để làm cơ sở cho chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.1.1. Mục tiêu phát triển của HDBank Hoàn Kiếm giai đoạn 2020- 2024

Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền của lợi ích riêng nguời sử dụng lao động với nguời lao động luôn tồn tại song hành. Để đem lại lợi ích cho cả hai bên, BGĐ HDBank Hoàn Kiếm đã, đang và dẫn dắt các CBNV cùng nhau đua ra định huớng, mục tiêu tăng truởng và đảm bảo duy trì rủi ro ở mức cho phép tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ trong tuơng lai. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của HDBank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2020-2024 đạt các mức tăng truởng thực tế cụ thể qua các số liệu nhu sau:

Vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động: 2.788 tỷ đồng, tăng 254 tỷ đồng (tăng 10%), cụ thể:

+ Nguồn vốn nội tệ 2.700 tỷ đồng, tăng 268 tỷ đồng (tăng 11.01%) so với 31/12/2019.

+ Nguồn vốn ngoại tệ 3.000 ngàn USD, giảm 858 ngàn USD ( giảm 22.2%) so với 31/12/2019.

Du nợ-. Tổng du nợ: 1.750 tỷ đồng, tăng 109 tỷ đồng (5%) so với 31/12/2019, cụ thể:

Tỳ lệ nợ xấu <2%/tổng du nợ.

Thu dịch vụ: 25 tỳ đồng, tăng 4.6 tỷ đồng (tăng 25%) so với 31/12/2019.

Lợi nhuận khoản Tài chính: 45 tỷ đồng có đủ luơng và có luơng năng suất cho cán bộ.

3.1.2. Định hướng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại HDBank Hoàn Kiếm

3.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

-I- Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo chất lượng, phù hợp

với tăng trưởng nguồn vốn

❖ Tiếp tục tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được chất lượng tín

dụng và phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiếp tục rà soát thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, HDBank. Tập trung cân đối nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng một số lĩnh vực ưu tiên và là lợi thế của ngân hàng.

❖ Chuyển đối cơ cấu dư nợ một cách hợp lý, đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn

đưa tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ cuối năm đạt mục tiêu đề ra. Tập trung cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên.

❖ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới, chọn lọc khách hàng

tốt để mở rộng tăng trưởng tín dụng có hiệu quả trong những năm tới, giữ ổn định khách hàng tốt, khách hàng truyền thống, giữ vững thị phần cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đều trong từng tháng, quý và phù hợp với cân đối vốn.

❖ Tiếp tục thực hiện các phương án cơ cấu dư nợ, xác định lại thời hạn trả nợ,

miễn giảm lãi, điều chỉnh lãi suất cho vay, cấp lại hạn mức, cho vay bổ sung vốn để hoàn thiện dự án, cho vay vốn lưu động, xây dựng phương án xử lý tài sản đảm bảo, chuyển nhượng tài sản dự án hoặc bán nợ để giảm nợ vay, hỗ trợ khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, có nguồn thu để trả nợ.

❖ Nghiên cứu, thiết kế lại mô hình quản lý tín dụng, xây dựng cơ chế chăm

sóc quản lý khách hàng lớn nhằm duy trì, củng cố mối quan hệ, thu hút khách hàng giao dịch tại chi nhánh, hạn chế khách hàng chuyển sang giao dịch tại các NHTM khác, giữ ổn định dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

-I- Đào tạo tập huấn cho cán bộ về hoạt động tín dụng

hiện tập huấn nâng cao trình độ cán bộ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay và quản lý, giám sát khoản vay.

❖ Mời các giảng viên có kinh nghiệm thực tế trong ngành tư pháp để đào tạo

kiến thức pháp luật cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Làm rõ các vướng mắc về chơ chế để giải toả tâm lý, khuyến khích cán bộ mạnh dạn mở rộng tín dụng đúng quy định.

