Chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 34)

Mở rộng CVKHCN phải xác định trên cơ sở đa dạng hóa khách hàng, các loại hình sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, phải đáp ứng tối đa các nhu cầu hợp lý của khách hàng về khối lượng sản phẩm cung cấp và sự đa dạng của các hình thức CVKHCN cũng như các dịch vụ đi kèm theo.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá mở rộng CVKHCN nhưng về cơ bản các chỉ tiêu nghiên cứu phải phản ánh được:

- Doanh số và tăng trưởng doanh số CVKHCN - Dư nợ và tăng trưởng dư nợ CVKHCN - Hiệu quả hoạt động CVKHCN

- Số lượng và số lượt khách hàng cá nhân vay vốn

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân

Doanh số CVKHCN là tổng số tiền ngân hàng thực hiện giải ngân với đối tượng là KHCN trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này nói lên khả năng cung ứng của ngân hàng cho các cá nhân và nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng cho vay trong các năm. Nếu trong năm doanh số cho vay của ngân hàng lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó nói lên hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng có tăng trưởng.

a) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về doanh số CVKHCN tuyệt đối:

Chỉ tiêu phản án sự tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa tổng doanh số cho vay cá nhân năm nay và doanh số cho vay cá nhân năm trước đó. Công thức tính giá trị tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng Doanh số CVKHCN tuyệt đối

Tổng doanh số Tổng doanh số CVKHCN năm (t) CVKHCN năm (t-1) ɑ ■ ŋ

Ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động CVKHCN qua các năm. Khi

so sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động cho vay đối với KHCN. Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền NHTM đã cho vay qua các năm đối với KHCN đã tăng lên và cũng đồng nghĩa hoạt động CVKHCN đang được mở rộng.

b) Chỉ tiêu phán ánh sự tăng trưởng doanh số tương đối

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay KHCN tương đối được đo bằng tỷ lệ (tính theo phần trăm) của thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân tuyệt đối với tổng doanh số cho vay cá nhân năm trước đó.

Giá trị tăng trưởng Doanh số CVKHCN

tương đối

Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối

---x 100% (1.2) Tổng doanh số CVKHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) doanh số CVKHCN tăng bao nhiêu % so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ tăng doanh số CVKHCN càng nhanh hay chính là hoạt động CVKHCN đang được Ngân hàng chú trọng mở rộng. Chỉ tiêu này được xem xét cùng với chỉ tiêu giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối đảm bảo cho hoạt động CVKHCN tăng cả về giá trị và quy mô so với năm trước.

c) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này cho biết doanh số hoạt động CVKHCN chiếm bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của Ngân hàng

Tỷ trọng CVKHCN

Tổng doanh số CVKHCN

____________________________________ x 100% (1.3) Tổng doanh số cho vay của cả Ngân hàng

18

doanh số cho vay của cả Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng đã hướng tới nhiều hơn đối tượng vay vốn là KHCN để góp phần nâng cao doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này trong tổng doanh số cho vay nói chung của cả Ngân hàng.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh dư nợ và tăng trưởng dư nợ

Bằng chỉ tiêu dư nợ tín dụng có thể đánh giá được quy mô cho vay, dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn. Như vậy, tỷ trọng dư nợ CVKHCN trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng sẽ phản ánh được quy mô cho vay cá nhân của ngân hàng đó.

Dư nợ CVKHCN là số tiền ngân hàng đang cho đối tượng là KHCN vay trong một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu Doanh số CVKHCN nhằm phản ánh tình hình phát triển CVKHCN.

Khi xem xét chỉ tiêu này cần xem xét cả về số tuyệt đối và tương đối. Sự tăng lên của dư nợ CVKHCN về số tuyệt đối mới chỉ đánh giá sự phát triển về chiều rộng. Vì vậy để phân tích được chính xác cần xem xét chỉ tiêu này về số tương đối tức là xem dư nợ CVKHCN trên tổng dư nợ của ngân hàng chiếm tỉ trọng là bao nhiêu. Đây là chỉ tiêu cho biếtlượng vốn mà ngân hàng sử dụng vào hoạt động CVKHCN do đó nó cho ta thấy được sự phát triển của hoạt động CVKHCN so với toàn bộ hoạt động cho vay.

a) Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tuyệt đối:

Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay cá nhân năm t tăng so với năm t-1 về tuyệt đối là bao nhiêu

Giá trị tăng trưởng Tổng dư nợ cá nhân Tổng dư nợ cá nhân

Ấ. = w - w (T4)

dư nợ tuyệt đối năm t năm t - 1

Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay cá nhân đã phát triển hơn trước.

b) Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối:

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN năm t so với năm t- 1.

Giá trị tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

tương đối

Giá trị tăng trưởng dư nợ CV KHCN tuyệt đối

x 100% (1.5) Tổng dư nợ cho vay KHCN năm t-1

c) Tỷ trọng dư nợ CVKHCN trên tổng dư nợ

Thông qua chỉ tiêu dư nợ có thể biết được dư nợ CVKHCN chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ CVKHCN

Dư nợ CVKHCN của Ngân hàng

x 100% (1.6) Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân cao chứng tỏ hoạt động cho vay cá nhân được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó, thể hiện Ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụ đa dạng, phong phú cho khách hàng. Nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ có nghĩa là hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng này rất phát triển, nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tín dụng cho Ngân hàng. Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng không có khả năng mở rộng được các khoản vay, hoạt động CVKHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao.

d) Tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ CVKHCN qua các năm. Chỉ tiêu này phản ánh được quy mô và xu hướng của đầu tư tín dụng là tăng trưởng hay thu hẹp.

