Các vấn đề về xã hội liên quan đến dân số, dân cƣ nhƣ: độ tuổi, giới tính, lao động, sinh kế… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc nâng cao KNTƢ của thành phố và hộ trung bình - khá giả với BĐKH. Sự phát triển kinh tế - xã hội đã khiến phần lớn hộ trung bình - khá giả không dành nhiều mối quan tâm và sự tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng nhƣ hoạt động bảo vệ môi trƣờng và hỗ trợ xã hội…Hơn nữa với mật độ tập trung dân cƣ cao tại các thành phố cũng góp phần tạo gánh nặng cho chính quyền địa phƣơng trong việc tuyên truyền, thông tin về các chính sách ứng phó BĐKH đến hộ trung bình - khá giả. Vì vậy, để nâng cao KNTƢ của thành phố và hộ trung bình - khá giả với BĐKH cần triển khai các giải pháp xã hội sau:
1) Thứ nhất, đoàn kết cộng đồng và hỗ trợ lẫn nhau. Một cộng đồng đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau sẽ có KNTƢ với BĐKH cao hơn rất nhiều so với một cộng đồng riêng lẻ. Cần thành lập các tổ chức chia sẻ, hỗ trợ về kinh tế, tổ chức các hoạt động từ thiện, “lá lành đùm lá rách” nhằm tăng tính đoàn kết cộng đồng, nâng cao mức sống chung và ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh, xung đột…). Thông tin về BĐKH và kinh nghiệm phòng chống thiên tai thích ứng với BĐKH đƣợc đƣa vào các buổi họp tổ dân phố, khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân trong các tổ chức, các buổi tập huấn, đặc biệt liên quan đến ứng phó với BĐKH. Tăng cƣờng năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH dựa vào cộng đồng có vai trò rất lớn đối với thích ứng BĐKH, thiên tai bởi vì ngƣời dân và cộng đồng là đối tƣợng chịu tác động trực tiếp và cũng là nhân tố chủ đạo, nguồn lực chính cho công tác
phòng chống, ứng phó trực tiếp với các thiên tai BĐKH. Ứng phó với thiên tai và BĐKH dựa vào cộng đồng tại cấp thành phố hoặc cấp cơ sở gồm các nội dung sau. Các hoạt động chuẩn bị ứng phó thiên tai bao gồm: thành lập tổ phản ứng cơ động tại các địa phƣơng, điểm nóng có nguy cơ xảy ra thiên tai; tập huấn, nâng cao kỹ năng cho các thành viên trong tổ; lập kế hoạch ứng phó thiên tai bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, sự phối hợp các bên liên quan; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trên địa bàn phƣờng/xã, thôn xóm/tổ dân phố; chuẩn bị sẵn sàng về các nguồn lực tại chỗ nhằm phản ứng nhanh với các tình huống khẩn cấp do thiên tai; diễn tập các tình huống phản ứng nhanh với thiên tai dựa trên năng lực sẵn có của cộng đồng. Tổ chức hoạt động ứng phó thiên tai (ngăn ngừa, phòng chống, khắc phục hậu quả….) gồm các hoạt động ứng phó của chính quyền và các kinh nghiệm ứng phó hiệu quả với thiên tai của ngƣời dân và cộng đồng. Đánh giá thiệt hại, biện pháp khắc phục và các hoạt động cứu trợ sau thiên tai của chính quyền và sự tham gia của ngƣời dân, cộng đồng là rất quan trọng để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, cực đoan khí hậu.
2) Thứ hai, tăng cƣờng tham gia đóng góp ý kiến đối với các chính sách ứng phó với BĐKH của địa phƣơng. Thông qua hoạt động này nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn, tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng đƣợc đẩy mạnh hơn, các chính sách, chiến lƣợc ứng phó với BĐKH của địa phƣơng ngày càng hiệu quả và hiệu lực.
3) Thứ ba, tiếp cận các nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng khi thiên tai xảy ra là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao KNTƢ với BĐKH. Các nghiên cứu thực địa cho thấy với sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, các nhóm dân cƣ tại các ĐTVB đang thích ứng với các chính sách sinh kế để ứng phó với BĐKH. Hoạt động hỗ trợ không chỉ dừng lại ở việc cấp vốn hay CSHT, phƣơng tiện lao động sản xuất mà đó còn là hoạt động hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất, giám
sát để các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ thực hiện hiệu quả. Việc hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng không chỉ giúp giảm bớt khó khăn của nhiều hộ dân mà còn làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân trong sản xuất và ứng phó với BĐKH. Có thể thấy rằng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện hiệu quả những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - ngƣ nghiệp thông qua việc chuyển dịch ngành kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đƣa khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ có áp dụng kỹ thuật cao. Tuy nhiên, trong tƣơng lai các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng trong việc tăng cƣờng sự thích ứng của sinh kế với BĐKH cũng cần xem xét hơn nữa đến vấn đề công bằng giữa các nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bởi tác động của BĐKH. Do đó cần tiếp tục đảm bảo quyền tiếp cận nhƣ nhau về cơ hội việc làm, cơ hội vay vốn, cơ hội đƣợc học hành, cơ hội tham gia tổ chức chính trị - xã hội... Để thực hiện điều này cần có các biện pháp biện hỗ trợ kỹ thuật và chính sách phù hợp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ tiềm năng đảm bảo không có sự phân biệt về giới hay hoàn cảnh gia đình.