3.1.2.2. Định hướng xây dựng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Để công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của HDBank Hoàn Kiếm ngày một tốt hơn thì Ngân hàng đã đề ra các định hướng cho công tác kiểm soát nội bộ như sau:

-I- Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu

thành KSNB dựa trên 3 tuyến phòng thủ:

i. Tuyến phòng thủ đầu tiên là lớp trực tiếp giao dịch với khách hàng

ii. Tuyến phòng thủ thứ hai là khối phê duyệt.

iii. Tuyến phòng thủ thứ ba là hệ thống các phòng ban giám sát sau khi

thực hiện giao dịch, giải ngân,...

Ngoài ra, cần đánh giá hiệu quả của các chốt kiểm soát trong KSNB. Cụ thể, chỉ ra các chốt kiểm soát trong quy trình được thiết kế và vận hành nhằm ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, có thể gây ra những ảnh hưởng tới việt đạt mục tiêu của ngân hàng, bao gồm mục tiêu hoạt động, mục tiêu liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ.

❖ Thay đổi cơ cấu tổ chức, cải tiến quy trình tín dụng theo thông lệ tiên tiến

nhất là có sự phân tách giữa các chức năng khởi tạo tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong suốt quá trình thực hiện.

❖ Xây dựng một môi trường quản trị rủi ro tín dụng thích hợp. Chức năng

tác nghiệp thực hiện theo các thủ tục và quy trình thích hợp sao cho có thể phát hiện và xác định rõ ràng các rủi ro tín dụng đi liền với các sản phẩm và các hoạt

động trên cơ sở riêng rẽ và tổng hợp.

❖ Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trong hoạt động tín dụng

nói riêng và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách nói chung cần được tổ chức lại theo mô hình phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ khu vực phân chia theo địa lý.

❖ Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường

kiểm soát theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất. Tiếp tục chỉnh sửa tồn tại, sai sót sau kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những trường hợp thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, không giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm.

❖ Phát hiện kịp thời các tồn tại, vi phạm trong chấp hành cơ chế hoạt động,

ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, đơn vị; áp dụng các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trong hoạt động Ngân hàng.

❖ Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tự kiểm tra,

giám sát các mặt hoạt động tại đơn vị; xác định trách nhiệm kiểm soát nội bộ của người trực tiếp giao dịch, người kiểm soát, người phê duyệt, người đứng đầu đơn vị đối với việc đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh.

❖ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ, trách nhiệm của các Đoàn

kiểm tra đối với các cuộc kiểm tra.

❖ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là đơn vị đầu mối xậy dựng kế hoạch,

và tổ chức thành lập đoàn kiểm tra toàn diện đối với chi nhánh.

❖ Các đơn vị tại chi nhánh chủ động tổ chức kiểm tra chuyên đề theo kế

hoạch, kiểm tra đột xuất dấu hiệu bất thường, thực hiện quy chế phối hợp trong công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo không chồng chéo, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm tra.

❖ Trưởng bộ phận QHKH xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra

mục đích sử dụng, kiểm tra tài sản thế chấp vốn đối với các khách hang lớn, tăng cường công tác tự kiểm tra, khắc phục, xử lý sau kiểm tra.

soát nội bộ hoạt động tín dụng trong toàn chi nhánh.

❖ Các tồn tại, vi phạm phải được, chấn chỉnh khắc phục, xử lý kịp thời trách

nhiệm của đơn vị và cá nhân liên quan theo quy định.

-I- Xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận kiểm soát nội bộ

Quy định chức năng, nhiệm vụ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ HDBank Hoàn Kiếm:

❖ Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý phù hợp với kế hoạch

kiểm tra, kiểm soát của HDBank và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

❖ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, quy trình hoạt động

tín dụng, phát hiện và đề xuất chỉnh sử, khắc phục kịp thời sơ hở trong các quy định nội bộ nhằm tăng cường quản lý tín dụng hàng ngày an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

❖ Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra ngoại thành, thanh tra NHNN,

kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm toán nội bộ của HDBank để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh. Rà soát, đề xuất các bộ phận liên quan chỉnh sửa, khắc phục tồn tại qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo kế quả chỉnh sửa theo quy định của NHNN và HDBank.

❖ Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực cho bộ phận KSNB cho thời gian

hiện tại và trong tương lai vài năm.

❖ Xây dựng những tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động của KSNB: Các

Một phần của tài liệu (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w