20

trưởng dư nợ Tổng dư nợ CVKHCN năm (t-1)

Tỷ trọng dư nợ CVKHCN tăng chứng tỏ hoạt động CVKHCN được chú trọng phát triển tại Ngân hàng đó. Hiệu quả của hoạt động CVKHCN cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN phản ánh khá chính xác về chất lượng của hoạt động này.

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng

cá nhân

Dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của mở rộng CVKHCN. Nhưng không phải dư nợ càng lớn thì hiệu quả cho vay càng tốt. Để đảm bảo mở rộng CVKHCN hiệu quả cần thiết phải gắn tăng trưởng dư nợ CVKHCN với hiệu quả từ hoạt động cho vay.

a) Thu lãi từ hoạt động CVKHCN

Mục tiêu hoạt động của NHTM là đem lại lợi nhuận cao nhất có thể do đó bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng cần phải đảm bảo được mục tiêu này. Hoạt động mở rộng CVKHCN không chỉ là gia tăng dư nợ, tăng số lượng khách hàng vay... mà quan trọng là cần đảm bảo nó sẽ mang lại lợi nhuận, tăng tỷ trọng thu lãi cho Ngân hàng.

Tỷ trọng thu lãi từ CVKHCN

Thu lãi từ CVKHCN cuối kỳ

______________________________x 100% (1.8) Tổng thu lãi từ cho vay cuối kỳ

Tỷ trọng thu lãi từ cho vay cá nhân tăng hay giảm qua các năm phản ánh được quy mô và xu hướng mở rộng cho vay cá nhân của NHTM. Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng mở rộng CVKHCN là có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay cá nhân.

b) Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVKHCN

trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Mở rộng CVKHCN như đã đề cập ở phía trên, phải đảm bảo sự mở rộng về quy mô, mà phải bao hàm cả sự đảm bảo chất lượng khoản vay nhằm đạt sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Mặc dù cả hai chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn không trực tiếp phản ánh vào việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng là chỉ tiêu rất quan trọng nhằm đánh giá chất lượng mở rộng cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVKHCN Tỷ lệ nợ quá hạn x 100% (1.9) Tổng dư nợ CVKHCN

Một Ngân hàng thường không tránh khỏi việc gặp phải rủi ro nợ quá hạn, có thể do tình hình tài chính không lành mạnh của khách hàng dẫn đến việc trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng hạn, hay do khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố tình không thanh toán khi đến hạn. Do đó, hoạt động CVKHCN của Ngân hàng có thể xem là mở rộng và hiệu quả khi chỉ tiêu này ở giới hạn cho phép và phải thấp hơn kỳ trước.

c) Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích:

Chỉ tiêu này sử dụng nhằm đánh giá chất lượng cho vay về nợ quá hạn lẫn nợ trong hạn nhưng ở đó chứa tiềm ẩn rủi ro. Chỉ tiêu này được xác định:

Số tiền sử dụng sai mục đích Tỷ lệ sử dụng vốn __________________________

. * , = x 100% (1.10)

sai mục đích

Tổng dư nợ CVKHCN

Đây là chỉ tiêu hết sức nhạy cảm bởi nó đánh giá tương đối thực chất về chất lượng khoản nợ đó cho vay. Mục tiêu chính của ngân hàng là an toàn và hiệu quả do đó việc mở rộng cho vay không vì thế mà tiến hành hoạt động bằng mọi giá, không thể chấp nhận khách hàng đã sử dụng vốn vay sai mục đích mà vẫn tiếp tục cho

Tl

khách rút vốn.

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại. Việc mở rộng cho vay theo chiều hướng gia tăng về số lượng mà không chú ý đến chất lượng sẽ dẫn đến chỉ tiêu này gia tăng. Vì vậy, khi đánh giá mức độ mở rộng CVKHCN của một Ngân hàng cũng rất cần thiết phải phân tích xem trong cơ cấu các sản phẩm cho vay đó, có bao nhiêu khoản vay sử dụng sai mục đích và tỷ lệ đó là bao nhiêu, có ở mức chấp nhận được hay không?.

1.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt khách hàng cá nhân vay vốn

a) Mức tăng giảm số lượng khách hàng cho biết tổng số lượng khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng tăng hay giảm qua các năm. Chỉ tiêu này được

Mức tăng, giảm số Số lượng khách

lượng khách hàng hàng năm (t)

Số lượng khách

hàng năm (t-1) (1.11)

Thông qua chỉ tiêu này, Ngân hàng đánh giá được việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng. Số lượng KHCN đến với Ngân hàng càng tăng theo thời gian hay số lượng KHCN năm t lớn hơn năm (t-1) chứng tỏ hoạt động CVKHCN ngày càng hiệu quả, có nhiều người biết đến và sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng hơn.

b) Số lượt khách hàng

Là số lần mỗi khách đến giao dịch với Ngân hàng trong một năm. Khi số lượt khách này tăng lên thì nó thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng và hoạt động CVKHCN được mở rộng.

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w